Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 50)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT trong thời gian qua của huyện chúng tôi tiến hành điều tra lao động ở 4 xã bao gồm: xã Hiệp An, xã Hiệp Sơn, xã Long Xuyên. Đây là các xã thuần nông đại diện cho các vùng của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, trong thời gian vừa qua có lực lượng lao động nông thôn tham gia học nghề chiếm số lượng lớn của huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

+ Thu thập số liệu đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học, sách báo, các văn bản của nhà nước đã ban hành và qua internet... về các vấn đề đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề, các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề đối với lao động nông thôn.

+ Số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Kinh Môn của Ủy ban nhân dân huyện Kinh Môn các năm 2014 đến 2016.

+ Số liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Kinh Môn những năm vừa qua năm 2014 đến 2016 từ Trung tâm dạy nghề huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

+ Các thông tin sơ cấp được thu thập, điều tra bằng cách khảo sát thực địa, phỏng vấn qua các phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn đối với các cá nhân có liên quan bao gồm:

+ Lao động nông thôn 3 xã: 120 người (mỗi xã 40 người)

+ Cán bộ xã, cán bộ huyện, cán bộ quản lý thực hiện chương trình đào tạo nghề nông nghiệp thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: cán bộ sở Lao động Thương binh và Xã hội: 15 người

+ Giáo viên cơ hữu của Trung tâm Dạy nghề huyện Kinh Môn: 10 người + Người sử dụng lao động (đại diện các doanh nghiệp, hộ gia đình, cơ quan sử dụng lao động): 15 người

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Đối với những tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ mục đích ngiên cứu.

- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel,... tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 3.2.4.1. Phương pháp định lượng 3.2.4.1. Phương pháp định lượng

* Phương pháp dự tính, dự báo

Sử dụng phương pháp này để dự tính, dự báo ngành nghề và nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong những năm tới. Để dự báo kết quả thực hiện những giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đưa ra. * Phương pháp thống kê kinh tế

- Thống kê mô tả: Phân tích thực trạng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn - Thống kê so sánh: Phân tích yêu cầu chất lượng đào tạo nghề của người sử dụng đối với thực tế chất lượng lao động; phân tích thực trạng đào tạo nghề lao động nông thôn với các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Kinh Môn- tỉnh Hải Dương.

3.2.4.2. Phương pháp định tính

Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu với thực tiễn nhằm khẳng định tính khoa học và thực tiễn của những nội dung nghiên cứu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Nhóm chỉ tiêu thể hiện nội dung hoạt động đào tạo nghề

- Nhóm chỉ tiểu thể hiện đánh giá nhu cầu đào tạo nghề; + Nhóm chỉ tiểu thể hiện lập kế hoạch;

+ Nhóm chỉ tiểu thể hiện triển khai công tác đào tạo nghề và đào tạo nghề; + Nhóm chỉ tiểu thể hiện kiểm tra đánh giá đào tạo nghề;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN

4.1.1. Thực trạng cơ cấu ngành nghề huyện Kinh Môn

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, ngày 28/10/2008 của Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ, trong đó có mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay” - (Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 2008).

Để cụ thể hóa chương trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Trong Quyết định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước là “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối vói mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện đế toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn” (Chính phủ, 2009b).

Đối tượng của Đề án này là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc diện có đất thu hồi...

Bảng 4.1. Mong muốn đào tạo nghề của lao động nông thôn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương năn 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 2015/2014 2016/2015 TĐBQ Tổng lao động NT 44.681 100 45.060 100 45.474 100 100,85 100,92 100,46

Trong đó: Muốn đào tạo nghề

- Nông nghiệp 130 0,29 116 0,26 75 0,16 89,23 64,66 75,96

- Công nghiệp, xây dựng 1.390 3,11 1.555 3,45 2.000 4,40 111,87 128,62 119,95

- Dịch vụ 50 0,11 75 0,17 150 0,33 150 200 173,21

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Kinh Môn (2016)

