Thực tiễn hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 33 - 38)

Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm chú trọng ở khắp các địa phương trên cả nước. Theo đó, nhiều địa phương đã có những mô hình đào tạo nghề hiệu quả và đáng được học hỏi nhân rộng.

2.2.2.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quảng Trị

Qua nhiều năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm - dạy nghề, đặc biệt là khi triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, nhờ đa dạng hóa các hình thức đào tạo, người lao động đã được tiếp cận nhiều ngành nghề mới.

Trong hai năm 2010 - 2011, các cơ sở dạy nghề của Quảng Trị đã tổ chức tuyển sinh và dạy nghề cho 12.180 người, trong đó dạy nghề nông nghiệp 10.480 người, chiếm 89%, dạy nghề phi nông nghiệp 1.340 người. Ngành nghề đào tạo tập trung chủ yếu vào các ngành như trồng và chăm sóc, khai thác cao su, hồ tiêu, càphê, kỹ thuật trồng rau an toàn, trồng lúa, sắn, ngô, lạc; kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm (Lê Thị Mai Hoa, 2012).

Hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức: tập trung tại các cơ sở dạy nghề; lưu động tại các xã, thôn, bản; theo hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp... Điều đáng ghi nhận là, các cơ sở đã chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương (Lê Thị Mai Hoa, 2012).

Để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trong hai năm qua, Nhà nước đã đầu tư cho Quảng Trị gần 61 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương

53,780 tỷ đồng (chiếm 88,26% tổng nguồn vốn đầu tư) cho hoạt động này. Nhờ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước mà cơ sở vật chất của các trung tâm dạy nghề tổng hợp được xây dựng, sửa chữa khang trang hơn, to đẹp hơn, mua sắm được nhiều trang thiết bị quan trọng phục vụ nhiệm vụ đào tạo nghề.

Thông qua hoạt động đào tạo nghề, nhiều lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, đã được trang bị nghề mới, được tiếp thu kiến thức kỹ thuật để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả lao động. Mặt khác qua đào tạo nghề, nông dân đã thực sự làm chủ được kỹ thuật, tự chủ được tay nghề và quan trọng hơn là có nghề để nuôi sống bản thân và gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đào tạo nghề ở Quảng Trị trong những năm qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Đó là sự thiếu quan tâm trong công tác điều tra, đánh giá thực trạng tình hình lao động nên các địa phương, các ngành chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch cũng như nhu cầu sử dụng lao động có nghề và chưa định hướng được nghề cần phát triển tại địa phương nên chưa gắn kết được công tác đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế- xã hội (Lê Thị Mai Hoa, 2012).

Vì lẽ đó, đổi mới công tác đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để bà con tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới là vấn đề cấp bách hiện nay (Lê Thị Mai Hoa, 2012). 2.2.2.2. Mô hình liên kết “3 nhà” trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Nam Định

Mô hình liên kết “3 nhà” (nhà nông - người lao động, nhà trường - cơ sở đào tạo, nhà sử dụng lao động - doanh nghiệp) được xem là hướng đi hiệu quả để Nam Định thực hiện được mục tiêu dạy nghề gắn với việc làm theo "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

Chẳng hạn, những cách làm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện miền biển Hải Hậu sẽ cho ta thấy rõ hiệu quả từ mô hình này.

Được đánh giá là một trong những đơn vị triển khai thành công đề án dạy nghề của tỉnh Nam Định, ngay khi bắt đầu thực hiện, huyện Hải Hậu đã khảo sát nhu cầu học nghề của bà con. Kết quả cho thấy người lao động ở các xã ven biển

muốn học nghề dệt lưới; dân ở các xã vùng nội đồng muốn học dệt cói xuất khẩu, móc sợi, trồng nấm, nghề mộc... Riêng nghề may, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều có lao động có nhu cầu học. Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện, bà Đỗ Thị Chiên cho rằng: do đặc thù lao động ở khu vực nông thôn đa dạng về đối tượng, độ tuổi, khả năng tiếp thu, điều kiện học tập khác nhau nên việc tổ chức dạy nghề theo hình thức tập trung sẽ không phát huy hiệu quả. Hơn nữa muốn kéo nông dân đi học, không chỉ tuyên truyền kêu gọi mà điều quan trọng là phải có mô hình điểm hiệu quả cho người dân nhìn, có thế họ mới hăng hái tham gia học nghề. Nếu dạy nghề mà không tạo thu nhập cho nông dân thì không đầy một tuần bà con sẽ nghỉ hết.

