gặp nhiều khó khăn. Đây là điều gây khó khăn cho công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình.
26.67 13.33 60.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 Thấp Hợp lý Cao Tỷ lệ (%)
Hình 4.4. Đồ thị đánh giá mức hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ làm công tác Dân số Dân số
Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ dân số trong những năm qua có sửa đổi nhưng mức độ còn thấp so với công sức cống hiến của họ. Thực tế qua khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ về chế độ tiền lương thì có 60,0% đánh giá là thấp, chỉ có 26,67% cho rằng hợp lý. Những bất cập trong cơ chế (mô hình quản lý không phù hợp), chế độ đãi ngộ là rào cản, làm hạn chế khả năng phát huy tính tích cực trong công việc. Công việc của cán bộ chuyên trách dân số là phải thường xuyên đi cơ sở để sâu sát vận động, tư vấn cho từng người dân song với mức phụ cấp như hiện nay thì chỉ đủ tiền đi lại. Đặc biệt, lực lượng cộng tác viên dân số vẫn đang là những “tình nguyện viên” đúng nghĩa, bởi họ vẫn chưa có chế độ lương bổng, hay thù lao thỏa đáng.
4.2.3. Công tác truyên truyền phổ biến chính sách dân số
Từ năm 2014-2016, công tác truyền thông với nhiều hình thức như: Hội nghị truyền thông, triển khai đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước các thôn, tổ dân phố, thông qua cam kết của hội phụ nữ, đăng ký gia đình
văn hoá. Đồng thời, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện phối hợp với đài phát thanh huyện, đài phát thanh xã phát tin bài về công tác DS-KHHGĐ, nội dung tập trung vào các vấn đề nóng của công tác dân số hiện nay: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tình trạng tăng sinh và sinh con lần 3, nâng cao chất lượng dân số, các văn bản quy phạm pháp luật và công tác DS-KHHGĐ…đã được chú trọng. Song, tiềm lực còn hạn chế nên số lượng tờ rơi, lớp tập huấn, buổi tuyên truyền còn hạn chế, một số buổi còn mang tính chất hình thức. Số lượng người tham gia so với dân số trên địa bàn chiếm tỷ lệ còn thấp. Mặt khác, công tác truyền thanh, truyền hình trên địa phương hiện nay nội dung các chương trình chưa hấp dẫn, chưa thu hút được người xem, người nghe, thời gian biểu bố trí tuyên truyền không vào khung thời gian thích hợp. Đối tượng tiếp nhận thông tin còn ít.
Mặt khác, tổ chức phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan, tổ chức tham gia công tác dân số còn lỏng nẻo. Có quá nhiều cơ quan đơn vị, đoàn thể tham gia, trong khi các đơn vị đó chưa đề cao công tác dân số KHHGĐ bởi mang tính chất liên ngành, kiêm nhiệm như Ban tuyên giáo, Đài phát thanh, Huyện Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Ủy ban mặt trận tổ quốc.
4.2.4. Trình độ, nhận thức và tư tưởng của người dân
Trình độ văn hóa và nhận thức của nhân dân có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý dân số sinh. Khi xã hội càng phát triển, đời sống được nâng lên, nhận thức của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Mỗi cá nhân, gia đình dần thấy được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình ít con, nâng cao chất lượng dân số và tự giác chấp hành chính sách dân số.
Khi thu thập thông tin vào phiếu phỏng vấn, 100% đối tượng trả lời tất cả các câu hỏi, tổng hợp phân tích là 90 đối tượng nghiên cứu, các đối tượng đều ở trong độ tuổi từ 20 - 49 tuổi, trong đó:
Bảng 4.13. Phân bố số đối tượng điều tra theo nhóm tuổi
TT Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 < 20 2 2,2
2 20 - 29 32 35,5
3 30 - 39 46 51,2
4 40 - 49 10 11,1
Tổng cộng 90 100
Qua bảng 4.13 cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 30 đến 39 tuổi chiếm 51,2%; độ tuổi từ 20 đến 29 chiếm 37,7%, từ 40 đến 49 là 11,1%.
Bảng 4.14. Phân bố số đối tượng điều tra theo giới tính, dân tộc và tôn giáo
TT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Giới tính - Nam 37 41,1 - Nữ 53 58,9 2 Dân tộc - Dân tộc kinh 90 100,00 - Khác 0 0,00 3 Tôn giáo
- Không theo tôn giáo 90 100,00
- Phật giáo 0 0,00
- Thiên chúa giáo 0 0,00
- Đạo tin lành 0 0,00
- Khác 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Quan bảng 4.14 cho thấy:
Về giới tính số phiếu tham gia nghiên cứu nữ giới chiếm 58,9%, nam giới là 41,1%.
Về tôn giáo: Có đến 90/90 phiếu được phỏng vấn không theo tôn giáo nào chiếm 100%.
Bảng 4.15. Nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn
TT Ngành, nghề Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Nông nghiệp 17 18,89
2 Kinh doanh 9 10,00
3 Công chức, viên chức 14 15,56 4 Tiểu thủ công nghiệp 16 17,78 5 Nội trợ, lao động tự do 12 13,33
6 Công nhân 22 24,43
Tổng cộng 90 100,00
Bảng 4.15 cho thấy số đối tượng được nghiên cứu là công nhân chiếm 24,43% cao nhất; nông nghiệp chiếm 18,89%; cán bộ, công chức chiếm 15,56%; tiểu thủ công nghiệp 17,78%; nội trợ, lao động tự do chiếm 13,33%, thấp nhất là kinh doanh, buôn bán chiếm 10,00%.
Bảng 4.16. Phân bố độ tuổi kết hôn của vợ/chồng
Độ tuổi
Vợ Chồng
Số lượng
(người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Từ 20 tuổi trở xuống 32 35,6 7 7,8 Từ 21-25 tuổi 45 50,0 54 60,0 Từ 26-30 tuổi 11 12,2 16 17,8 Từ 31-35 tuổi 2 2,2 12 13,3 Trên 35 tuổi 0 0,0 1 1,1 Tổng cộng 90 100,0 90 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Độ tuổi kết hôn của đối tượng điều tra chiếm nhiều nhất ở người vợ và người chồng là từ 21-25 tuổi. Qua điều tra cho thấy độ tuổi kết hôn của người vợ có xu hướng sớm hơn người chồng ở độ tuổi dưới 20 chiếm 35,6% trong khi đó ở người chồng chỉ chiếm 7,8%.
Bảng 4.17. Phân bố tuổi của các cặp vợ chồng khi có con đầu lòng
Độ tuổi Số lượng Vợ % Số lượng Chồng %
≤ 20 18 20,0 2 2,2
21 – 25 58 64,5 62 68,9
26 – 30 12 13,3 21 23,3
≥ 31 tuổi 2 2,2 5 5,6
Tổng cộng 90 100 90 100,0 Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Nhóm tuổi sinh con đầu lòng của đối tượng điều tra là tương đối phù hợp: tỷ lệ cao nhất là 21-25 tuổi người vợ 74,4%, người chồng 68,9%. Độ tuổi 26 - 30 tuổi rất thấp ở người vợ 13,3%, người chồng 23,3%. Trên 31 tuổi, đối với phụ nữ chiếm 2,2%, ở nam giới gặp khoảng 5,6% các trường hợp. Có thể nói, độ tuổi thích hợp để sinh con là một vấn đề vô cùng quan trọng mà các chị em phụ nữ luôn chú ý xem xét nhất. Theo các bác sĩ sản khoa, nếu sinh con quá sớm (trước 20 tuổi) hoặc sinh con quá muộn (sau 35 tuổi) đều gây nhiều ảnh hưởng cho cả
mẹ và thai nhi. Trên địa bàn huyện Gia Bình, qua điều tra cho thấy đa số phụ nữ sinh con ở độ tuổi từ 21-25, độ tuổi này sức khỏe sinh sản là tốt nhất vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng được đảm bảo nhất, người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm - sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ. Lúc này, các điều kiện về nghề nghiệp, kinh tế gia đình sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai cũng như chăm sóc em bé khi ra đời để trẻ được phát triển toàn diện. Điều này cho thấy nhận thức của người dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ đã được nâng lên.
