Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 53)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Sau khi thu thập đầy đủ các phiếu điều tra phỏng vấn tại thực địa. Tôi sử dụng phần mềm Excel để nhập số liệu và xử lý dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị nhằm phản ánh tình hình quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình. 3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này dùng để thể hiện số liệu qua hệ thống bảng biểu và phân tích số liệu. Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng công tác quản lý dân số sinh của huyện Gia Bình qua 3 năm 2014- 2016.

* Phương pháp phân tổ thống kê

ánh bản chất của đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài tôi tiến hành phân tổ theo các khu vực (xã thuần nông, xã làng nghề…) trong huyện để phân tích và rút ra kết luận về chất lượng quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình.

* Phương pháp so sánh

So sánh các chỉ tiêu về đo lường số lượng và chất lượng quản lý dân số giữa các năm để đưa ra các nhận xét, đánh giá về hiệu quả hoạt động này trên địa bàn huyện và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động Dân số-KHHGĐ, cụ thể: + Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên;

+ Tỷ suất sinh; + Tỷ suất chết;

+ Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên;

+ Tỷ số giới tính khi sinh (bé trai/100 bé gái);

+ Tỷ lệ bà mẹ được sàng lọc trước sinh và tỷ lệ trẻ em được sàng lọc sơ sinh (Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh );

+ Tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; + Số con bình quân/1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. * Chỉ tiêu về tổ chức quản lý dân số

+ Trình độ học vấn của cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ;

+ Tỷ lệ cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ được đào tạo chuyên ngành dân số, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm;

+ Độ tuổi của cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ;

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác truyền thông về DS – KHHGĐ; + Số buổi (lớp) tuyên truyền, tập huấn;

+ Tỷ lệ số người tham gia các buổi truyền thông về DS – KHHGĐ; + Số lượng các loại hình truyền thông.

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội của công tác DS - KHHGĐ + Tỷ lệ hộ gia đình thoát nghèo;

+ Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; + Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi;

+ Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi; + Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi ra lớp; + Số người được giải quyết việc làm; + Số hộ dân được sử dụng nước sạch; + Độ tuổi kết hôn bình quân;

+ Số tuổi sinh con đầu lòng bình quân; + Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học; + Tỷ lệ lao động thất nghiệp;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DÂN SỐ SINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH BÀN HUYỆN GIA BÌNH

4.1.1. Thực trạng bộ máy quản lí dân số sinh của huyện Gia Bình 4.1.1.1. Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện 4.1.1.1. Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện

Theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác Dân số- KHHGĐ ở địa phương, Trung tâm Dân số-KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Dân số-KHHGĐ đặt tại huyện. Trung tâm Dân số-KHHGĐ chịu sự quản lý toàn diện Chi cục Dân số-KHHG tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, về dịch vụ KHHGĐ, truyền thông giáo dục của các Trung tâm liên quan ở cấp tỉnh và chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của UBND cấp huyện (Bộ Y tế, 2008).

Tuy nhiên trong thực tế thực hiện theo đúng Thông tư 05/2008/TT-BYT còn nhiều bất cập chính vì vậy để khắc phục những bất cập của hệ thống tổ chức bộ máy ngành DS-KHHGĐ, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đã tham mưu để UBND huyện thành lập BCĐ công tác DS-KHHGĐ huyện, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ là Phó ban thường trực, các phòng, ban, ngành, đoàn thể có liên quan làm thành viên BCĐ. BCĐ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện theo sự chỉ đạo của Sở Y tế và Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh. Mỗi thành viên BCĐ được Trưởng BCĐ phân công nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình và trực tiếp phụ trách, theo dõi một đơn vị xã, thị trấn hoặc khối cơ quan.

Đồng thời UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập Ban DS- KHHGĐ xã, thị trấn do đồng chí Chủ tịch UBND xã, thị trấn là Trưởng ban, Trưởng trạm Y tế là phó ban, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ là Phó ban thường trực, các ngành, đoàn thể có liên quan và Trưởng các thôn là thành viên. Các thành viên Ban DS-KHHGĐ xã phối hợp, chỉ đạo cơ sở thực hiện công tác DS-KHHGĐ theo sự phân công của đồng chí Trưởng ban. Qua đó làm tăng thêm mối quan hệ phối hợp, sự gắn kết các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn với công tác DS-KHHGĐ.

Hiện nay số cán bộ cấp huyện có 7 đồng chí là viên chức Dân số, trong đó 01 đồng chí làm Giám đốc, 01 đồng chí làm Phó giám đốc và 05 đồng chí viên

chức làm chức danh chuyên môn. Toàn bộ viên chức của Trung tâm được xếp vào ngạch dân số viên có mã số V.08.10.28, được hưởng 30% phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở Y tế công lập là 6/7 đ/c, riêng viên chức làm Kế toán chưa được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề(Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, 2016).

4.1.1.2. Đội ngũ cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ ở cấp xã

Cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ cấp xã: Là viên chức của Trạm Y tế xã, có trách nhiệm giúp việc cho Trưởng Trạm y tế xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số-KHHGĐ trên địa bàn xã. Cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ cấp xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trạm trưởng Trạm Y tế và chịu sự quản lý hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện (Bộ Y tế, 2008).

Cấp xã có 14 đồng chí, mỗi xã được bố trí 01 biên chế là viên chức của Trung tâm làm việc tại Trạm Y tế xã, số cán bộ này đều được xếp vào ngạch dân số viên có mã số V.08.10.28 và được hưởng 30% phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở Y tế công lập (Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, 2016). Để khắc phục bất cập về hệ thống tổ chức theo Thông tư số 05/2008/TT- BYT, ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế (Cán bộ chuyên trách xã là viên chức Trạm Y tế xã, do Trạm Y tế xã quản lý, Trung tâm Y tế chi trả chế độ, Trung tâm Dân số - KHHGĐ đề xuất tuyển dụng, ký HĐ làm việc, quản lý hồ sơ cán bộ, nâng lương, khen thưởng và xử lý kỷ luật), UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh giao cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện quản lý, chỉ đạo toàn diện và chi trả chế độ lương, các chế độ phụ cấp khác đối với cán bộ Dân số - KHHGĐ cấp xã, và họ được điều động biệt phái về làm việc tại Trạm Y tế xã.

4.1.1.3. Cộng tác viên thôn, xóm, khu phố

Cộng tác viên Dân số-KHHGĐ hoạt động theo chế độ tự nguyện có thù lao hàng tháng, có trách nhiệm cùng y tế thôn tuyên truyền vận động về Dân số- KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu; chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Trạm y tế xã (Bộ Y tế, 2008).

Cấp thôn có 190 cộng tác viên Dân số-KHHGĐ, là người cư trú tại địa bàn các thôn, bình quân mỗi cộng tác viên dân số - KHHGĐ thôn được giao quản lý bình quân 150 hộ, thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của cán bộ dân số - KHHGĐ cấp xã, họ là những người thường xuyên đi tư vấn, vận động trực tiếp

tại các hộ gia đình về dân số, SKSS, KHHGĐ. Chế độ phụ cấp của CTV dân số - KHHGĐ thôn theo Quyết định số 285/2014/QĐ-UB, ngày 26/6/2014 của UBND tỉnh giao cho UBND xã chi trả, đối với CTV dân số - KHHGĐ thôn kiêm nhiệm thì được hưởng 50% mức phụ cấp của CTV dân số (50% của 0,3 hệ số lương tối thiểu). Thù lao của CTV dân số - KHHGĐ thôn được hưởng từ nguồn CTMT quốc gia Dân số - KHHGĐ (100.000đ/ tháng) do Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện chi trả.

Đối với CTV DS-KHHGĐ thôn: Theo số liệu tổng hợp tại bảng 4.2 cho thấy năm 2014, 2015 và 2016 số CTV DS-KHHGĐ không thay đổi, trong tổng số 190 CTV có 01 người có trình độ đại học (chiếm 0,5%), trình độ Cao đẳng có 01 người (chiếm 0,5%) trình độ Trung cấp là 09 người (chiếm 4,7%), trình độ sơ cấp là 07 người (chiếm 3,7%), đào tạo khác là 172 người (chiếm 90,5%).

Theo số liệu báo cáo thống kê của Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Gia Bình cho thấy, hiện nay toàn huyện số cộng tác viên tham gia công tác Dân số - KHHGĐ là 190 người, trong đó tỷ lệ cộng tác viên là nữ chiếm 99%. Như vậy, tỷ lệ cộng tác viên nữ là cơ bản. Đây cũng là một đặc thù của công tác Dân số - KHHGĐ ở cơ sở khi mà hoạt động tuyên truyền vận động, nói chuyện về KHHGĐ/SKSS thì CTV là nữ có những đặc điểm phù hợp với công tác này hơn. Một đặc điểm khác, đội ngũ CTV dân số được tuyển chọn từ ngay trong cộng đồng, trên cơ sở lòng nhiệt tình tham gia với công tác xã hội là chính bên cạnh đó có thể là người đang kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác như y tế, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, nông dân... cho nên họ hầu như không có chuyên môn về dân số, mặc dù hằng năm họ đều được tập huấn, nhưng thời gian tập huấn thường rất ngắn. Vì thế, thời gian và sự tập trung đầu tư cho công tác truyền thông giáo dục về Dân số - KHHGĐ của đội ngũ này cũng có những hạn chế. Hơn nữa đội ngũ CTV có trình độ chưa cao, chủ yếu tập trung vào đội ngũ cao tuổi, đã làm việc lâu năm, vì thế cần quan tâm có chính sách bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo hoặc đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ này.

Đối với cán bộ, viên chức dân số: Năm 2014, tổng số 21 người trong đó

15 người có trình độ Đại học và Sau đại học (chiếm 66,7%), trình độ Cao đẳng có 01 người (chiếm 4,8%), trình độ Trung cấp là 05 người (chiếm 28,5%). Năm 2015 ổn định, không có sự thay đổi cán bộ. Năm 2016, 2 cán bộ chuyên trách dân số xã chuyển công tác nên số biên chế Trung tâm chỉ còn 19 người, trong đó 13 người có trình độ Đại học và Sau đại học (chiếm 68,4%), trình độ Cao đẳng có 01 người (chiếm 5,2%), trình độ Trung cấp là 05 người (chiếm 26,4%).

Bảng 4.1. Cơ cấu cán bộ và CTV DS-KHHGĐ huyện Gia Bình theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn đào tạo

Diễn giải

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ I CTV DS-KHHGĐ thôn 190 100,0 190 100,0 190 100,0 100,0 100,0 100,0 1.1 Theo trình độ học vấn 190 100,0 190 100,0 190 100,0 100,0 100,0 100,0 - THPT 49 25,8 49 25,8 49 25,8 100,0 100,0 100,0 - THCS 108 56,8 108 56,8 108 56,8 100,0 100,0 100,0 - Tiểu học 33 17,4 33 17,4 33 17,4 100,0 100,0 100,0 1.2 Theo trình độ chuyên môn 190 100,0 190 100,0 190 100,0 100,0 100,0 100,0 - Đại học 1 0,5 1 0,5 1 0,5 100,0 100,0 100,0 - Cao đẳng 1 0,5 1 0,5 1 0,5 100,0 100,0 100,0 - Trung cấp 9 4,7 9 4,7 9 4,7 100,0 100,0 100,0 - Sơ cấp 7 3,7 7 3,7 7 3,7 100,0 100,0 100,0 - Khác 172 90,5 172 90,5 172 90,5 100,0 100,0 100,0 II Cán bộ, viên chức DS- KHHGĐ theo trình độ chuyên môn đào tạo

21 100,0 21 100,0 19 100,0 100,0 90,4 95,2

- Đại học, sau đại học 15 63,2 15 66,7 13 68,4 100,0 86,6 93,3 - Cao đẳng 1 5,3 1 4,8 1 5,2 100,0 100,0 100,0 - Trung cấp 5 31,6 5 28,5 5 26,4 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)

Trong thực tiễn tại huyện Gia Bình cho thấy những cán bộ có trình độ đại học sẽ tiếp thu ý kiến chỉ đạo tốt, sáng tạo, có khả năng đáp ứng với công việc tốt hơn. Cán bộ có trình độ trung cấp vẫn có hạn chế như chậm chạp, học mót, làm theo… Như vậy, đội ngũ viên chức dân số cấp xã vẫn còn 05 người có trình độ Trung cấp, cần xem xét để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ này có đủ trình độ, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tại địa bàn.

Hình 4.1. Mô hình bộ máy QLNN về Dân số-KHHGĐ

Nguồn: Tổng cục Dân số-KHHGĐ (2014) UBND huyện, Thị xã, thành phố UBND tỉnh Chi cục Dân số- KHHGĐ

Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện, thị xã, Sở Y tế PhòngY tế huyện, thị xã, thành phố Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố Trạm Y tế xã, phường, thị trấn UBND xã, phường, thị trấn Cộng tác viên thôn, xóm, khu phố Hộ gia đình Bệnh viện khoa các huyện,

Có thể thấy rằng dù đã đáp ứng được yêu cầu của công việc nhưng đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác Dân số - KHHGĐ vẫn còn hạn chế về trình độ để có thể đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ các cấp. Vấn đề đào tạo cán bộ để có thể đáp ứng chuẩn quy định hoặc tìm nguồn cán bộ mới thay thế và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cũng cần phải có những tính toán cụ thể, đảm bảo cơ cấu giữa các chuyên ngành cho phù hợp, trong đó quan tâm đến các lĩnh vực khoa học xã hội và y dược.

Sau khi Thông tư 05/2008/TT-BYT được ban hành, đến nay đã có 14 tỉnh, thành phố chuyển đổi sang mô hình mới Trung tâm Dân số-KHHGĐ trực thuộc UBND cấp huyện. Thực tiễn đã chứng minh những ưu điểm, tính đúng đắn của mô hình này đã đem lại hiệu quả rất lớn cho công tác Dân số-KHHGĐ tại các địa phương.

Tuy nhiên theo khảo sát, hiện nay trên cả nước có tới 4 mô hình và 5 cơ chế quản lý khác nhau trong công tác Dân số-KHHGĐ ở cấp huyện và xã. Điều này đã dẫn đến công tác dân số có sự chồng chéo, hoạt động không hiệu quả nên đã nhận được rất nhiều ý kiến bức xúc của địa phương. Các ý kiến do Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) thu thập từ lãnh đạo UBND tỉnh, huyện, Chi cục Dân số-KHHGĐ và cán bộ dân số cho thấy, có tới 96,31% cho rằng công tác dân số do phòng Y tế quản lý là không phù hợp, cần thay đổi mô hình. Đặc biệt, đa số cán bộ Dân số-KHHGĐ cấp xã khi được hỏi đều mong muốn mình là viên chức làm công tác dân số trực thuộc Trung tâm Dân số-KHHGĐ, được biệt phái làm việc tại xã. Các ý kiến đều cho rằng, lợi thế lớn nhất của việc này là Trung tâm Dân số-KHHGĐ được Đảng ủy, HĐND, UBND trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, thuận lợi hơn trong phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, được quan tâm đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)