Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Kinh Môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 52)

NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN

4.1.1. Thực trạng cơ cấu ngành nghề huyện Kinh Môn

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, ngày 28/10/2008 của Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ, trong đó có mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay” - (Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 2008).

Để cụ thể hóa chương trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Trong Quyết định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước là “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối vói mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện đế toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn” (Chính phủ, 2009b).

Đối tượng của Đề án này là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc diện có đất thu hồi...

Bảng 4.1. Mong muốn đào tạo nghề của lao động nông thôn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương năn 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 2015/2014 2016/2015 TĐBQ Tổng lao động NT 44.681 100 45.060 100 45.474 100 100,85 100,92 100,46

Trong đó: Muốn đào tạo nghề

- Nông nghiệp 130 0,29 116 0,26 75 0,16 89,23 64,66 75,96

- Công nghiệp, xây dựng 1.390 3,11 1.555 3,45 2.000 4,40 111,87 128,62 119,95

- Dịch vụ 50 0,11 75 0,17 150 0,33 150 200 173,21

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Kinh Môn (2016)

Có thể thấy rằng số lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện có nhu cầu học nghề giảm dần qua các năm. Tỷ lệ học nghề nông nghiệp từ năm 2015 đến năm 2016 ngày càng giảm do việc đào tạo nghề của các Trung tâm Dạy nghề huyện Kinhh Môn và các phòng chức năng, các tổ chức đoàn thể của huyện gắn với doanh nghiệp còn yếu, số lượng đào tạo nghề trong các doanh nghiệp còn ít nên chưa hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp nâng cao tay nghề cho người lao động, phần lớn các doanh nghiệp vẫn phải tự lo khâu đào tạo. trong khi tỷ lệ lao động có nhu cầu học nghề phi nông nghiệp này một tăng cao cho thấy nhận thức của lao động nông thôn trên địa bàn huyện ngày một thay đổi.

Về công tác xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn được phối hợp triển khai từ xã đến huyện. UBND các xã, thị trấn căn cứ vào nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch dạy nghề báo cáo UBND huyện. Phòng Lao động - TB&XH huyện tổng hợp nhu cầu của các xã, thị trấn phối hợp với các phòng chức năng của huyện xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn báo cáo UBND phê duyệt kế hoạch và báo cáo về Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh theo quy định.

Do huyện Kinh Môn có nhiều lợi thế mà không phải địa phương nào trong tỉnh cũng có được. Vì vậy, để phát triển kinh tế Kinh Môn cũng có nhiều thuận lợi hơn. Đến nay, mọi nỗ lực của các cấp lãnh đạo cũng như chính quyền địa phương đang tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất và công ty tăng lên nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi một đội ngũ lao động có tay nghề là tương đối lớn. Mặc dù lực lượng lao động của địa phương khá cao nhưng tỷ lệ lao động có tay nghề lại tương đối lớn, chưa thể đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của nền kinh tế thị trường - hàng hóa.

Trong thời đại thông tin phát triển, bản thân những người lao động họ cũng hiểu được vấn đề học Đại học, học nghề hoặc học để nâng cao tay nghề là học thêm hoặc học nâng cao để phù hợp với nhu cầu thực tế, nhưng cũng do hoàn cảnh và những điều kiện riêng mà họ thường chấp nhận thực tế và có hướng đi riêng của mình.

4.1.2. Thực trạng lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Hệ thống tổ chức quân lý ĐTN cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Kinh Môn

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện Kinh Môn Tỉnh Hải Dương

Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Hải Dương (2016)

Qua sơ đồ 4.1. ta thấy, tham gia trực tiếp đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Kinh Môn gồm: Trung tâm Dạy nghề huyện Kinh Môn, các cơ sở liên kết dạy nghề, các phòng chức năng, các tổ chức đoàn thế của huyện, UBND xã. Các doanh nghiệp trên địa bàn.

Công tác tổ chức đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn huyện Kinh Môn được tiến hành theo các bước:

Thứ nhất, trên cơ sở chỉ đạo về công tác đào tạo nghề cho LĐNT của cơ quan quản lý từ Trung ương đến tỉnh, UBND huyện Kinh Môn giao cho Trung tâm Dạy nghề huyện Kinh Môn chủ trì phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của nông dân kết hợp với tuyên truyền và tư vấn nghề cho

nông dân. Công tác điều tra này được thực hiện từ cấp thôn, xóm, tới từng hộ gia đình trên cơ sở nhu cầu học nghề của người nông dân.

Thứ hai, nông dân tiến hành đăng ký học nghề tại UBND các xã. Trên cơ sở danh sách đăng ký chính thức học nghề của các xã, phòng Lao động TB và XH, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện trình UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề tại các xã và giao cho Trung tâm Dạy nghề huyện tổ chức đào tạo. Nếu trong trường hợp đào tạo những nghề mà Trung tâm Dạy nghề của huyện không có giáo viên và chương trình đào tạo đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ ký hơp đồng với các cơ sở dạy nghề có chức năng, uy tín đảm bảo chất lượng.

Thứ ba, Trung tâm Dạy nghề huyện Kinh Môn chủ trì phối hợp với Phòng Lao động TB và XH, Phòng Nông nghiệp & PTNT, UBND xã, các tổ chức đoàn thể của huyện, các cơ sở liên kết dạy nghề sẽ tổ chức khai giảng và thực hiện quản lý lớp học.

Các cơ sở dạy nghề thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT đều chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Lao động TB & XH, sở Nông nghiệp & PTNT và các phòng chuyên môn cấp huyện.

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ trung tâm dạy nghề về công tác lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm tại huyện Kinh Môn

Có thể nói việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang là vấn đề cấp bách và được UBND huyện chú trọng quan tâm. Huyện Kinh Môn là huyện thuần nông có tỷ lệ lao động gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, công việc mang tính thời vụ không ổn định, thu nhập của lao động nông thôn còn thấp. Chính vì vậy hàng năm Trung tâm luôn chú trọng đến việc mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp lao động tăng thêm thu nhập, tránh thời gian nhàn rỗi. Nhưng một vấn đề đặt ra đó là hiện nay là trình độ của lao động khu vực nông thôn còn hạn chế và UBND Huyện Kinh Môn chưa có chính sách vụ thể hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho lao động sau khi tham gia tập huấn gây nên hiện tượng lao động sau khi tham gia đào tạo nghề nhưng không áp dụng vào sản xuất - kinh doanh

Nguồn : Phỏng vấn sâu ông Lê Xuân Bí phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kinh Môn (2016).

Công tác triển khai tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện đã đảm bảo tính nghiêm túc, bước đầu đã có sự phối hợp của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện. Trong quá trình tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách đào tạo nghề, tư vấn học nghề và việc làm trực tiếp đối với nông dân nhằm nâng cao nhận thức của họ trong việc chủ động học nghề và tự tạo việc làm.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân trên địa bàn vẫn gặp khó khăn, đó là: Nhiều nông dân đăng ký tham gia học nghề đã quá tuổi quy định, tham gia học nghề từ năm trước, những người trong đối tượng được hỗ trợ học nghề đăng ký học còn rải rác, phân tán.

Một số xã trong huyện cán bộ cơ sở thực hiện điều tra còn mang tính hình thức, chưa sát thực tiễn, sự phối hợp với Trung tâm Dạy nghề còn chưa chặt chẽ. Các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền phát hành chưa kịp thời, tần suất chưa cao, nội dung chưa phong phú; công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho nông dân có nơi chưa tới nguời nông dân; những người tham gia công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa chuyên nghiệp. Còn nhiều thủ tục rườm rà mang tính hình thức như tại một xã khi số lượng nông dân đăng ký mở lớp đào tạo nghề thì phải có đủ số lượng nông dân tại một xã đăng ký học thì mới mở lớp, còn nếu số lượng nông dân đăng ký không đủ thì không thể mở lớp tại xã đó được. Đây cũng là một hạn chế ảnh hưởng đến công tác tổ chức đào tạo nghề của nông dân.

4.1.3. Thực trạng triển khai các công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thôn

4.1.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề

Trong lĩnh vực đào tạo thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên dạy nghề ngoài các yêu cầu đủ về trình độ sư phạm và chuyên môn cao còn cần phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo. Vì vậy, năng lực giáo viên đào tạo nghề tác động trực tiếp lên chất lượng công tác đào tạo nghề.

Năng lực của giáo viên đào tạo nghề tốt thì mới có thể đào tạo được các học viên được tốt bởi vì các học viên nắm được lý thuyết, bài giảng được học viên tiếp thu nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên.

Bảng 4.2. Đội ngũ giáo viên dạy nghề huyện Kinh Môn năm 2016 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Tổng số CBCNVC 40 100,00

2. Cán bộ giảng dạy 30 75,00

3. Cán bộ phục vụ 10 25,00

4. Trình độ chuyên môn CBGD 30 100,00

+ Đại học, trên đại học 18 60

+ Cao đẳng 2 6,67 + Trung cấp + Sơ cấp 2 8 6,67 26,67 Nguồn: Trung tâm dạy nghề huyện Kinh Môn (2016)

Trong số cán bộ giảng dạy có 30 người chiếm tỷ lệ 75%, Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên, đại học, trên đại học có 18 người chiến 60%. Hàng năm phòng đào tạo xây dựng kế hoạch và quy hoạch về đào tạo, bồi dưỡng đối với CCVC trên cơ sở nhu cầu và nhiệm vụ của cán bộ. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, Ban giám đốc xem xét quyết định việc bố trí cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các hình thức đào tạo khá đa dạng và phù hợp với đặc thù của Trung tâm trong từng thời kỳ cụ thể. Do lượng công việc cần giải quyết là thường xuyên và liên tục, vì vậy cơ quan động viên khích lệ cán bộ chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn vào các ngày thứ 7, chủ nhật, tham gia các lớp đào tạo tập trung ngoài giờ hành chính nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện công việc, đồng thời hoàn thiện trình độ theo quy định chuẩn đối với cán bộ viên chức Nhà nước.

4.1.3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề là yếu tố cần và đủ để tạo ra môi trường giảng dạy và học tập tốt, giúp cho giáo viên có bài giảng sinh động, người học tiếp thu nhanh hơn.

Chất lượng của các trang thiết bị, cơ sở vật chất đòi hỏi phải theo kịp tốc độ đổi mới hiện đại hoá của ngành nghề được đào tạo. Đây là yếu tố quan trọng, nó tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Trang thiết bị dào tạo nghề giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thành kỹ năng sản xuất. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt,

càng hiện đại bao nhiêu, theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất thì người học viên có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp.

Thực chất ở các cơ sở đào tạo nghề ở nước ta hiện nay, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề còn rất hạn chế, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề, thiếu phòng học thực hành. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuy công nhân qua đào tạo đáp ứng được phần nào các công việc của các doanh nghiệp nhưng hầu hết vẫn phải đào tạo lại để nâng cao khả năng thực hành và tiếp cận công nghệ hiện đại của các cơ sở sản xuất.

Bảng 4.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trung tâm GDTX huyện Kinh Môn năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Diện tích (m2) I. Cơ sở vật chất

1. Diện tích hiện có 11.140

2. Xưởng thực hành Phòng 04 1.000

3. Phòng học lý thuyết Phòng 07 500

II. Trang thiết bị

1. Phương tiện mô hình Bộ 17

2. Thiết bị thực hành

Máy may Máy 120

Máy vi tính Máy 40

Thiết bị điện Bộ 15

Nguồn: Trung tâm GDTX huyện Kinh Môn (2016)

4.1.3.3. Kinh phí đầu tư hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn Nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho LĐNT thì nguồn kinh phí đầu tư có vai trò quan trọng. Nguồn kinh phí chi cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Kinh Môn hiện nay chủ yếu do các nguồn sau: Ngân sách nhà nước cấp thông qua việc đào tạo tại Trung tâm dạy nghề huyện và các lớp đào tạo nghề ngắn hạn do các ngành tỉnh hỗ trợ hàng năm.

Lao động nông thôn tham gia lớp đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề theo mức quy định tại Quyết định số 461/QD-UBND ngày 21 tháng 2 năm 2016 của UBND Hải Dương về phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Những năm gần đây, huyện mới tập trung đầu tư phát triến hệ thống khuyến nông, khuyến công, bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)