Có thể thấy rằng số lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện có nhu cầu học nghề giảm dần qua các năm. Tỷ lệ học nghề nông nghiệp từ năm 2015 đến năm 2016 ngày càng giảm do việc đào tạo nghề của các Trung tâm Dạy nghề huyện Kinhh Môn và các phòng chức năng, các tổ chức đoàn thể của huyện gắn với doanh nghiệp còn yếu, số lượng đào tạo nghề trong các doanh nghiệp còn ít nên chưa hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp nâng cao tay nghề cho người lao động, phần lớn các doanh nghiệp vẫn phải tự lo khâu đào tạo. trong khi tỷ lệ lao động có nhu cầu học nghề phi nông nghiệp này một tăng cao cho thấy nhận thức của lao động nông thôn trên địa bàn huyện ngày một thay đổi.

Về công tác xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn được phối hợp triển khai từ xã đến huyện. UBND các xã, thị trấn căn cứ vào nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch dạy nghề báo cáo UBND huyện. Phòng Lao động - TB&XH huyện tổng hợp nhu cầu của các xã, thị trấn phối hợp với các phòng chức năng của huyện xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn báo cáo UBND phê duyệt kế hoạch và báo cáo về Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh theo quy định.

Do huyện Kinh Môn có nhiều lợi thế mà không phải địa phương nào trong tỉnh cũng có được. Vì vậy, để phát triển kinh tế Kinh Môn cũng có nhiều thuận lợi hơn. Đến nay, mọi nỗ lực của các cấp lãnh đạo cũng như chính quyền địa phương đang tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất và công ty tăng lên nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi một đội ngũ lao động có tay nghề là tương đối lớn. Mặc dù lực lượng lao động của địa phương khá cao nhưng tỷ lệ lao động có tay nghề lại tương đối lớn, chưa thể đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của nền kinh tế thị trường - hàng hóa.

Trong thời đại thông tin phát triển, bản thân những người lao động họ cũng hiểu được vấn đề học Đại học, học nghề hoặc học để nâng cao tay nghề là học thêm hoặc học nâng cao để phù hợp với nhu cầu thực tế, nhưng cũng do hoàn cảnh và những điều kiện riêng mà họ thường chấp nhận thực tế và có hướng đi riêng của mình.

4.1.2. Thực trạng lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Hệ thống tổ chức quân lý ĐTN cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Kinh Môn

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện Kinh Môn Tỉnh Hải Dương

Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Hải Dương (2016)

Qua sơ đồ 4.1. ta thấy, tham gia trực tiếp đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Kinh Môn gồm: Trung tâm Dạy nghề huyện Kinh Môn, các cơ sở liên kết dạy nghề, các phòng chức năng, các tổ chức đoàn thế của huyện, UBND xã. Các doanh nghiệp trên địa bàn.

Công tác tổ chức đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn huyện Kinh Môn được tiến hành theo các bước:

Thứ nhất, trên cơ sở chỉ đạo về công tác đào tạo nghề cho LĐNT của cơ quan quản lý từ Trung ương đến tỉnh, UBND huyện Kinh Môn giao cho Trung tâm Dạy nghề huyện Kinh Môn chủ trì phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của nông dân kết hợp với tuyên truyền và tư vấn nghề cho

nông dân. Công tác điều tra này được thực hiện từ cấp thôn, xóm, tới từng hộ gia đình trên cơ sở nhu cầu học nghề của người nông dân.

Thứ hai, nông dân tiến hành đăng ký học nghề tại UBND các xã. Trên cơ sở danh sách đăng ký chính thức học nghề của các xã, phòng Lao động TB và XH, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện trình UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề tại các xã và giao cho Trung tâm Dạy nghề huyện tổ chức đào tạo. Nếu trong trường hợp đào tạo những nghề mà Trung tâm Dạy nghề của huyện không có giáo viên và chương trình đào tạo đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ ký hơp đồng với các cơ sở dạy nghề có chức năng, uy tín đảm bảo chất lượng.

Thứ ba, Trung tâm Dạy nghề huyện Kinh Môn chủ trì phối hợp với Phòng Lao động TB và XH, Phòng Nông nghiệp & PTNT, UBND xã, các tổ chức đoàn thể của huyện, các cơ sở liên kết dạy nghề sẽ tổ chức khai giảng và thực hiện quản lý lớp học.

Các cơ sở dạy nghề thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT đều chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Lao động TB & XH, sở Nông nghiệp & PTNT và các phòng chuyên môn cấp huyện.

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ trung tâm dạy nghề về công tác lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm tại huyện Kinh Môn

Có thể nói việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang là vấn đề cấp bách và được UBND huyện chú trọng quan tâm. Huyện Kinh Môn là huyện thuần nông có tỷ lệ lao động gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, công việc mang tính thời vụ không ổn định, thu nhập của lao động nông thôn còn thấp. Chính vì vậy hàng năm Trung tâm luôn chú trọng đến việc mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp lao động tăng thêm thu nhập, tránh thời gian nhàn rỗi. Nhưng một vấn đề đặt ra đó là hiện nay là trình độ của lao động khu vực nông thôn còn hạn chế và UBND Huyện Kinh Môn chưa có chính sách vụ thể hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho lao động sau khi tham gia tập huấn gây nên hiện tượng lao động sau khi tham gia đào tạo nghề nhưng không áp dụng vào sản xuất - kinh doanh

Nguồn : Phỏng vấn sâu ông Lê Xuân Bí phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kinh Môn (2016).

Công tác triển khai tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện đã đảm bảo tính nghiêm túc, bước đầu đã có sự phối hợp của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện. Trong quá trình tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách đào tạo nghề, tư vấn học nghề và việc làm trực tiếp đối với nông dân nhằm nâng cao nhận thức của họ trong việc chủ động học nghề và tự tạo việc làm.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân trên địa bàn vẫn gặp khó khăn, đó là: Nhiều nông dân đăng ký tham gia học nghề đã quá tuổi quy định, tham gia học nghề từ năm trước, những người trong đối tượng được hỗ trợ học nghề đăng ký học còn rải rác, phân tán.

Một số xã trong huyện cán bộ cơ sở thực hiện điều tra còn mang tính hình thức, chưa sát thực tiễn, sự phối hợp với Trung tâm Dạy nghề còn chưa chặt chẽ. Các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền phát hành chưa kịp thời, tần suất chưa cao, nội dung chưa phong phú; công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho nông dân có nơi chưa tới nguời nông dân; những người tham gia công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa chuyên nghiệp. Còn nhiều thủ tục rườm rà mang tính hình thức như tại một xã khi số lượng nông dân đăng ký mở lớp đào tạo nghề thì phải có đủ số lượng nông dân tại một xã đăng ký học thì mới mở lớp, còn nếu số lượng nông dân đăng ký không đủ thì không thể mở lớp tại xã đó được. Đây cũng là một hạn chế ảnh hưởng đến công tác tổ chức đào tạo nghề của nông dân.

4.1.3. Thực trạng triển khai các công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thôn

4.1.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề

Trong lĩnh vực đào tạo thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên dạy nghề ngoài các yêu cầu đủ về trình độ sư phạm và chuyên môn cao còn cần phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo. Vì vậy, năng lực giáo viên đào tạo nghề tác động trực tiếp lên chất lượng công tác đào tạo nghề.

Năng lực của giáo viên đào tạo nghề tốt thì mới có thể đào tạo được các học viên được tốt bởi vì các học viên nắm được lý thuyết, bài giảng được học viên tiếp thu nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên.

Bảng 4.2. Đội ngũ giáo viên dạy nghề huyện Kinh Môn năm 2016 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Tổng số CBCNVC 40 100,00

2. Cán bộ giảng dạy 30 75,00

3. Cán bộ phục vụ 10 25,00

4. Trình độ chuyên môn CBGD 30 100,00

+ Đại học, trên đại học 18 60

+ Cao đẳng 2 6,67 + Trung cấp + Sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)