thôn
4.1.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề
Trong lĩnh vực đào tạo thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên dạy nghề ngoài các yêu cầu đủ về trình độ sư phạm và chuyên môn cao còn cần phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo. Vì vậy, năng lực giáo viên đào tạo nghề tác động trực tiếp lên chất lượng công tác đào tạo nghề.
Năng lực của giáo viên đào tạo nghề tốt thì mới có thể đào tạo được các học viên được tốt bởi vì các học viên nắm được lý thuyết, bài giảng được học viên tiếp thu nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên.
Bảng 4.2. Đội ngũ giáo viên dạy nghề huyện Kinh Môn năm 2016 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1. Tổng số CBCNVC 40 100,00
2. Cán bộ giảng dạy 30 75,00
3. Cán bộ phục vụ 10 25,00
4. Trình độ chuyên môn CBGD 30 100,00
+ Đại học, trên đại học 18 60
+ Cao đẳng 2 6,67 + Trung cấp + Sơ cấp 2 8 6,67 26,67 Nguồn: Trung tâm dạy nghề huyện Kinh Môn (2016)
Trong số cán bộ giảng dạy có 30 người chiếm tỷ lệ 75%, Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên, đại học, trên đại học có 18 người chiến 60%. Hàng năm phòng đào tạo xây dựng kế hoạch và quy hoạch về đào tạo, bồi dưỡng đối với CCVC trên cơ sở nhu cầu và nhiệm vụ của cán bộ. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, Ban giám đốc xem xét quyết định việc bố trí cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các hình thức đào tạo khá đa dạng và phù hợp với đặc thù của Trung tâm trong từng thời kỳ cụ thể. Do lượng công việc cần giải quyết là thường xuyên và liên tục, vì vậy cơ quan động viên khích lệ cán bộ chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn vào các ngày thứ 7, chủ nhật, tham gia các lớp đào tạo tập trung ngoài giờ hành chính nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện công việc, đồng thời hoàn thiện trình độ theo quy định chuẩn đối với cán bộ viên chức Nhà nước.
4.1.3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề là yếu tố cần và đủ để tạo ra môi trường giảng dạy và học tập tốt, giúp cho giáo viên có bài giảng sinh động, người học tiếp thu nhanh hơn.
Chất lượng của các trang thiết bị, cơ sở vật chất đòi hỏi phải theo kịp tốc độ đổi mới hiện đại hoá của ngành nghề được đào tạo. Đây là yếu tố quan trọng, nó tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Trang thiết bị dào tạo nghề giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thành kỹ năng sản xuất. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt,
càng hiện đại bao nhiêu, theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất thì người học viên có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp.
Thực chất ở các cơ sở đào tạo nghề ở nước ta hiện nay, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề còn rất hạn chế, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề, thiếu phòng học thực hành. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuy công nhân qua đào tạo đáp ứng được phần nào các công việc của các doanh nghiệp nhưng hầu hết vẫn phải đào tạo lại để nâng cao khả năng thực hành và tiếp cận công nghệ hiện đại của các cơ sở sản xuất.
Bảng 4.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trung tâm GDTX huyện Kinh Môn năm 2016
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Diện tích (m2) I. Cơ sở vật chất
1. Diện tích hiện có 11.140
2. Xưởng thực hành Phòng 04 1.000
3. Phòng học lý thuyết Phòng 07 500
II. Trang thiết bị
1. Phương tiện mô hình Bộ 17
2. Thiết bị thực hành
Máy may Máy 120
Máy vi tính Máy 40
Thiết bị điện Bộ 15
Nguồn: Trung tâm GDTX huyện Kinh Môn (2016)
4.1.3.3. Kinh phí đầu tư hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn Nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho LĐNT thì nguồn kinh phí đầu tư có vai trò quan trọng. Nguồn kinh phí chi cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Kinh Môn hiện nay chủ yếu do các nguồn sau: Ngân sách nhà nước cấp thông qua việc đào tạo tại Trung tâm dạy nghề huyện và các lớp đào tạo nghề ngắn hạn do các ngành tỉnh hỗ trợ hàng năm.
Lao động nông thôn tham gia lớp đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề theo mức quy định tại Quyết định số 461/QD-UBND ngày 21 tháng 2 năm 2016 của UBND Hải Dương về phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Những năm gần đây, huyện mới tập trung đầu tư phát triến hệ thống khuyến nông, khuyến công, bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn. Đối với đào tạo nghề thuộc hệ thống công lập trên địa bàn, huyện chưa có cơ chế hỗ trợ dành cho đơn vị dạy nghề, người lao động tham gia học nghề. Ngoài ngân sách hỗ trợ của Trung ương và tỉnh theo các chương trình, đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện chưa đầu tư ngân sách hỗ trợ dạy nghề. Bên cạnh đó, huyện cũng chưa có cơ chế đặc thù khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư dạy nghề cho lao động nông thôn. Trong khi trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất một đơn vị dạy nghề công lập là Trung tâm Dạy nghề huyện Kinh Môn với quy mô và năng lực đào tạo còn hạn chế nhiều mặt.
Trong giai đoạn 2012 - 2016, tình hình đầu tư tài chính cho phát triển đào tạo nghề trên địa bàn huyện Kinh Môn được thể hiện trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tình hình đầu tư tài chính cho đào tạo nghề huyện Kinh Môn
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Hoạt động Nguồn hỗ trợ Tổng số
NSTW NSĐP XHH
1 Tuyên truyền, tư vấn học nghề 40 40 0 80
2 Điều tra, khảo sát nhu cầu 90 30 0 120
3 Thí điểm mô hình dạy nghề 80 35 10 125
4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị 7.000 2.400 500 9.900 5 Phát triển chương trình, giáo trình 50 20 0 70 6 Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý 180 20 30 230 7 Hỗ trợ lao động nông thôn học 7.500 2.200 600 10.300
8 Giám sát tình hình thực hiện 50 60 0 110
Tổng 14.990 4.865 1.140 20.935
Nguồn: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Kinh Môn ( 2016)
Qua bảng 4.4 ta thấy được trong thời gian tới huyện quan tâm nhất vẫn là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề và tập trung hỗ trợ cho người lao động tham gia học nghề với tổng kinh phí dự kiến phân bổ cho hai hoạt động này lên tới 20.935 triệu đồng. Kinh phí đầu tư để phát triển chương trình giáo trình và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý còn rất
Hộp 4.2. Nguồn kinh phí đào tạo nghề thời gian qua
Nguồn kinh phí chủ yếu từ ngân sách Nhà nước vì vậy mà thời gian rót vốn về để thực hiện rất chậm. Cụ thể là từ đầu năm 2016 đến nay trung tâm chưa mở được thêm lớp học nào do chưa có kinh phí từ trên về. Còn khu phòng học cho học viên đang xây dựng, theo tiến độ là phải hoàn thành đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016 nhưng đến nay vẫn đang phải đợi kinh phí mà chưa hoàn thành được. Việc phân bổ nguồn kinh phí cho đào tạo nghề trên địa bàn huyện theo đề án đề ra còn chưa hợp lý trong việc, lượng phân bổ để đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên và phát triển chương trình giáo trình học còn rất thấp và cần phải tăng cường hơn trong thời gian tới vì đây là những nhân tố rất quan trọng trong đào nghề.
Nguồn : Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Bình giám đốc trung tâm dạy nghề huyện Kinh Môn (2016).