Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 79 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên và thảo luận

4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông

4.2.2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

Trong lĩnh vực đào tạo thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên dạy nghề ngoài các yêu cầu đủ về trình độ sư phạm và chuyên môn cao còn cần phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo. Vì vậy, năng lực giáo viên đào tạo nghề tác động trực tiếp lên chất lượng công tác đào tạo nghề.

Năng lực của giáo viên đào tạo nghề tốt thì mới có thể đào tạo được các học viên được tốt bởi vì các học viên nắm được lý thuyết, bài giảng được học viên tiếp thu nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên.

Trong những năm qua đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường được xây dựng và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số lượng giáo viên trên của trung tâm GDTX huyện là giáo viên cơ hữu của trung tâm. Có thể thấy được đối với số giáo viên như hiện tại thì trung tâm dạy nghề chưa thể đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn huyện. Theo kết quả điều tra các học viên tham gia học nghề thì đa số cho rằng giáo viên đáp ứng được yêu cầu về chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực, nhiệt tình, tích cực trong công tác giảng dạy, đào tạo,...

Hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiến bộ rất nhanh, một phần không nhỏ đội ngũ giáo viên đào tạo nghề chưa tiếp cận khoa học công nghệ nên không theo kịp yêu cầu phát triển. Một số máy móc thiết bị tiên tiến được trang bị, một số giáo viên cũng chưa sử dụng thành thạo nên hạn chế đến việc truyền thụ kiến thức cho người học. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn đó, trong những năm qua khi mở các lớp dạy nghề trung tâm đã liên hệ với các giáo viên có trình độ trong và ngoài tỉnh tham gia giảng dạy theo hợp đồng ngắn hạn để phục vụ công tác đào tạo nghề của trung tâm khi có lớp được mở. Bên cạnh đó hằng năm trung tâm dạy nghề tạo điều kiện cho các nghệ nhân, người thợ giỏi trên địa bàn huyện tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm để bổ sung vào lượng giáo viên tham gia đào tạo nghề tại cộng đồng.

Với lực lượng giáo viên tham gia giảng dạy tại cộng đồng, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và các lớp đào tạo nghề tại doanh nghiệp số lượng giáo viên sẽ căn cứ vào số lớp học để thuê. Các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi ký hợp đồng với kỹ sư nông nghiệp của Sở Nông nghiệp tỉnh Hải Dương, kết hợp với cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện và các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tiến hành đứng lớp giảng dạy.

Với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tiến hành đào tạo nghề trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp chủ động giáo viên để đứng lớp của doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ của trung tâm dạy nghề huyện.

Đối với các làng nghề chủ yếu áp dụng hình thức truyền nghề từ các nghệ nhân lâu năm, các thợ có tay nghề cao trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất để cùng nhau nâng cao tay nghề, tăng thu nhập. Tuy nhiên việc áp dụng máy móc khoa học kĩ thuật mới nhất vào truyền nghề tại các làng nghề chưa cao vì đa phần các nghệ nhân có kinh nghiệm, tay nghề cao hiện khá cao tuổi.

Từ kết quả trên cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các cấp, các ngành của huyện Kinh Môn đã có nhiều cố gắng, tập trung cho phát triển ĐTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 79 - 80)