Sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 85)

Nội dung Tống Phiếu Mức độ Tốt % Khá % Bình thường % Kém % 1.Người dân 90 44 48,8 35 38,8 11 12,4 0 0 2.CB làm công tác dân số 30 11 36,6 15 50,0 4 13,4 0 0 Nguồn: Kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả (2016) Với kết quả trên, đã thể hiện về sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương đối với công tác Dân số - KHHGĐ như thế nào? Có 12,4% người dân cho rằng sự quan tâm chỉ ở mức độ bình thường, 38,8 % ở mức khá, 48,8% ở mức tốt. Còn đối với cán bộ tham gia công tác Dân số - KHHGĐ thì có tới 13,4% ở mức quan tâm bình thường, 50% mức khá và chỉ có 36,6% ở mức tốt.

4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ tham gia công tác dân số Hệ thống bộ máy tổ chức làm công tác Dân số có nhiều biến động, thay Hệ thống bộ máy tổ chức làm công tác Dân số có nhiều biến động, thay đổi. Cuối năm 2001, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em cấp tỉnh và huyện được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 cơ quan cùng cấp là Uỷ ban Dân số - KHHGĐ và Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. Đến năm 2008, cùng với sự biến động chung của ngành Dân số trên toàn quốc, Uỷ ban DSGĐ&TE từ cấp tỉnh đến cấp huyện đều giải thể, tại tỉnh thành lập Chi cục Dân số - KHHGĐ trực thuộc Sở y tế theo Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh v/v thành lập Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Sở Y tế, tại các huyện/thành phố/thị xã thành lập Trung tâm Dân số - KHHGĐ trực thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ. Bên cạnh đó, căn cứ vào Thông tư 05/2008/TT-BYT, ngày 29/5/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 679/QĐ-UBND về việc quy định bố trí cán bộ Dân số - KHHGĐ cấp xã, thôn, tổ dân phố thuộc định biên của

Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý nhằm từng bước tăng cường chất lượng và ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ cấp xã (Bộ Y tế, 2008)

Sự thay đổi về cơ cấu và tổ chức bộ máy quản lý công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở đã tác động không nhỏ tới công tác quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện; cán bộ làm công tác dân số tại tuyến huyện thay đổi nhiều, kể cả cán bộ lãnh đạo, một số cán bộ hợp đồng, cán bộ chuyên trách và cộng tác viên bị xáo trộn, chế độ không ổn định đã tạo tâm lý không yên tâm cho cán bộ công tác phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của đơn vị.

Thực hiện chức năng nhiệm vụ còn trùng chéo; là đơn vị sự nghiệp song vẫn phải thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước như trực tiếp tham mưu với UBND huyện để chỉ đạo triển khai nhiệm vụ về công tác dân số trên địa bàn huyện, tham mưu khen thưởng, xử lý kỷ luật...

Kiện toàn tổ chức bộ máy cấp huyện, xã còn chậm, do vướng mắc về cơ cấu cán bộ cấp huyện, thẩm quyền quyết định tuyển dụng cán bộ chuyên trách cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dân số sinh trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)