Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý Dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 94)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH

4.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý Dân số

Trong tổng số ý kiến các cán bộ điều tra, có 80% ý kiến cho rằng thiếu thốn trang thiết bị hoạt động phục vụ cho lĩnh vực dân số.

Mặc dù đã nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp về cơ sở vật chất, tài chính, chuyên môn nhưng công tác DS-KHHGĐ của huyện đến nay vẫn còn gặp

không ít khó khăn. Khó khăn hàng đầu mà các cán bộ quản lý, phụ trách dân số đang gặp phải đó là sự tham gia của người dân còn hạn chế, chưa nhiệt tình hợp tác chiếm 76,6% ý kiến đánh giá. Bởi người dân là những đối tượng mà mỗi cán bộ dân số muốn tư vấn, truyền thông và khi họ không muốn hợp tác tham gia thì công việc không thể thành công như kế hoạch được. Tài chính là một yếu tố đầu vào quan trọng đảm bảo cho mọi hoạt động, kế hoạch, chương trình được thực hiện trôi chảy. Và thực tế cho thấy thiếu kinh phí là cản trở thứ hai trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của huyện. 86,6% ý kiến cán bộ được điều tra cho rằng hoạt động dân số ở các tuyến cơ sở vẫn còn gặp tình trạng thiếu nguồn tài chính hỗ trợ, làm cho công tác tuyên truyền gặp nhiều trở ngại (thiếu kinh phí để mở thêm các cuộc thảo luận trực tiếp với người dân). Dân số là một hoạt động mang tính chất xã hội nên rất khó hay chính xác hơn là không tạo ra nguồn thu. Do đó mọi hoạt động của công tác dân số gần như vẫn dựa vào sự đầu tư, hỗ trợ kinh phí của ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)