Bảng 4.18. Phân bố số con hiện có của đối tượng nghiên cứu
Số con Số lượng Tỷ lệ (%) 1 con 29 32,2 2 con 46 51,1 3 con 12 13,3 4 con 3 3,4 Tổng số 90 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung trong độ tuổi sinh đẻ tỷ lệ sinh 2 con chiếm cao nhất 51,1%. Tuy nhiên số đối tượng sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 16,7%. Qua nghiên cứu số sinh con thứ 3 trở lên đa số ở độ tuổi từ 30-39 và trong số đó cũng có đối tượng là cán bộ công nhân viên chức, Đảng viên. Lẽ ra họ phải là những người thực hiện tốt nhất, gương mẫu nhất trong cộng đồng. Nhưng những người này chỉ vì mong muốn cá nhân mà sẵn sàng vi phạm pháp lệnh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; và khi những người thực hiện chưa tốt này lại đi tuyên truyền, vận động gia đình, người thân và cộng đồng thực hiện các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về sinh đẻ có kế hoạch sẽ làm thế nào và họ sẽ là những hình mẫu mà cộng đồng sẽ nói và làm theo. Do vậy để làm tốt công tác quản lý dân số sinh cần làm tốt, triệt để hơn với đội ngũ là cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách dân số.
Bảng 4.19. Phân bố khoảng cách sinh con
Khoảng cách N Tỷ lệ %
Dưới 3 năm 20 32,8
Từ 3 – 5 năm 31 50,8
>5 năm 10 16,4
Tổng 61 100,0
Nghiên cứu cho thấy có 61 khoảng cách sinh giữa các con của 90 cặp vợ chồng, tỷ lệ khoảng cách sinh dưới 3 năm chiếm 32,8%, tỷ lệ khoảng cách sinh từ 3-5 năm chiếm 50,8% và tỷ lệ khoảng cách sinh trên 5 năm chiếm 16,4%.
Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh gia đình, các cặp vợ chồng có quyền quyết định khoảng cách giữa các lần sinh, nhưng tốt nhất vẫn là cách nhau 3-5 năm. Về mặt sức khỏe, theo bác sĩ Phạm Việt Thanh - Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết: nếu người mẹ sinh con gần nhau quá (dưới 3 năm), có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong cho cả mẹ và con, … Vì vậy, với kết quả nghiên cứu này, một lần nữa khẳng định việc tư vấn để người dân hiểu và thực hiện việc sinh con như thế nào sẽ tốt cho cả mẹ và con là điều cần thiết.
Qua đánh giá của người dân về sự cần thiết của công tác Dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tác giả tổng hợp và được kết quả như sau:
Như vậy người dân đã hiểu rất rõ về sự cần thiết của công tác Dân số - KHHGĐ đối với sự phát triển kinh tế xã hội, có 57,7% nhận thấy là rất cần thiết, 31,1% cần và không cần thiết là 11,2%
Bảng 4.20. Sự cần thiết của công tác Dân số
Nội dung Ý kiến %
Rất cần 52 57,7
Cần 28 31,1
Không cần thiết 10 11,2
Tổng 90 100
Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Bên cạnh đó, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Gia Bình còn chỉ đạo đội ngũ công tác viên dân số tăng cường phối hợp, đẩy mạnh truyền thông vận động, kiên trì “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để thuyết phục, nâng cao nhận thức, hiểu biết về các chính sách Dân số - KHHGĐ cho mọi tầng lớp nhân dân.