Để khắc phục những "cái khó" trên, Trung tâm Dạy nghề huyện Hải Hậu đã xây đựng chương trình đào tạo gồm 12 nghề, trong đó: hàn điện, máy công nghiệp, đan, thêu, móc là các nghề thị trường lao động có nhu cầu cao; tổ chức dạy nghề ngay tại địa bàn khu dân cư, dạy nghề gắn với sản xuất, vừa học vừa làm, đồng thời xây dựng đội ngũ cộng tác viên ở địa phương là những người có tay nghề, nghiệp vụ sư phạm làm công tác tuyên truyền nghề, dạy nghề. Nhờ đó, hầu hết học viên sau khi tốt nghiệp đều được các doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất trên địa bàn tiếp nhận vào làm việc. Một số học viên sau khi được học nghề còn mạnh dạn vay vốn đầu tư mở cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho nhiều lao động khác.

Đóng trên địa bàn xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, doanh nghiệp Cao Cường từ lâu đã làm tốt công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề

án đàotạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" đến nay, doanh nghiệp

đã phối hợp với Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghiệp Nam Định và chính quyền địa phương mở 12 lớp dạy nghề mây tre đan, bẹ chuối, may công nghiệp cho 360 lao động của huyện Trực Ninh; phối hợp với Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) mở 05 lớp dạy nghề tương tự cho 150 lao động của các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Giao Thủy.Với phương châm đào tạo nghề theo hướng "cầm tay chỉ việc", "học đi đôi với hành", doanh nghiệp đã tạo cho học viên tay nghề vững, tiếp cận dễ dàng với công việc. Năm 2011, trong khi khá nhiều doanh nghiệp khác "lao đao" thiếu các đơn hàng thì Cao Cường vẫn đảm bảo sản xuất và có thêm nhiều hợp đồng dài hạn nhờ vào hệ thống chân rết là những lao động đã tùng được đào tạo tại doanh nghiệp. Cùng với việc dạy nghề, những năm qua doanh nghiệp đã huy động thêm vốn của Ngân hàng Chính

sách xã hội và nhiều "kênh" khác đầu tư mở rộng nhà xưởng, tổ chức sản xuất thêm các sản phẩm may mặc bên cạnh sản phẩm mây tre đan truyền thống. Việc làm này đã góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nông nhàn tại 18 xã trong huyện. Hoạt động thu mua bẹ chuối, bèo tây của doanh nghiệp cũng gián tiếp tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn khác trên địa bàn. Trong năm 2011, doanh nghiệp đạt doanh thu gần 10 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 1,5 đến 1,9 triệu đồng/người/tháng. Năm 2012, doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh, chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho lao động, phấn đấu đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, đồng thời giúp họ nâng cao thu nhập, đời sống (Lê Thị Mai Hoa, 2012).

Có thể thấy, sự phối hợp nhịp nhàng “3 nhà” trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn như trên thực sự đem lại hiệu quả đào tạo rất cao. Đây là một mô hình kinh nghiệm cho các địa phương khác áp dụng rất hữu ích và khách quan. Và các cách tỉnh Nam Định thực hiện trong công tác đào tạo nghề đáng học hỏi để phát triển hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh.

2.2.2.3. Kinh nghiệm đào tạo nghề theo địa chỉ ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình hiện có hơn 21 nghìn người trong độ luổi lao động. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm hơn 30%. Hiện nay, huyện có 2 Khu Công nghiệp mới thành lập và trên 60 doanh nghiệp đã và đang hoạt động với nhiều ngành nghề khác nhau.

Xuất phát từ thực tế đó, đào tạo nghề, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngay trên địa bàn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động đang là mục tiêu mà huyện hướng đến. Để thực hiện được mục tiêu đó, từ nhiều năm nay huyện đã xác định gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ.

Ngay từ đầu năm, huyện đã triển khai điều tra, khảo sát tại 85 thôn, xóm để nắm được số liệu cụ thể về người lao động, đồng thời, tiến hành điều tra, rà soát nhu cầu sử dụng lao động tại 42 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Qua đó, nắm được chính xác nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo cụ thể. Trong năm 2012, huyện đã mở được 10 lớp đào tạo nghề cho 315 lao động, trong đó chủ yếu là các nghề phi nông nghiệp phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả dạy nghề, đặc biệt, để đảm bảo việc làm cho lao động, huyện đã chủ động ký

kết với các doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn và truyền nghề cho lao động bằng hình thức học và thực hành ngay tại xưởng. Từ đầu năm đến nay, huyện đã phối hợp với các đơn vị như Công ty TNHH Mai Bình, Công ty TNHH Minh Thắng, UBND xã Hợp Thịnh, Trạm KN-KL huyện, Bộ CHQS tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh... đào tạo các nghề chẻ tăm hương, làm chổi chít, chăn nuôi, trồng trọt, trồng hoa, cây cảnh, trồng rau sạch, hàn, xây dựng, sửa chữa xe gắn máy cho gần 2.000 lao động, trong đó gần 100 lao động bị thu hồi đất được đào tạo các ngành nghề phù hợp. Với việc doanh nghiệp trực tiếp đứng ra giảng dạy theo hình thức thực hành tại chỗ, người lao động vừa nắm vững được kiến thức, đồng thời vừa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm dạt từ 85 - 90%. Cụ thể, Công ty TNHH Minh Thắng mở được 8 lớp làm chổi chít xuất khẩu với gần 300 học viên tham gia, 90% là lao động nữ và 85% lao động được đào tạo vào làm việc tại các cơ sở chổi chít của doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Trung tâm dạy nghề Bộ CHQS tỉnh mở 2 lớp dạy nghề hàn điện cho gần 100 lao động, 60% lao động sau khi học xong được các doanh nghiệp trên địa bàn nhận vào làm việc; ký kết với cơ sởlàm chổi chít xuất khẩu xã Dân Hạ mở 2 lớp dạy nghề làm chổi chít cho lao động tại xã Hợp Thịnh, 100% lao động học xong được cơ sở nhận vào làm việc có thu nhập ổn định từ 2 triệu đồng trở lên...

Ngoài ra, huyện cũng đã phối hợp với ngân hàng CSXH huyện triển khai thực hiện hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia về việc làm. Trong năm đã giải quyết cho 57 dự án vay với tống kinh phí 790 triệu đồng, nguồn vốn vay này đã giải quyết việc làm cho 57 lao động. Trong đó, chủ yếu là các dự án về phát triển TTCN, dịch vụ (Lê Thị Mai Hoa, 2012).

Chính nhờ các giải pháp đồng bộ trong công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề theo địa chỉ, huyện đã tạo được nguồn lao động dồi dào, cao tay nghề cho các DN, đơn vị đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Từ những căn cứ trên, kinh nghiệm đào tạo nghề ở các địa phương cho thấy việc xác định đúng nhu cầu đào tạo cũng như đào tạo các nghề phù hợp với địa phương và có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và người lao động là hướng đi hiệu quả trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cấp chính quyền với cơ sở đào tạo, người lao động và doanh nghiệp cho thấy nhận thức đúng đắn của họ về ý nghĩa của công tác đào tạo nghề và nhiệt tình khi thực hiện công tác này một cách đầy nhiệt huyết và hiệu quả.

Qua những phân tích trên, tác giả nhận thấy, công tác đào tạo nghề lao động nông thôn cần được đầu tư và quan tâm hơn nữa của toàn xã hội. Đứng trước những yêu cầu của sự phát triển cũng như được sự chỉ đạo của cấp trên, quê hương tác giả đang mở rộng và triển khai nhiều chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, công tác thực hiện còn chậm và hiệu quả chưa cao, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập. Do vậy, tác giả nghiên cứu vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương mình, nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong những năm tới.

2.2.2.4. Mô hình dạy nghề gắn với thực hành tại chỗ ở tỉnh Bắc Cạn

Có thể nói, các ngành nghề đào tạo và mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn rất phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội, lao động nông thôn của tỉnh Bắc Kạn. Ở tỉnh Bắc Kạn các lớp nghề đào tạo chủ yếu là kỹ thuật trồng nấm, trồng rau, sản xuất phân vi sinh, các loại cây ăn quả, sửa chữa máy nông nghiệp. Tại đây học viên được tham gia học lý thuyết và thực hành tại chỗ.

Chẳng hạn, tại thôn Pá Danh, xã Huyền Tụng (thị xã Bắc Kạn) đang triển khai lớp sản xuất phân vi sinh với 30 học viên tham dự. Học xong lý thuyết, mỗi học viên đóng góp nguyên, vật liệu thực hành tại chỗ. Chị Phạm Thị Thu, cán bộ Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, giảng viên dạy nghề cho biết: Phương pháp ủ phân vi sinh rất đơn giàn, chủ yếu dùng các đồ phế thải bỏ đi, không những tiết kiệm chi phí mua phân bón hoá học mà còn giúp cải tạo đất, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, hạn chế tác động xấu đến môi trường. Một học viên của lớp, chị Ma Thị Thuý, thôn Pá Danh cho hay; Gia đình vừa làm nông nghiệp vừa chăn nuôi. Hằng năm, lượng phân chuồng thải ra không được xử lý nên gây ô nhiễm môi trường. Chị Thuý đăng ký theo học lớp nghề này, sau đó sẽ tiến hành ủ phân vi sinh ngay tại ruộng, vườn nhà để bớt chi phí mua phân bón (Hoàng Anh, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 33 - 38)