4.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Dân số
Có thể thấy rằng, chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình có ảnh hưởng tới công tác dân số cũng như quản lý nhà nước về dân số.
Trước tiên là Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 06/2003/PL- UBTVQH11 ngày 09 tháng 01 năm 2003 về dân số. Sau đó là Pháp lệnh dân số
2008 sửa đổi 08/2008/PL- UBTVQH12. Rồi tới các nghị định, thông tư có liên quan về DS-KHHGĐ. Pháp lệnh về dân số đã khái quát đầy đủ những nội dung cần thực hiện trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình từ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức trong công tác DS-KHHGĐ và các nội dung cần thực hiện như: Điều chỉnh quy mô dân số, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phân bố dân cư hợp lý, quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số, xã hội hóa công tác dân số, huy động nguồn lực cho công tác dân số, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số, giáo dục dân số,… Cho thấy rất nhiều nội dung, điều khoản thực hiện. Nếu chuyên môn không tốt, lực lượng mỏng rất khó quản lý công tác dân số sinh để theo kịp các mục tiêu chiến lược dân số của huyện Gia Bình.
Mặt khác, các chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện và của chính trung tâm DS-KHHGĐ cũng ban hành nhằm cụ thể hóa Pháp lệnh dân số cũng như hướng tới mục tiêu phát triển dân số theo chiến lược. Theo thống kê năm 2014, có 7 văn bản chính sách dân số cấp tỉnh và trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Bình. Năm 2015, 6 văn bản có liên quan, năm 2016 là 4 văn bản. Điều đó cho thấy chính sách dân số trên địa bàn huyện Gia Bình thay đổi cho phù hợp với thực tiễn, liên tục thay đổi nhưng cũng thấy rằng thực hiện công tác dân số và quản lý dân số cũng phải thay đổi, linh hoạt theo. Chính vấn đề này cũng gây nhiều khó khăn trong quản lý dân số sinh.
Hơn nữa, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền còn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của công tác Dân số - KHHGĐ dẫn đến có tư tưởng chủ quan, thoả mãn buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số-KHHGĐ; chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân số.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở một số địa phương chưa sâu sát, thiếu kiên trì trong chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện, thiếu kiên quyết trong xử lý đối với một số trường hợp vi phạm. Đôi khi còn coi công tác dân số - KHHGĐ là việc riêng của ngành dân số, do vậy việc triển khai các hoạt động của chương trình dân số - KHHGĐ ở cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt hơn là số có ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở không những không gương mẫu đi đầu trong công tác này mà còn vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ.
Việc xử lý cán bộ và đảng viên vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ chưa nghiêm túc.
Sự đầu tư kinh phí hạn chế thậm chí không đầu tư. Sự chỉ đạo và phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa thường xuyên liên tục. Đây cũng là điều bất lợi gây khó khăn trong công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình hiện nay.
Theo kết quả điều tra của người dân và cán bộ làm công tác dân số về sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương với công tác dân số phản ảnh như sau:
Bảng 4.10. Sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương
Nội dung Tống Phiếu Mức độ Tốt % Khá % Bình thường % Kém % 1.Người dân 90 44 48,8 35 38,8 11 12,4 0 0 2.CB làm công tác dân số 30 11 36,6 15 50,0 4 13,4 0 0 Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Với kết quả trên, đã thể hiện về sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương đối với công tác Dân số - KHHGĐ như thế nào? Có 12,4% người dân cho rằng sự quan tâm chỉ ở mức độ bình thường, 38,8 % ở mức khá, 48,8% ở mức tốt. Còn đối với cán bộ tham gia công tác Dân số - KHHGĐ thì có tới 13,4% ở mức quan tâm bình thường, 50% mức khá và chỉ có 36,6% ở mức tốt.
4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ tham gia công tác dân số Hệ thống bộ máy tổ chức làm công tác Dân số có nhiều biến động, thay Hệ thống bộ máy tổ chức làm công tác Dân số có nhiều biến động, thay đổi. Cuối năm 2001, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em cấp tỉnh và huyện được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 cơ quan cùng cấp là Uỷ ban Dân số - KHHGĐ và Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. Đến năm 2008, cùng với sự biến động chung của ngành Dân số trên toàn quốc, Uỷ ban DSGĐ&TE từ cấp tỉnh đến cấp huyện đều giải thể, tại tỉnh thành lập Chi cục Dân số - KHHGĐ trực thuộc Sở y tế theo Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh v/v thành lập Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Sở Y tế, tại các huyện/thành phố/thị xã thành lập Trung tâm Dân số - KHHGĐ trực thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ. Bên cạnh đó, căn cứ vào Thông tư 05/2008/TT-BYT, ngày 29/5/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 679/QĐ-UBND về việc quy định bố trí cán bộ Dân số - KHHGĐ cấp xã, thôn, tổ dân phố thuộc định biên của
Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý nhằm từng bước tăng cường chất lượng và ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ cấp xã (Bộ Y tế, 2008)
Sự thay đổi về cơ cấu và tổ chức bộ máy quản lý công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở đã tác động không nhỏ tới công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện; cán bộ làm công tác dân số tại tuyến huyện thay đổi nhiều, kể cả cán bộ lãnh đạo, một số cán bộ hợp đồng, cán bộ chuyên trách và cộng tác viên bị xáo trộn, chế độ không ổn định đã tạo tâm lý không yên tâm cho cán bộ công tác phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của đơn vị.
