Thực tiễn hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 30 - 33)

nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới là những giải pháp chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đối với nông dân. Trong quá trình đó, tham khảo những kinh nghiệm của Nhật Bản có ý nghĩa thực tiễn quan trọng (Viện nghiên cứu rau quả, 2013).

a. Một số chính sách của Chính phủ Nhật Bản đối với nông dân

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ nông dân

Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện để nông dân sản xuất giỏi có thể tích luỹ ruộng đất, phát triển quy mô sản xuất, trở thành nông dân chuyên nghiệp sản xuất hàng hoá lớn. Thông qua tổ chức hợp tác, trang bị cho họ kỹ năng sản xuất, quản lý nông hộ, năng lực tiếp thu khoa học - công nghệ và nắm bắt các yêu cầu của thị trường. Tầng lớp nông dân nhỏ ở Nhật Bản cạnh tranh thành công trên thị trường là nhờ kinh tế hợp tác rất phát triển. Hiện các hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản có vai trò lớn, thu hút và hỗ trợ hiệu quả hơn 3 triệu hộ nông dân. Gần như 100% nông dân ở Nhật Bản là hội viên nông hội và xã viên hợp tác xã. Hệ thống hợp tác xã và nông hội được tổ chức theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và dân chủ ra quyết định. Hội đồng quản trị từ cơ sở đến trung ương đều do xã viên bầu, giám đốc điều hành do hội đồng tuyển và hợp đồng. Các cấp quản lý có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được nông dân uỷ thác, bảo vệ và phản ánh quyền lợi của nhân dân. Hợp tác xã là người cung cấp chính các dịch vụ thiết yếu cho nông dân như: tín dụng, bảo hiểm rủi ro, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng tập thể các máy móc thiết bị. Đây cũng là thị trường lớn thu hút cán bộ kỹ thuật, kỹ sư về công tác ở nông thôn. Ở Nhật Bản hiện nay, tỷ lệ dân nông thôn chỉ còn gần 5% dân số, nhưng vẫn đảm bảo số phiếu bầu theo địa bàn bầu cử (không căn cứ theo tỷ lệ dân cư); và cho phép một lá phiếu nông thôn có giá trị bằng 3 lá phiếu thành thị trong bầu cử Hạ nghị viện, 6 lá phiếu với bầu cử thượng nghị viện. Vì vậy các quyết định quan trọng về đầu tư kết cấu hạ tầng, chính sách thương mại,... đều không thể coi nhẹ quyền lợi của người dân nông thôn. Đó cũng là lý do vì sao chính sách của quốc

gia này rất cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến tự do hoá thương mại trong nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người dân nông thôn (Viện nghiên cứu rau quả, 2013).

Thứ hai, chính sách hỗ trợ nông nghiệp

Nhật Bản coi an ninh lương thực là mục tiêu số một, nên ngành nông nghiệp được bảo hộ rất cao; và được khuyến khích theo kiểu tự cung tự cấp thông qua việc hạn chế nhập khẩu một cách tối đa. Điều đó dẫn tới mức giá nông phẩm cao và khuyến khích sản xuất trong nước. Nhà nước can dự rất sâu trong kiểm soát việc cung cấp và ấn định các mức giá cho một số loại hàng hoá nông phẩm ở thị trường nội địa (Viện nghiên cứu rau quả, 2013).

Thứ ba, chính sách phát triển nông thôn

Chính sách “ly nông bất ly hương”: Hai nhóm chính sách chính là: phát triển doanh nghiệp nông thôn và đưa công nghiệp lớn về nông thôn để tạo sự gắn bó hài hoà phát triển nông thôn với phát triển công nghiệp, xoá bỏ khoảng cách về mức sống giữa đô thị và nông thôn. Ở Nhật Bản, không chỉ các ngành công nghiệp chế biến nông sản mà cả các ngành cơ khí, hoá chất đều được phân bố trên toàn quốc. Nhờ chủ trương này mà công nghiệp sử dụng được một nguồn lao động rẻ, dân cư nông thôn có điều kiện cải thiện thu nhập. Phát triển cộng đồng nông thôn qua các tổ chức hợp tác xã: các hợp tác xã và tổ chức kinh tế hợp tác dịch vụ nông nghiệp đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa công nghiệp về nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Nhờ chính sách đưa công nghiệp về nông thôn, ngày nay ở Nhật Bản hầu như không còn vùng nông thôn thuần tuý, kể cả vùng núi, vùng xa. Ranh giới giữa nông thôn và thành thị thật khó phân biệt cả về kinh tế, xã hội và đời sống. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã cơ bản hoàn thành (Viện nghiên cứu rau quả, 2013).

