Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 50 - 52)

Phân 3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT trong thời gian qua của huyện chúng tôi tiến hành điều tra lao động ở 4 xã bao gồm: xã Hiệp An, xã Hiệp Sơn, xã Long Xuyên. Đây là các xã thuần nông đại diện cho các vùng của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, trong thời gian vừa qua có lực lượng lao động nông thôn tham gia học nghề chiếm số lượng lớn của huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

+ Thu thập số liệu đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học, sách báo, các văn bản của nhà nước đã ban hành và qua internet... về các vấn đề đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề, các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề đối với lao động nông thôn.

+ Số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Kinh Môn của Ủy ban nhân dân huyện Kinh Môn các năm 2014 đến 2016.

+ Số liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Kinh Môn những năm vừa qua năm 2014 đến 2016 từ Trung tâm dạy nghề huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

+ Các thông tin sơ cấp được thu thập, điều tra bằng cách khảo sát thực địa, phỏng vấn qua các phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn đối với các cá nhân có liên quan bao gồm:

+ Lao động nông thôn 3 xã: 120 người (mỗi xã 40 người)

+ Cán bộ xã, cán bộ huyện, cán bộ quản lý thực hiện chương trình đào tạo nghề nông nghiệp thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: cán bộ sở Lao động Thương binh và Xã hội: 15 người

+ Giáo viên cơ hữu của Trung tâm Dạy nghề huyện Kinh Môn: 10 người + Người sử dụng lao động (đại diện các doanh nghiệp, hộ gia đình, cơ quan sử dụng lao động): 15 người

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Đối với những tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ mục đích ngiên cứu.

- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel,... tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 3.2.4.1. Phương pháp định lượng 3.2.4.1. Phương pháp định lượng

* Phương pháp dự tính, dự báo

Sử dụng phương pháp này để dự tính, dự báo ngành nghề và nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong những năm tới. Để dự báo kết quả thực hiện những giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đưa ra. * Phương pháp thống kê kinh tế

- Thống kê mô tả: Phân tích thực trạng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn - Thống kê so sánh: Phân tích yêu cầu chất lượng đào tạo nghề của người sử dụng đối với thực tế chất lượng lao động; phân tích thực trạng đào tạo nghề lao động nông thôn với các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Kinh Môn- tỉnh Hải Dương.

3.2.4.2. Phương pháp định tính

Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu với thực tiễn nhằm khẳng định tính khoa học và thực tiễn của những nội dung nghiên cứu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Nhóm chỉ tiêu thể hiện nội dung hoạt động đào tạo nghề

- Nhóm chỉ tiểu thể hiện đánh giá nhu cầu đào tạo nghề; + Nhóm chỉ tiểu thể hiện lập kế hoạch;

+ Nhóm chỉ tiểu thể hiện triển khai công tác đào tạo nghề và đào tạo nghề; + Nhóm chỉ tiểu thể hiện kiểm tra đánh giá đào tạo nghề;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)