Đặc điểm huyện kinh môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 43)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Kinh Môn

Kinh Môn là huyện đồng bằng bán sơn địa của tỉnh Hải Dương, có ranh giới tiếp giáp như sau:

+/ Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; +/ Phía đông giáp thành phố Hải Phòng; +/ Phía tây nam giáp huyện Kim Thành;

Địa hình Kinh Môn là đồi núi xen kẽ đồng bằng, có 4 sông lớn chảy qua chia cắt địa bàn huyện thành 3 vùng địa lý tương đối riêng biệt (phía Nam An Phụ, Bắc An Phụ và 5 xã khu đảo), gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp và hệ thống giao thông. Khi chưa có cầu An Thái, bất cứ ai đến với Kinh Môn đều phải qua đò, bởi Kinh Môn là một “huyện đảo” ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng với tốc độ phát triển hiện nay và đặc biệt con đường mới đã được mở ra nối liền Quốc Lộ 5 Và Quốc Lộ 18 với hai câu cầu được xây dựng là cầu Hiệp Thượng và cầu Hoàng Thạch. Vì vậy việc giao lưu và đi lại của người dân đã thuận lợi hơn nhiều và có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư.

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn

Huyện Kinh Môn có khí hậu nhiệt đới và chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 – 25oC, độ ẩm bình quân khoảng 81 – 84%, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.240 giờ. Lượng mưa trung bình trong năm tương đối cao, khoảng 1.500 – 1700 mm/năm. Khí hậu của huyện mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa huyện chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam gắn liền với nhiệt độ cao bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10.

Đáng chú ý là mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 kèm theo các cơn bão nhiệt đới, bất lợi cho sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Mùa khô gắn liền với nhiệt độ thấp bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, về mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, không khí lạnh và có thời điểm có mưa phùn, thiếu ánh sáng, ẩm ướt (tháng lạnh nhất là tháng 1, 2).

Thủy văn nước lên xuống trong ngày, hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9 có từ 2-3 lần xuất hiện lũ ở mức báo động cấp 3.

Khí hậu - thuỷ văn đã tạo cho Kinh Môn có tập đoàn cây trồng phong phú cả cây nhiệt đới, ôn đới.

Có thể nói điều kiện tự nhiên của huyện Kinh Môn rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung phát triển nông nghiệp nói riêng trên các phương diện sản xuất, tiếp cận thông tin và tiêu thụ sản phẩm.

Nhiệt độ trung bình (°C) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Độ ẩm không khí tb (%) 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 TỔNG SỐ 23,0 23,9 24,7 1.239 1.173 1.325 1.593 1.771 1.650 81 84 82 Tháng 1 12,4 14,4 15,0 6 1 13 4 32 11 71 87 83 Tháng 2 17,5 16,1 19,7 42 12 34 11 14 14 83 87 87 Tháng 3 16,9 20,0 23,3 13 13 65 88 22 25 84 86 85 Tháng 4 23,3 25,3 24,4 63 94 68 35 70 26 85 85 85 Tháng 5 26,4 28,2 28,1 159 179 165 110 343 366 82 85 83 Tháng 6 29,1 29,7 29,3 139 111 185 499 168 155 84 80 79 Tháng 7 29,6 29,3 28,5 186 173 130 302 286 402 80 82 86 Tháng 8 28,8 28,8 29,0 195 183 154 163 476 331 83 84 84 Tháng 9 27,0 27,3 26,6 121 141 111 242 88 224 84 82 86 Tháng 10 24,1 26,0 25,2 95 128 149 73 157 26 83 81 76 Tháng 11 23,4 23,0 22,4 133 101 70 51 84 48 80 83 77 Tháng 12 16,9 18,5 25,3 88 37 181 16 31 22 71 82 76 Nguồn: Phòng khí tượng thủy văn huyện Kinh Môn, (2016) 3.1.1.3. Tình hình đất đai của huyện Kinh Môn

Tình hình đất đai của huyện nhìn chung không thay đổi nhiều lắm quan 3 năm. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 16.534 ha trong đó đất nông nghiệp là 10.308 ha đất trồng lúa giảm dần qua 3 năm. Năm 2014 đất trồng lúa có 6.150 ha sang năm 2015 giảm xuống còn 6.142 ha và năm 2016 là 6.130 ha bình quân 3 năm giảm 0.97 ha tương tự đất trồng cây hàng năm khác giảm bình quân 3 năm là 0.92 ha đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp cũng không thay đổi qua 3 năm đất nuôi trồng thủy sản năm 2015 lên 2.7 ha đến năm 2016 lại giảm xuống 2.1 ha đất ở đất phi nông nghiệp không đổi.

Nhìn chung, mặc dù chưa có sự chuyển biến rõ nét nhưng cơ cấu sử dụng đất của huyện đang chuyển biến theo xu hướng hợp lí, giảm dần diện tích đất nông nghiệp, đất hoang hoá, đồi trọc, tăng dần diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản đang được bảo tồn và ngày càng mở rộng.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Kinh Môn trong 3 năm (2014 – 2016)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/2015 BQ Tổng DT đất tự nhiên 16.534 100 16.534 100 16.534 100 100 100 100 Đất nông nghiệp 10.308 62,3 10.308 62,3 10.308 62,3 100 100 100 Trong đó: Đất trồng lúa 6.150 59,7 6.142 59,6 6.130 59,5 99,9 99,8 149,7 Đất trồng cây hàng năm khác 579 5,6 570 5,5 570 5,5 98,4 100,0 149,2

