Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 38)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.2. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số-

xây dựng chính sách; Cải thiện phúc lợi KHHGĐ, làm sôi động các chương trình và tăng kinh phí cho KHHGĐ.

Từ tháng 12/2009, chức năng của BKKBN được tăng thêm, mở rộng ra các vấn đề dân số (Gọi là Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ, không còn là Ủy ban Điều phối Quốc gia KHHGĐ như trước nữa). Trong chương trình KHHGĐ đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2014: Tỷ lệ tăng dân số đạt 1,1% (nay là 1,49%); TFR đạt 2,1 con (năm 2011 khoảng 2,34 con); Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 65%; Nhu cầu chưa được đáp ứng giảm xuống còn 5% (từ 9,1%); tuổi kết hôn lần đầu tăng lên 21 tuổi (từ 19,8 tuổi)...

Chính sách cơ bản trong KHHGĐ của Indonesia không chỉ là giảm sinh mà định hướng phải tăng cường tối đa sự tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS. Để thực hiện mục tiêu chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá rẻ, sản phẩm bao cao su được phát miễn phí.

Bài học kinh nghiệm thiết thực

Với việc kịp thời sửa đổi những bất cập trong thời gian qua, hy vọng trong thời gian tới, Chương trình DS-KHHGĐ của Indonesia sớm đạt được mục tiêu đề ra, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong bối cảnh khủng khoảng tài chính thế giới vẫn đang diễn ra.

Có thể nói, những bài học kinh nghiệm đã phải trả giá nói trên của Indonesia chính là sự cảnh tỉnh cho những Chương trình DS-KHHGĐ bị buông lỏng sự cam kết, sự lãnh đạo chỉ đạo, sự biến động về tổ chức, đội ngũ cán bộ bị thay đổi, cơ chế quản lý. Chương trình theo hướng phi tập trung và giảm sút nguồn lực đầu tư trong khi nội dung Chương trình lại được mở rộng toàn diện hơn, bao gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng, phân bổ quản lý dân cư và nâng cao chất lượng dân số (Trần Văn Chiến, 2015)

2.2.2. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số - KHHGĐ KHHGĐ

Đảng và Nhà nước đã chính thức triển khai chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) từ năm 1961. Trong 30 năm đổi mới vừa qua (1986), chính sách dân số đã được lồng ghép vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và quan điểm phát triển, chủ

trương, chính sách dân số của Việt Nam chuyển từ tập trung vào giảm sinh sang chính sách dân số toàn diện, khuyến khích sự tự nguyện của người dân trong thực hiện chính sách.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về DS-KHHGĐ Giai đoạn 1986-1990

Bước vào thời kỳ đổi mới, tại Đại hội lần thứ VI (1986), Đảng đã nhận định “Tình hình kinh tế-xã hội của đất nước đòi hỏi giảm tỷ lệ phát triển dân số” và “Nhiệm vụ đặt ra là giảm cho được tỷ lệ tăng dân số từ 2,2% hiện nay xuống 1,7% vào năm 1990”. Chính sách dân số thời kỳ này tập trung vào giảm tốc độ gia tăng dân số nhanh. Đối tượng vận động là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và nam giới có vợ trong độ tuổi sinh đẻ. Giải pháp thực hiện là cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) miễn phí, chủ yếu là vòng tránh thai; tăng cường công tác tuyên truyền vận động, tập trung vào những người trong độ tuổi sinh đẻ; có chế độ khen thưởng đối tượng thực hiện KHHGĐ và phạt đối với những người vi phạm chính sách.

Nhà nước đã thể chế bằng Quyết định số 162/HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách DS-KHHGĐ quy định mỗi cặp vợ chồng có 2 con, tuổi sinh con lần đầu, khoảng cách giữa các lần sinh; thành lập Ủy ban Quốc gia Dân số-Kế hoạch hóa gia đình do một Phó Thủ tướng đứng đầu; kiện toàn bộ máy làm công tác sinh đẻ có kế hoạch do Bộ Y tế là thường trực; kinh phí thực hiện Chương trình DS-KHHGĐ nằm trong kinh phí chi thường xuyên của Bộ Y tế và các địa phương.

Tuy nhiên, năm 1990 tỷ lệ tăng dân số 2,2% không đạt được theo mục tiêu Đại hội đã đề ra. Tại Đại hội lần thứ VII (1991) Đảng đã nhận định “Nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội của nước ta có nguyên nhân ở tốc độ phát triển dân số quá cao” và chỉ rõ nguyên nhân không đạt mục tiêu là do “Công tác tuyên truyền vận động nhân dân chưa tiến hành tốt, đầu tư phương tiện cho công tác này quá ít và còn thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ và có hiệu lực” (BCH TƯ Đảng, 1993).

Giai đoạn 1991-2000

Tại Đại hội lần thứ VII (1991), Đảng đã khẳng định “Giảm tốc độ tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành cuộc vận động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong toàn dân. Tăng kinh phí, phương tiện, cán bộ, đồng thời thực hiện đồng bộ

các biện pháp giáo dục, hành chính để đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. Củng cố các tổ chức chuyên trách công tác DS-KHHGĐ”.

Quan điểm của Đảng là “Phải thật sự coi việc giảm tốc độ tăng dân số là một quốc sách” và “Bảo đảm đủ kinh phí cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình. Phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh để quản lý theo chương trình mục tiêu”. Việc thực hiện những quan điểm này có ý nghĩa quyết định và đảm bảo sự thành công của Chương trình DS-KHHGĐ.

Năm 1993, đứng trước “sự gia tăng dân số quá nhanh, một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, gây khó khăn rất lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nòi”, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương (khoá VII) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về chính sách DS-KHHGĐ. Nghị quyết đã đề ra 5 quan điểm cơ bản về chính sách DS-KHHGĐ với mục tiêu tổng quát là “Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc” và mục tiêu cụ thể là “Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (một cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. Tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này”.

Thể chế hoá về mặt Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000”. Một số chính sách, chế độ đã được xây dựng, ban hành và thực hiện, bước đầu tạo môi trường thuận lợi và động lực thúc đẩy phong trào thực hiện KHHGĐ trong nhân dân ở cả cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng. Năm 1992, thành lập Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có Bộ trưởng phụ trách; kiện toàn hệ thống Ủy ban DS-KHHGĐ các cấp, có cán bộ chuyên trách xã; hình thành và phát triển mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thôn, bản. Năm 1993, Chương trình quốc gia DS-KHHGĐ có ngân sách riêng, mục chi cho công tác DS-KHHGĐ nằm trong danh mục ngân sách Nhà nước.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã khẳng định “Thực hiện đồng bộ chiến lược dân số trên cả ba mặt: quy mô dân số, cơ cấu dân số và sự phân bố dân số; giảm tỷ lệ phát triển dân số mỗi năm khoảng 0,4-0,6 phần nghìn” thông qua việc “Kiện toàn hệ thống tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ. Phát triển mạng lưới dịch vụ KHHGĐ đến tận cơ sở, nhất là nông thôn, miền núi”. Chính sách dân số lần đầu tiên đã mở rộng nội dung đến vấn đề cơ cấu dân số và phân bố dân số.

Kinh phí đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ được chính quyền các cấp quan tâm, các tổ chức quốc tế, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ ủng hộ. Đầu tư cho công tác DS- KHHGĐ đã được tăng cường, năm sau cao hơn năm trước. Chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 1991 đến 1995), ngân sách Trung ương chi cho công tác DS-KHHGĐ tăng gấp 16 lần so với mức đầu tư năm 1991. Đến 2000, ngân sách Trung ương chi gấp 1,6 lần kinh phí năm 1995 (Tổng cục DS-KHHGĐ, 2011b).

Giai đoạn 2000-2010

Bước vào thập niên đầu của thế kỷ 21, khi mức sinh đã tiệm cận mức sinh thay thế (trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), chính sách dân số được mở rộng theo hướng toàn diện hơn, tiếp cận theo xu thế chung của quốc tế về các Mục tiêu thiên niên kỷ, từ “giảm tốc độ” gia tăng dân số sang “chủ động kiểm soát” quy mô dân số; từ “kế hoạch hóa gia đình” sang “chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số” (Bộ Chính trị, 2005).

Tại Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng xác định: “Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực”.

Tại Đại hội lần thứ X (2006), khi mức sinh có biến động, tổ chức bộ máy thay đổi, Đảng tiếp tục xác định “Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Giảm tốc độ tăng dân số. Tiếp tục duy trì kế hoạch giảm sinh và giữ mức sinh thay thế, bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số”.

Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Dân số Việt Nam 2001- 2010 xác định quan điểm mở rộng toàn diện mục tiêu của chính sách dân số. Pháp lệnh Dân số (2003 và 2008) và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy chính sách dân số của Việt Nam đã thật sự chấm dứt thời kỳ áp dụng sự gò ép và chuyển sang khuyến khích sự tự nguyện của người dân trong thực hiện KHHGĐ.

Các chính sách về DS-KHHGĐ đã được ban hành khá đầy đủ từ trung ương đến các địa phương, tạo môi trường pháp lý cũng như những động lực và điều kiện để thu hút được sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội.

Giai đoạn 2011 đến nay

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, mức sinh thay thế tiếp tục được duy trì và giữ vững. Chính sách dân số tiếp tục hoàn thiện. Mục tiêu ưu tiên của Chính sách dân số chuyển từ “kiểm soát quy mô dân số” sang “nâng cao chất lượng dân số”. Nội dung chính sách về quy mô dân số chuyển từ “chủ động kiểm soát” sang “chủ động điều chỉnh”; Tốc độ tăng dân số từ “cản trở” đã trở thành “động lực” cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách dân số bao gồm cả “cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh”.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng xác định chính sách dân số là “Bảo đảm quy mô hợp lý, cân bằng giới tính và chất lượng dân số”.

Tại Đại hội lần thứ XI (2011), Đảng đề ra “Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm cân bằng giới tính hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.”

Chiến lược DS-SKSS Việt Nam (QĐ 2013/QĐ-TTg) 2010-2020 xác định quan điểm thực hiện công tác DS-KHHGĐ là “Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh” (Chính phủ, 2013) 2.2.3. Bài học kinh nghiệm

Trung Quốc và Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế và đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số. Chính phủ hai nước đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Vì vậy, đối với Việt Nam, đây cũng là thời điểm cần thiết để chúng ta phân vùng, đối với những địa phương đã đạt và thấp hơn mức sinh thay thế, cần chuyển hướng sang mục duy trì mức sinh thấp, hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam đã ở mức báo động và những nét văn hóa truyền thống của Việt Nam cũng tương đồng với Trung Quốc nên đây là thời điểm cần hoàn thiện chính sách pháp luật về vấn đề này và triển

khai một cách quyết liệt những giải pháp nhằm làm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Một số bài học kinh nghiệm khác là: Từng bước đổi mới cách tiếp cận về chăm sóc SKSS theo hướng toàn diện, mở rộng hơn, cụ thể: thay vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em thành sức khỏe gia đình; chăm lo sức khỏe phụ nữ thay vì chỉ chăm sóc sức khỏe bà mẹ; chuyển từ kiểm soát dân số sang chất lượng dân số, cung cấp dịch vụ tránh thai không phải nhằm mục đích giảm dân số mà chủ yếu để giãn khoảng cách sinh đẻ giúp người phụ nữ có thời gian chăm lo và cải thiện sức khỏe; chuyển từ cách tiếp cận giải quyết bệnh tật sang cách tiếp cận tăng cường sức khỏe gia đình. Kinh nghiệm tiếp theo là khi xây dựng mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, Indonesia đã chú trọng về chăm sóc y tế, giáo dục (đặc biệt tăng cường giáo dục gia đình và chất lượng các cấp học để nâng cao chất lượng con người), lồng ghép phát triển gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, có chính sách nhà ở khuyến khích kết hôn. Có tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng về dân số liên quan đến chất lượng dân số, cuộc sống gia đình, cộng đồng xã hội và sự phồn vinh của dân sách, hướng dẫn, điều phối và nâng cao năng lực - chứ không trực tiếp tham gia vào việc triển khai, thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ.

Trên đây là những bài học kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam trong quá trình soạn thảo chính sách, pháp luật và chiến lược duy trì vững chắc mức sinh thấp và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam trong giai đoạn tới.

2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Trong quá trình thu thập tài liệu tôi được biết đã có công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết liên quan đến công tác DS-KHHGĐ, như bài viết của các tác giả:

Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế "Giải pháp nâng cao

chất lượng công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” của

Nguyễn Thị Thu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2015.

Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế “ Quản lý nhà nước về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” của Phạm Thị Ngọc Anh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2015.

Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế “ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Thị Thúy, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2015.

Mỗi đề tài luận văn đều đề cập đến một số mặt liên quan đến số lượng, chất lượng dân số và hoạt động của đội ngũ cán bộ, CTV làm công tác dân số mà chưa có đề tài nào giải quyết toàn diện các nội dung của công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình. Vì vậy đề tài nghiên cứu này vừa có tính kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có vừa phát triển những vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn về quản lý dân số sinh tại một huyện, làm căn cứ khoa học cho hoạt động các chính sách và chiến lược phát triển dân số ở huyện Gia Bình, phù hợp với thực tế của địa phương và những thay đổi trong sự phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)