Thực hiện chức năng nhiệm vụ còn trùng chéo; là đơn vị sự nghiệp song vẫn phải thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước như trực tiếp tham mưu với UBND huyện để chỉ đạo triển khai nhiệm vụ về công tác dân số trên địa bàn huyện, tham mưu khen thưởng, xử lý kỷ luật...
Kiện toàn tổ chức bộ máy cấp huyện, xã còn chậm, do vướng mắc về cơ cấu cán bộ cấp huyện, thẩm quyền quyết định tuyển dụng cán bộ chuyên trách cấp xã.
Bảng 4.11. Bộ máy quản lý, nguồn nhân lực công tác Dân số
Nội dung Ý kiến Phù hợp % Ý kiến Chưa phù hợp % 1. Mô hình tổ chức làm công tác DS 2 6,7 28 93,3 2. Cơ chế quản lý về công tác DS 5 16,6 25 83,3 3. Cơ cấu và nguồn nhân lực 12 40,0 18 60,0 Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Qua điều tra nhóm cán bộ, tác giả tổng hợp và có kết quả như sau: 93,3% ý kiến cho rằng mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số hiện nay là chưa phù hợp cần thay đổi.
* Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của từng cán bộ dân số góp phần làm nên thành công trong sự nghiệp dân số của toàn huyện. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về dân số và là nhân tố quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về công tác Dân số - KHHGĐ. Vì vậy, ngành Dân số luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số.
Không chỉ chắc về chuyên môn, người cán bộ dân số phải có lòng nhiệt huyết yêu nghề thì mới có thể gắn bó lâu dài và hết lòng vì công việc. Những người làm công tác Dân số - KHHGĐ đòi hỏi phải tâm huyết, phải thực sự “say” với công việc thì mới làm tốt được nhiệm vụ”. Ở địa bàn phụ trách, mỗi cán bộ dân số phải rà soát, nắm chắc từng nhân khẩu ở các hộ gia đình. Hiện nay, Gia Bình đang trong quá trình công nghiệp hóa phần lớn các xã đều có số lượng dân cư biến động do di dân cơ học, vì thế công việc của cộng tác viên dân số càng thêm vất vả. Gắn bó với từng địa bàn, cộng tác viên dân số là cầu nối tư vấn, truyền thông trực tiếp đến người dân nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức về Dân số- KHHGĐ. Họ là người theo dõi sát sao các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ để tuyên truyền, vận động giúp họ lựa chọn sinh đẻ hay các biện pháp tránh thai phù hợp.
Bảng 4.12. Sự gắn bó, yêu thích với công việc của đội ngũ cán bộ
Thời gian công tác Sự gắn bó với công việc Thời gian Số ý kiến Tỷ lệ (%) Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%) Dưới 5 năm 4 13,3 Yêu thích 19 63,3 Từ 5 - 10 năm 12 40 Bình thường 11 36,7 Từ 10 năm trở lên 14 46,7 Không thích 0 0
Tổng cộng 30 100 30 100
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2016) Hầu hết cán bộ dân số đều là những người có thâm niên công tác trong lĩnh vực dân số 46,7% cán bộ được điều tra có thời gian công tác từ 10 năm trở lên, có 40% có thời gian công tác từ 5-10 năm. Thời gian công tác càng lâu thì tương ứng với sự tích lũy kinh nghiệm càng nhiều, điều đó sẽ làm cho họ càng thêm yêu nghề và gắn bó với công việc. Qua điều tra cho thấy, công tác quản lý dân số sinh có kết quả tích cực thì ở đó, cán bộ có thâm niên, yêu nghề.
Hiện nay, số người gắn bó lâu dài với công việc này không còn nhiều, đặc biệt là cộng tác viên Dân số bởi công việc vất vả và không hề đơn giản lại phải tiếp xúc với nhiều thành phần dân cư nên không ít người vào làm rồi lại xin nghỉ. Hơn nữa chế độ chi trả cho CTV còn hạn chế đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc CTV không gắn bó lâu dài với công việc. Đối với các cán bộ cấp huyện thì mức độ ổn định công việc cao hơn, nhưng cán bộ chuyên trách cấp xã do chế độ còn bất cập. Khi hỏi về sự gắn bó với công việc 63,3% cán bộ trả lời yêu thích công tác dân số, còn lại 36,7% cho là bình thường. Đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số-KHHGĐ cấp xã còn hạn chế về trình độ và kỹ năng công tác đặc biệt là
công tác tham mưu triển khai thực hiện các hoạt động và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về Dân số-KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn. Đây là điều gây khó khăn cho công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình.
26.67 13.33 60.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 Thấp Hợp lý Cao Tỷ lệ (%)
Hình 4.4. Đồ thị đánh giá mức hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ làm công tác Dân số
Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ dân số trong những năm qua có sửa đổi nhưng mức độ còn thấp so với công sức cống hiến của họ. Thực tế qua khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ về chế độ tiền lương thì có 60,0% đánh giá là thấp, chỉ có 26,67% cho rằng hợp lý. Những bất cập trong cơ chế (mô hình quản lý không phù hợp), chế độ đãi ngộ là rào cản, làm hạn chế khả năng phát huy tính tích cực trong công việc. Công việc của cán bộ chuyên trách dân số là phải thường xuyên đi cơ sở để sâu sát vận động, tư vấn cho từng người dân song với mức phụ cấp như hiện nay thì chỉ đủ tiền đi lại. Đặc biệt, lực lượng cộng tác viên dân số vẫn đang là những “tình nguyện viên” đúng nghĩa, bởi họ vẫn chưa có chế độ lương bổng, hay thù lao thỏa đáng.
4.2.3. Công tác truyên truyền phổ biến chính sách dân số
Từ năm 2014-2016, công tác truyền thông với nhiều hình thức như: Hội nghị truyền thông, triển khai đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước các thôn, tổ dân phố, thông qua cam kết của hội phụ nữ, đăng ký gia đình
văn hoá. Đồng thời, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện phối hợp với đài phát thanh huyện, đài phát thanh xã phát tin bài về công tác DS-KHHGĐ, nội dung tập trung vào các vấn đề nóng của công tác dân số hiện nay: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tình trạng tăng sinh và sinh con lần 3, nâng cao chất lượng dân số, các văn bản quy phạm pháp luật và công tác DS-KHHGĐ…đã được chú trọng. Song, tiềm lực còn hạn chế nên số lượng tờ rơi, lớp tập huấn, buổi tuyên truyền còn hạn chế, một số buổi còn mang tính chất hình thức. Số lượng người tham gia so với dân số trên địa bàn chiếm tỷ lệ còn thấp. Mặt khác, công tác truyền thanh, truyền hình trên địa phương hiện nay nội dung các chương trình chưa hấp dẫn, chưa thu hút được người xem, người nghe, thời gian biểu bố trí tuyên truyền không vào khung thời gian thích hợp. Đối tượng tiếp nhận thông tin còn ít.
Mặt khác, tổ chức phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan, tổ chức tham gia công tác dân số còn lỏng nẻo. Có quá nhiều cơ quan đơn vị, đoàn thể tham gia, trong khi các đơn vị đó chưa đề cao công tác dân số KHHGĐ bởi mang tính chất liên ngành, kiêm nhiệm như Ban tuyên giáo, Đài phát thanh, Huyện Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Ủy ban mặt trận tổ quốc.
4.2.4. Trình độ, nhận thức và tư tưởng của người dân
Trình độ văn hóa và nhận thức của nhân dân có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý dân số sinh. Khi xã hội càng phát triển, đời sống được nâng lên, nhận thức của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Mỗi cá nhân, gia đình dần thấy được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình ít con, nâng cao chất lượng dân số và tự giác chấp hành chính sách dân số.
Khi thu thập thông tin vào phiếu phỏng vấn, 100% đối tượng trả lời tất cả các câu hỏi, tổng hợp phân tích là 90 đối tượng nghiên cứu, các đối tượng đều ở trong độ tuổi từ 20 - 49 tuổi, trong đó:
Bảng 4.13. Phân bố số đối tượng điều tra theo nhóm tuổi
TT Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 < 20 2 2,2
2 20 - 29 32 35,5
3 30 - 39 46 51,2
4 40 - 49 10 11,1
Tổng cộng 90 100
Qua bảng 4.13 cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 30 đến 39 tuổi chiếm 51,2%; độ tuổi từ 20 đến 29 chiếm 37,7%, từ 40 đến 49 là 11,1%.
Bảng 4.14. Phân bố số đối tượng điều tra theo giới tính, dân tộc và tôn giáo
TT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Giới tính - Nam 37 41,1 - Nữ 53 58,9 2 Dân tộc - Dân tộc kinh 90 100,00 - Khác 0 0,00 3 Tôn giáo
- Không theo tôn giáo 90 100,00
- Phật giáo 0 0,00
- Thiên chúa giáo 0 0,00
- Đạo tin lành 0 0,00
- Khác 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Quan bảng 4.14 cho thấy:
Về giới tính số phiếu tham gia nghiên cứu nữ giới chiếm 58,9%, nam giới