Đất trồng cây lâu năm 1.577 15,3 1.577 15,3 1.577 15,3 100,0 100,0 100,0

Đất nuôi trồng thuỷ sản 732 7,1 752 7,3 744 7,2 102,7 98,9 152,2

Đất lâm nghiệp 1.267 12,3 1.267 12,3 1.267 12,3 100,0 100,0 100,0

Đất phi nông nghiệp 6.137 37,1 6.137 37,1 6.137 37,1 100,0 100,0 100,0

Trong đó:

Đất ở 1.302 21,2 1.302 21,2 1.302 21,2 100,0 100,0 100,0

Đất chuyên dùng 3.524 57,4 3.524 57,4 3.524 57,4 100,0 100,0 100,0

Các loại đất khác 1.311 21,4 1.311 21,4 1.311 21,4 100,0 100,0 100,0

Đất chưa sử dụng 88 0,6 88 0,6 88 0,6 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn (2016)

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế -xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của huyện thời gian qua liên tục duy trì được ở tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ; tăng dần tỷ trọng ngành CN – TTCN và TM – DV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Kinh Môn trong 3 năm từ năm 2014- 2016 ở mức tăng trưởng khá GDP của tỉnh Hải Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm bình quân tăng 0,6% trong 3 năm. Giá trị sản xuất năm 2015 đến 2014 tăng 1,15% năm 2016 đến 2015 tăng 1,28% bình quân tăng là 1,79% qua 3 năm.

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 3 năm tăng 1,17%, CN-XD 3 năm tăng 1,79% và TM- DV 3 năm tăng là 2,65%.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn 3 năm qua (2014-2016)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1. Giá trị sản xuất Tỷ đồng 626,3 723,3 928,3 1,15 1,28 1,78 2. Tăng trưởng GDP % - 11,5 12,8 - 1,11 0,6

3. Cơ cấu kinh tế

- Nông nghiệp % 62 46 37 - - - - CN-XD % 25 30 32 - - - - TM – DV % 12 24 31 - - - 4. Tổng giá trị SX ngành NN tỷ đồng 388,3 332,7 343,5 0,08 1,03 - - Tăng trưởng (%) % - 0,8 3,2 - - - 5. Công nghiệp- TTCN Tỷ đồng 156,5 216,9 297,0 1,38 1,36 1,38 - Tăng trưởng (%) % - 1,4 1,4 - - - 6. Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 75,1 173,5 287,7 2,35 1,65 2,0 - Tăng trưởng (%) % - 2,3 1,6 - - - Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kinh Môn (2016) 3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm của huyện

lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 21.268 người năm 2014 lên 21.870 người năm 2016, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 102,15%; Ngành thương mại dịch vụ tăng từ 14.916 người năm 2014 lên 16.406 người năm 2016, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 106,55%; Giảm số lượng lao động trong ngành nông nghiệp từ 40.832 người năm 2014 xuống còn 40.520 người năm 2016. Điều này cho thấy cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển theo chủ trương CNH - HĐH.

Bảng 3.3. Tình hình lao động của huyện Kinh Môn

ĐVT: Người TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ I Tổng số lao động 77.016 77.726 78.796 100,92 102,31 101,61 1 Lao động thành thị 9.445 9.550 9.646 101,11 102,13 101,62 2 II

Lao động nông thôn

Lao động đang làm việc 44.681 45.060 45.474 100,85 101,77 101,31 trong các ngành kinh tế 77.016 77.726 78.796 100,92 102,31 101,61 1 Nông lâm nghiệp 40.832 40.748 40.520 99,79 99,24 99,51 2 Công nghiệp, xây dựng 21.268 21.583 21.870 101,48 102,83 102,15 3 Thương mại, dịch vụ 14.916 15.395 16.406 103,21 109,99 106,55 Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn (2016)

Năm 2016, số lao động thường xuyên đi làm kinh tế ngoài huyện là 19.502 người, chiếm 25,64 % lao động nông thôn, số lao động này chủ yếu làm nghề nông nghiệp, không qua đào tạo, trình độ văn hoá thấp, dễ bị tổn thương do tác động của kinh tế thị trường, số người trong độ tuổi lao động cao có lợi thế trong việc cung cấp nguồn nhân lực, tuy nhiên điều này cũng gây ra áp lực lớn cho việc giải quyết việc làm và công tác đào tạo nguồn nhân lực.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3.1.3.1. Thuận lợi 3.1.3.1. Thuận lợi

Huyện Kinh Môn có một vị trí địa lý khá thuận lợi là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển có các tuyến giao thông quan trọng là đường ô tô Quảng Ninh – Hải Phòng đang được đầu tư xây

dựng, cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện rất lớn cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm. Đất đai màu mỡ, lượng nước mặt lớn kết họp hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh tạo điều kiện phát triến những loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện khá ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nông nghiệp đã và đang chuyến dịch theo hướng tích cực. Đây là những thuận lợi và nguồn lực lớn, cho việc phát triến sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng số lượng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm số lượng lao động trong ngành nông nghiệp.

3.1.3.2. Khó khăn

- Là huyện thuần nông nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp, đất đai còn manh mún khó khăn cho việc kích thích nông dân sản xuất lớn và tập trung theo hướng hành hóa.

- Các cơ sở công nghiệp chưa nhiều và nhỏ lẻ, các cơ sở công nghiệp chưa nhiều và nhỏ lẻ, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển nên hiện tại chủ yếu sàn phẩm nông nghiệp vẫn ở dạng thô.

- Tình hình chăn nuôi đang có xu hương phát triến nhanh nhưng các cơ sở, chuồng trại lại chủ yếu nằm xen rải rác trong khu dân cư nên rất khó khăn cho việc mở rộng quy mô, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường khu dân cư.

- