Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 38 - 40)

2.2.3.1. Kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới

Qua tìm hiểu một số nước, ta thấy rằng Chính phủ các nước đều quan tâm đến việc xác định nhu cầu học nghề của người lao động trước khi đưa ra các quyết sách cho việc dạy nghề, đặc biệt là công tác hoạch định chính sách đối với dạy nghề cho lực lượng LĐNT. Từ những thành quả đạt được của các nước

chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác đào tạo nghề tại Việt Nam trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất: hình thức và nội dung đào tạo được xác định thông qua việc

nghiên cứu nhu cầu học nghề kết hợp định hướng theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

Thứ hai: cần phân cấp rõ vai trò của việc quản lý đào tạo nghề theo ngành

dọc, bảo đảm tính chủ động trong việc triển khai công tác dạy nghề gắn với nhu cầu người học đồng thời tạo việc làm cho người LĐNT sau khi ra trường.

Thứ ba: chương trình đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực có sự cân

đối giữa số lượng dạy nghề với việc sử dụng lao động tạo ra sự cân đối cung - cầu trong đào tạo nghề.

Thứ tư: công tác đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai trên các mặt

hoạt động đồng thời theo các hướng đào tạo gồm: đào tạo chuyển dịch cơ cấu lao động đi đôi với quá trình CNH; có sự phân phối giữa đào tạo lý thuyết với thực hành tại nơi sử dụng lao động.

Những kinh nghiệm này cần được vận dụng linh hoạt ở Việt Nam trong quá trình phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo ra nguồn nhân lực đạt trình độ cao có thể đáp ứng được sứ mạng CNH, HĐH đất nước.

2.2.3.2. Kinh nghiệm rút ra từ các địa phương

Từ kết quả đào tạo nghề tại một số địa phương trên ta có thể đưa ra được một số những vấn đề cần thực hiện khi triển khai công tác đào nghề và nâng cao chất lượng người lao động trong thời gian tới

Một là: cần thực hiện theo sát đề án mà các cấp chính quyền từ Trung

ương đến địa phương đã đề, đồng thời phải có các chính sách phát triển công tác đào tạo nghề phù hợp với thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Hai là: tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa về công tác đào

tạo nghề cho người lao động đến toàn thể lực lượng lao động của địa phương.

Ba là: tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị dạy nghề, cũng

như tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề.

Bốn là: tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu của các doanh nghiệp, đồng thời cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp sử dụng lao động.

Năm là: cần có chính sách tạo việc làm cho người lao động sau khi tham

gia học nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)