PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu là thu thập thông tin từ Báo cáo kinh tế của huyện Gia Bình, Chi cục thống kê huyện, Trung tâm dân số - KHHGĐ huyện năm 2014, 2015, 2016. Các thông tin công bố công khai của các cơ quan, tổ chức như: báo, các tạp chí chuyên ngành, đài truyền hình, truyền thanh, websites, ...nhằm đánh giá thực trạng quản lý dân số sinh, phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và các phương pháp đã thực hiện.
3.2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
được thiết kế để phỏng vấn đối tượng phục vụ cho nghiên cứu bằng phương pháp điều tra chọn mẫu.
Sử dụng các phương pháp sau để thu thập số liệu sơ cấp: phương pháp điều tra thống kê, điều tra bằng bảng hỏi.
(1) Phương pháp điều tra thống kê
Là phương pháp sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về dân số. Tổng hợp kết quả dân số của các xã, xử lý phân tích thành một bảng biểu chung về tình hình cả huyện.
(2) Phỏng vấn bằng bảng hỏi
* Nội dung cơ bản của phiếu điều tra người dân: Phần 1: Thông tin cơ bản về người được điều tra Phần 2: Tìm hiểu kết quả thực hiện công tác dân số
Mức độ hiểu biết về các nội dung, chương trình, hoạt động của công tác Dân số.
Sự tham gia vào các hoạt động dân số (tham dự các buổi tuyên truyền, việc thực hiện chủ trương chính sách, tham gia các hoạt động trong chiến dịch hàng năm, việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tham gia vào tuyên truyền, giáo dục, vận động cộng đồng thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ…).
Những tồn tại và hạn chế trong công tác DS-KHHGĐ Phần 3: Ý kiến đóng góp của người được điều tra * Nội dung cơ bản của phiếu điều tra cán bộ: Phần 1: Thông tin cơ bản về người được điều tra
Phần 2: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý dân số sinh:
Việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và quản lý các nội dung, chương trình, nhiệm vụ của ngành
Nâng cao chất lượng dân số gắn với sự gia tăng dân số hợp lý.
Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể trong thực hiện công tác dân số Công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. cho cán bộ làm công tác dân số.
Kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực hiện các hoạt động tại cấp huyện và cơ sở.
Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dân số.
Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác dân số.
Hệ thống tổ chức bộ máy ngành dân số và đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số-KHHGĐ.
Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ.
Phong tục tập quán của địa phương.
Trình độ, nhận thức, tư tưởng của người dân trong việc thực hiện công tác Dân số.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý dân số. 3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Tiến hành tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý DS-KHHGĐ của Chi cục DS-KHHGĐ và Sở Y tế thông qua hội nghị, hội thảo chuyên đề. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện.