Mô hình bộ máy QLNN về Dân số-KHHGĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 67)

Nguồn: Tổng cục Dân số-KHHGĐ (2014) UBND huyện, Thị xã, thành phố UBND tỉnh Chi cục Dân số- KHHGĐ

Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện, thị xã, Sở Y tế PhòngY tế huyện, thị xã, thành phố Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố Trạm Y tế xã, phường, thị trấn UBND xã, phường, thị trấn Cộng tác viên thôn, xóm, khu phố Hộ gia đình Bệnh viện khoa các huyện,

Có thể thấy rằng dù đã đáp ứng được yêu cầu của công việc nhưng đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác Dân số - KHHGĐ vẫn còn hạn chế về trình độ để có thể đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ các cấp. Vấn đề đào tạo cán bộ để có thể đáp ứng chuẩn quy định hoặc tìm nguồn cán bộ mới thay thế và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cũng cần phải có những tính toán cụ thể, đảm bảo cơ cấu giữa các chuyên ngành cho phù hợp, trong đó quan tâm đến các lĩnh vực khoa học xã hội và y dược.

Sau khi Thông tư 05/2008/TT-BYT được ban hành, đến nay đã có 14 tỉnh, thành phố chuyển đổi sang mô hình mới Trung tâm Dân số-KHHGĐ trực thuộc UBND cấp huyện. Thực tiễn đã chứng minh những ưu điểm, tính đúng đắn của mô hình này đã đem lại hiệu quả rất lớn cho công tác Dân số-KHHGĐ tại các địa phương.

Tuy nhiên theo khảo sát, hiện nay trên cả nước có tới 4 mô hình và 5 cơ chế quản lý khác nhau trong công tác Dân số-KHHGĐ ở cấp huyện và xã. Điều này đã dẫn đến công tác dân số có sự chồng chéo, hoạt động không hiệu quả nên đã nhận được rất nhiều ý kiến bức xúc của địa phương. Các ý kiến do Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) thu thập từ lãnh đạo UBND tỉnh, huyện, Chi cục Dân số-KHHGĐ và cán bộ dân số cho thấy, có tới 96,31% cho rằng công tác dân số do phòng Y tế quản lý là không phù hợp, cần thay đổi mô hình. Đặc biệt, đa số cán bộ Dân số-KHHGĐ cấp xã khi được hỏi đều mong muốn mình là viên chức làm công tác dân số trực thuộc Trung tâm Dân số-KHHGĐ, được biệt phái làm việc tại xã. Các ý kiến đều cho rằng, lợi thế lớn nhất của việc này là Trung tâm Dân số-KHHGĐ được Đảng ủy, HĐND, UBND trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, thuận lợi hơn trong phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, được quan tâm đầu tư kinh phí, dễ dàng trong lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thuận lợi hơn trong việc kêu gọi sự đầu tư kinh phí của UBND xã 13 tỉnh, thành trong đó có Hà Nội là địa phương đầu tiên thực hiện mô hình này. Qua thực tiễn cho thấy, đây là một mô hình hiệu quả, đúng đắn và hợp lý. Công tác Dân số-KHHGĐ được các cấp ủy, chính quyền chỉ đạo sát sao, được đầu tư nhiều hơn góp phần rất lớn vào sự hoạch định chính sách và sự phát triển KT - XH của địa phương. Tại buổi tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác Dân số-KHHGĐ tuyến huyện và tuyến xã gần đây, Sở Y tế Bắc Giang - nơi triển khai mô hình Trung tâm Dân số-KHHGĐ trực thuộc

UBND huyện cho biết: “Sau khi Bắc Giang triển khai mô hình này thì trách nhiệm trong chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ của UBND huyện quyết liệt và hiệu quả hơn. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo UBND huyện đều cho rằng đây là công việc của huyện, chủ động đầu tư cho công tác dân số. Công tác dân số đã giải quyết được bất cập rất lớn khi trước đây cán bộ dân số làm việc ở trạm y tế mà gần như bỏ hết công việc chính, chỉ làm việc của y tế,...”.

Trước những lợi thế trên, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan (ngày 14/7/2014), Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí về mặt chủ trương với mô hình Trung tâm Dân số-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; Cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã. Theo đó, Bộ trưởng nhất trí: Ở cấp Trung ương giữ nguyên mô hình Tổng cục Dân số-KHHGĐ trực thuộc Bộ Y tế như hiện nay (theo Quyết định 17/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Ở cấp tỉnh, trong thời gian tới vẫn giữ nguyên mô hình Chi cục Dân số-KHHGĐ trực thuộc Sở Y tế.

Tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Gia Bình nói riêng cũng nằm trong tình trạng chung của cả nước, tỉnh Bắc Ninh vẫn giữ nguyên mô hình tổ chức bộ máy theo Thông tư 05/2008/TT-BYT của Bộ Y tế, chính vì vậy mà trong quá trình hoạt động còn rất nhiều bất cập, hạn chế như: Khó khăn trong công tác tham mưu; trong quá trình phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể; thiếu sự quan tâm đầu tư kinh phí. Trong điều kiện hiện nay kinh phí ngày càng bị cắt giảm, nếu như không được sự quan tâm đầu tư kinh phí thì công tác Dân số-KHHGĐ gặp rất nhiều khó khăn, các chỉ tiêu chuyên môn sẽ khó đạt kế hoạch đề ra, ảnh hưởng tới tình hình chung của tỉnh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, một vấn đề lớn đang nổi lên, đó là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Vấn đề này phần nhiều do tác động của các yếu tố văn hóa, tư tưởng lạc hậu, …

Mô hình tổ chức bộ máy lâu nay thiếu sự ổn định khiến những người làm công tác dân số không yên tâm. Chúng ta vẫn nói dân số là bài toán mẹ, là mẫu số của mọi vấn đề, liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội, sự hưng thịnh của đất nước. Vì thế bộ máy tổ chức càng ổn định bao nhiêu thì sự nghiệp dân số mới đạt kết quả tốt, tham mưu cho Đảng và Nhà nước để ra những quyết sách đúng đắn về học tập, lao động việc làm, an sinh xã hội nhằm hướng tới xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.

4.1.2. Thực trạng công tác quản lí dân số sinh trên địa bàn huyện Gia Bình 4.1.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu ban hành các văn bản chính 4.1.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu ban hành các văn bản chính sách DS - KHHGĐ

Để chính sách dân số tiếp tục phát huy hiệu quả, phù hợp với điều kiện tình hình mới hiện nay thì cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện và kịp thời ban hành các văn bản, các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản hướng dẫn, kế hoạch hoạt động, quy định việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ đảm bảo tổ chức có hiệu quả.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XX, XXI đều đề ra mục tiêu và giải pháp thực hiện công tác dân số; Chỉ thị số 02/CT-CTUBND, ngày 18/02/2014 của Chủ tịch UBND huyện về việc đẩy mạnh thực hiện công tác DS- KHHGĐ; Quyết định số 2214/QĐ-UBND ngày 20/9/2015 của Chủ tịch UBND huyện về việc ban hành quy định về thực hiện một số chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện. Ngoài ra, trong chương trình công tác hàng năm, Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện đều đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện, như giao chỉ tiêu giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và chỉ tiêu về các biện pháp tránh thai. Các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội đã đưa nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình là một trong những tiêu chí để các địa phương, đơn vị, cán bộ, đảng viên phấn đấu thực hiện và là một tiêu chuẩn đánh giá, xét duyệt, công nhận các danh hiệu thi đua hàng năm.

Đến năm 2011, 100% các thôn đã hoàn thành việc bổ sung nội dung chính sách dân số-KHHGĐ vào hương ước, quy ước khu dân cư. Hàng năm, các ban ngành, đoàn thể đều ban hành kế hoạch tuyên truyền vận động cán bộ, hội đoàn viên và nhân dân thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Trung tâm Dân số-KHHGĐ là cơ quan thường trực BCĐ công tác Dân số- KHHGĐ huyện luôn tích cực và chủ động tham mưu với UBND huyện ban hành các chương trình, kế hoạch hành động theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm, kế hoạch hoạt động hàng năm như: kế hoạch hoạt động công tác năm, kế hoạch tổ chức Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, hưởng ứng các sự kiện của ngành…chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện; ban hành các Quyết định và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ huyện và kiện toàn khi có thay đổi thành viên Ban chỉ đạo.

4.1.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số

Truyền thông có vai trò quan trọng với công tác dân số. Nhờ truyền thông tốt mà nhận thức, hành vi của người dân dần thay đổi, do đó chất lượng dân số đã từng bước được nâng lên rõ rệt”. Chính vì vậy công tác Truyền thông - Giáo dục luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền coi trọng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả, kết quả năm sau cao hơn và cải tiến hơn năm trước nhằm thực hiện thắng lợi chương trình Dân số - KHHGĐ.

Công tác truyền thông giáo dục đã được triển khai cả bề rộng và bề sâu với nhiều hình thức phù hợp với từng vùng, từng loại đối tượng, với sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể quần chúng. Trên cơ sở đó từng bước mở rộng nâng cao chất lượng, đổi mới cách làm góp phần làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hoạt động truyền thông được tiến hành đồng bộ, rộng khắp nhưng đặc biệt được chú trọng đầu tư ở các địa bàn nông thôn, vùng công giáo, vùng xa trung tâm, những nơi đông dân mà mức sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ sinh vẫn còn cao. Đối tượng chủ yếu là các cặp vợ chồng đã có từ 2 con trở lên đặc biệt là nhóm phụ nữ từ 24 đến 34 tuổi và những cặp vợ chồng sinh con một bề là gái, những người có uy tín trong gia tộc, dòng họ, trong cộng đồng nhằm giúp họ có nhận thức đúng đắn, thấy rõ trách nhiệm và tự giác tham gia chương trình Dân số - KHHGĐ. Đảm bảo sự kết hợp hiệu quả giữa các hình thức: Truyền thông trực tiếp, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng với cả hai nội dung Dân số và KHHGĐ.

Công tác truyền thông cũng được đẩy mạnh với nhiều hình thức như: Lồng ghép phổ biến nội dung chính sách dân số nhân các hội nghị sơ, tổng kết và phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tăng thời lượng phát thanh về Pháp lệnh Dân số, Nghị định 104/2003/NĐ- CP, Nghị định 114/2006/NĐ-CP và Nghị định 20/2010/NĐ-CP; tổ chức tuyên truyền trực quan bằng panô, khẩu hiệu, tuyên truyền lưu động bằng loa phóng thanh; tổ chức nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, sinh hoạt nhóm tổ, hội thi tìm hiểu chính sách dân số, sinh hoạt lồng ghép ở các thôn văn hoá, khu dân cư, vùng giáo dân… có hơn 10.000 lượt cán bộ, hội đoàn viên tại các xã, thôn và công nhân lao động tại các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện tham gia.

Tại các xã, thị trấn, Ban DS-KHHGĐ tổ chức họp, giao nhiệm vụ cho cộng tác viên và tuyên truyền viên của các ngành đoàn thể nhằm truyên truyền

Pháp lệnh Dân số đến từng hộ gia đình, đồng thời cấp phát tờ rơi, tài liệu truyền thông đến tận đối tượng.

Nhìn chung, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Pháp lệnh Dân số và các văn bản pháp luật liên quan được đẩy mạnh về số lượng và chất lượng, phong phú về nội dung và hình thức tuyên truyền, đã góp phần làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân có nhận thức đúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân số.

Trên địa bàn huyện đã xây dựng củng cố và phát triển hàng nghìn mô hình truyền thông hoạt động có hiệu quả của các ngành, đoàn thể theo hướng lồng ghép hoạt động Dân số - KHHGĐ với hoạt động thường xuyên của đơn vị. Phong trào xây dựng "tổ phụ nữ không có người sinh con thứ 3 trở lên", xây dựng "nhóm nhỏ cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ - tăng thu nhập" của hội phụ nữ, các câu lạc bộ tiền hôn nhân, câu lạc bộ gia đình trẻ của Đoàn thanh niên, phong trào xây dựng gia đình hội viên nông dân 6 chuẩn mực, tiêu chuẩn gia đình văn hoá, làng văn hoá gắn với chỉ tiêu dân số - KHHGĐ... đã thực sự là những hạt nhân tốt của phong trào quần chúng tham gia chương trình. Đặc biệt phong trào xây dựng tổ phụ nữ không có người sinh con thứ 3 trở lên đã trở thành điểm sáng cần được nhân rộng.

Hoạt động truyền thông trực tiếp, nhất là vận động, tư vấn về KHHGĐ của đội ngũ cán bộ dân số, y tế đã được đẩy mạnh và hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt mô hình truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ đã đạt kết quả cao, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các cơ quan thông tin đại chúng ở tỉnh, huyện, xã đã duy trì thành nề nếp, đã mở các chuyên mục Dân số - KHHGĐ, chuyển tải chủ trương, chính sách dân số - KHHGĐ đến các địa phương, biểu dương gương người tốt, việc tốt đồng thời phê phán các trường hợp vi phạm, các quan niệm tập tục lạc hậu cản trở đến thực hiện mục tiêu chương trình. Hàng trăm khẩu hiệu, pa nô áp phích, tranh cổ động về Dân số - KHHGĐ được thực hiện từ khu dân cư với nội dung phong phú, phù hợp với từng giai đoạn. Hàng nghìn ấn phẩm tài liệu truyền thông phù hợp với đặc điểm địa phương đã được sản xuất và cung cấp cho cộng đồng. Các hình thức: hội thảo, hội thi của nhiều ban ngành, đoàn thể đã gắn với nội dung Dân số - KHHGĐ.

Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả các hình thức truyền thông năm 2014 – 2016

TT Các hoạt động ĐVT Các năm So sánh(%) BQ

(%)

2014 2015 2016 15/14 16/15

1 Hội tuyên truyền Buổi 56 52 36 92,8 69,2 81,0

2 Tuyên truyền lưu động Buổi 5 5 4 100 80 90

3 Tư vấn tại hộ gia đình Lượt 68.500 62.320 36.520 90,9 58,6 74,7

4 Phóng sự truyền hình Lần 2 2 1 100 50 75,5

5 Bài phát thanh Bài 36 24 27 150 112,5 131,2

6 Tư vấn cung cấp dịch vụ KHHGĐ Lượt 24.541 25.445 26.213 106 103 104,5

7 Pano, khẩu hiệu Chiếc 64 52 34 81,2 65,5 73,4

9 Băng TT Chiếc 82 78 62 95,1 79,4 87,3

10 Tờ rơi, tạp chí Tờ 9.540 8.350 6.350 87,5 76,1 81,8

11 HN phối hợp với các ban ngành HN 21 5 16 24 320 172

Nguồn: Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)

Các hình thức truyền thông, tuyên truyền được Trung tâm DS-KHHGĐ huyện triển khai rất phong phú và đa dạng. Trong năm 2016 đã tổ chức 36 hội nghị tuyên truyền với 467 người dự, làm được 34 pano lớn nhỏ, treo 62 băng rôn tuyên truyền; cấp phát 6.350 tờ rơi các loại.

Bên cạnh đó, Trung tâm Dân số - KHHGĐ đã chú trọng và tăng cường việc viết tin, bài về các hoạt động công tác dân số - KHHGĐ tại huyện, cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng như: phối hợp với Đài truyền hình Bắc Ninh đăng phóng sự về công tác DS-KHHGĐ nhân kỷ niệm ngày dân số thế giới 11/7. Phối hợp với Đài phát thanh huyện đưa tin bài thường xuyên về hoạt động của ngành, đăng trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện và tạp chí chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)