Xác định được cốt lõi của các vấn đề trong công tác dân số: Tình trạng gia tăng dân số, nhất là tình trạng sinh con lần 3 trở lên, lựa chọn giới tính thai nhi, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình… chính là do nhận thức của người dân. Dân có hiểu, có biết thì công tác tuyên truyền, vận động mới mang lại hiệu quả.
nữ” có tỷ lệ cao nhất tới 62,5%, tiếp theo là kiến thức về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình với 48,9%, “Kỹ năng sống, phòng chống HIV/AIDS” cũng là 47,5%. Điều đáng chú ý là 2 nội dung trong hoạt động Dân số-KHHGĐ vẫn còn có người “không biết” đó là Thực trạng và hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh (12,5%); Kiến thức sàng lọc trước sinh và sơ sinh (3,8%). Điều này được giải thích là do đây là những kiến thức còn mới, những vấn đề mới phát sinh trong những năm gần đây ở Việt Nam nên vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân chưa được tìm hiểu kỹ. Vì vậy, công tác Dân số-KHHGĐ các cấp cần chú trọng và tăng cường bồi dưỡng, cung cấp thêm những kiến thức mà người dân còn thiếu để cả xã hội hiểu và thực hiện tốt hơn nữa chính sách Dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện Gia Bình.
Phong tục tập quán
Phong tục tập quán là một bộ phận quan trọng trong vốn văn hóa truyền thống, nó không chỉ là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội mà còn ẩn chứa những quan niệm sâu xa về triết học, nhân sinh, cội nguồn. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Gia Bình tỷ lệ dân số làm nông nghiệp cao, trình độ dân trí chưa cao, phong tục tập quán còn lạc hậuquan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu trong nếp nghĩ của nhiều người dân, tâm lý thích con trai trở lên mãnh liệt ở nhiều cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Ưa thích con trai chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam nói chung và huyện Gia Bình nói riêng. Số người cao tuổi không có lương hưu, hay trợ cấp xã hội, phụ thuộc vào sự phụng dưỡng của con cái chiếm tỷ lệ khá cao, mà theo quan niệm truyền thống, trách nhiệm đó phải thuộc về con trai. Các yếu tố đó khiến mọi người phải cố gắng có con trai để tiếp nối dòng tộc, để chăm sóc khi về già. Ngoài ra, áp lực từ cộng đồng cũng khiến người đàn ông phải cố gắng sinh con trai để khẳng định bản thân. Điều này ảnh hưởng nhiều tới công tác dân số và quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện.
4.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý Dân số
Trong tổng số ý kiến các cán bộ điều tra, có 80% ý kiến cho rằng thiếu thốn trang thiết bị hoạt động phục vụ cho lĩnh vực dân số.
Mặc dù đã nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp về cơ sở vật chất, tài chính, chuyên môn nhưng công tác DS-KHHGĐ của huyện đến nay vẫn còn gặp
không ít khó khăn. Khó khăn hàng đầu mà các cán bộ quản lý, phụ trách dân số đang gặp phải đó là sự tham gia của người dân còn hạn chế, chưa nhiệt tình hợp tác chiếm 76,6% ý kiến đánh giá. Bởi người dân là những đối tượng mà mỗi cán bộ dân số muốn tư vấn, truyền thông và khi họ không muốn hợp tác tham gia thì công việc không thể thành công như kế hoạch được. Tài chính là một yếu tố đầu vào quan trọng đảm bảo cho mọi hoạt động, kế hoạch, chương trình được thực hiện trôi chảy. Và thực tế cho thấy thiếu kinh phí là cản trở thứ hai trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của huyện. 86,6% ý kiến cán bộ được điều tra cho rằng hoạt động dân số ở các tuyến cơ sở vẫn còn gặp tình trạng thiếu nguồn tài chính hỗ trợ, làm cho công tác tuyên truyền gặp nhiều trở ngại (thiếu kinh phí để mở thêm các cuộc thảo luận trực tiếp với người dân). Dân số là một hoạt động mang tính chất xã hội nên rất khó hay chính xác hơn là không tạo ra nguồn thu. Do đó mọi hoạt động của công tác dân số gần như vẫn dựa vào sự đầu tư, hỗ trợ kinh phí của ngân sách Nhà nước.
4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN