Đánh giá của người học nghề về đội ngũ giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 69 - 70)

TT Chỉ tiêu Không đồng ý Đồng ý Rất đồng ý Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) I Giáo viên dạy nghề (n=120)

1 Có phương pháp truyền đạt dễ hiểu 20 16,70 66 55,00 34 28,30 2 Có thái độ giảng dạy nhiệt tình 29 24,20 70 58,30 21 17,50 3 Có chuyên môn sâu, tay nghề giỏi 35 29,20 75 62,50 10 8,30 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.9 cho thấy, đối với đội ngũ giáo viên dạy học thì 58,3% học viên cho rằng giáo viên có phương pháp truyền đạt dễ hiểu và chuyên môn, tay nghề giỏi (gồm 58,3% đồng ý và 24,2% rất đồng ý). Học viên cũng đánh giá cao sự nhiệt tình, giúp đỡ, giải đáp các thắc mắc của giáo viên (tỷ lệ đồng ý 62,5%, rất đồng ý là 28,3%).

Kết luận: Dạy nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, học viên vào học nghề có rất nhiều cấp trình độ văn hoá khác nhau. Cấp trình độ đào tạo nghề ở

các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (bán lành nghề, lành nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ). Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau. Năng lực của giáo viên dạy nghề tốt thì mới có thể dạy các học viên được tốt bởi vì các học viên nắm được lý thuyết, bài giảng được học viên tiếp thu nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên dạy nghề.

Như vậy một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để mức độ truyền đạt của giáo viên tăng lên, trình độ của học viên không đồng đều và ở mức độ không cao đòi hỏi giáo viên phải là người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thực tế chứ không đơn thuần là lý thuyết và phải có một quy trình hướng dẫn sâu sau đào tạo cho bà con nông dân khi áp dụng những gì đã học vào thực tiến sản xuất.

4.1.4.6. Đánh giá của giáo viên dạy nghề

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến của lao động đã đào tạo nghề trên địa bàn huyện Kinh Môn để đánh giá về chất lượng của công tác đào tạo nghề.

Hầu hết người LĐ đánh giá LĐNT sau tốt nghiệp có ít cơ hội thăng tiến trong công việc (70% đánh giá chưa tốt); đa số cho rằng khả năng ứng dụng vào trong lao động sản xuất là rất tốt (46,5%); khả năng tự tạo việc làm chưa tốt (7,5%) bởi vừa yếu, vừa thiếu chuyên môn, vừa thiếu vốn, công nghệ, thông tin thị trường…để tự tổ chức sản xuất khinh doanh bằng nghề đã học. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.10.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)