b. Kinh nghiệm có thể tham chiếu cho Việt Nam

* Tăng cường đầu tư và tích cực chuyển giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy tài nguyên con người và áp dụng khoa học - công nghệ có hiệu quả. Đây là động lực chính cho tăng trưởng nông nghiệp tương lai, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng của nông sản; tăng khả năng cạnh tranh ở trong và ngoài nước (Viện nghiên cứu rau quả, 2013).

* Chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp gồm 2 loại: hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Nhà nước cần hỗ trợ mạnh cho các hợp tác xã, hội nông dân để giúp các tổ chức này hoạt động tốt trong vai trò cung ứng vật tư nông nghiệp thiết yếu, đào tạo, dạy nghề, cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí, điều kiện sinh hoạt, buôn bán xuất khẩu nông sản, bảo vệ lợi ích của người nông dân. Sự phát triển của các tổ chức hợp tác xã và hội nông dân giúp cho cộng đồng xã hội nông thôn phát triển hài hoà cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường với điều kiện hợp tác xã thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực, tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao, có sự tương trợ lẫn nhau (Viện nghiên cứu rau quả, 2013).

* Hiện tích tụ ruộng đất bình quân ở Việt Nam chỉ có 0,6 ha/hộ; vào loại thấp nhất thế giới. Hiện nay, chính sách dồn điền, đổi thửa cho phép xử lý vấn đề đất đai manh mún. Nhưng cần thực hiện chính sách này từng bước một cách thận trọng và gắn với phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình (Viện nghiên cứu rau quả, 2013).

* Thực hiện liên kết nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn theo hướng đưa công nghiệp, kể cả công nghiệp nặng về phân tán ở nông thôn; điều chỉnh kế hoạch mở rộng các đô thị lớn thành xây dựng nhiều thành phố vệ tinh nhỏ nằm ở nông thôn; đồng thời, cải thiện hệ thống giao thông để cư dân nông thôn và đô thị có thể di chuyển thuận lợi. Điều này vừa giúp tăng thu nhập cho cư dân nông thôn vừa giúp giảm áp lực người dân nông thôn đổ dồn vào thành thị (Viện nghiên cứu rau quả, 2013).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Israel

Israel, một đất nước Do Thái nhỏ bé, phải hứng chịu điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, trong khi khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn. Một đất nước không hề có "rừng vàng,

biển bạc" nhưng lại có một nền kinh tế phát triển, hùng mạnh nhất Thế giới.

Người Israel luôn bày tỏ sự tự hào khi nói về đất nước mình rằng: Tuy có khí hậu và địa lý vô cùng khắc nghiệt, nhưng chúng tôi vẫn có nền nông nghiệp tiên tiến nhất Thế giới, ông Ali Yhia - một quan chức của Bộ Ngoại giao Israel cho biết: “Bí quyết để Israel phát triển là trí tuệ cộng với sự đoàn kết. Israel thật sự coi trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nghiên cứu khoa học công

nghệ”.Trong phát triển nông nghiệp, họ xây dựng những chính sách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với triển khai ứng dụng thực tế. Từ cấp lãnh đạo đến doanh nghiệp đều có tầm nhìn và tư duy chiến lược toàn cầu. Ngay cả các chủ trang trại đôi khi cũng chính là các nhà khoa học. Không chỉ sản xuất lương thực cho riêng mình, người nông dân Arava còn đem sản phẩm của mình xuất khẩu ra khắp Thế giới. Không thể ngờ rằng, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng rau và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu của Israel (Vương Nguyên Anh, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)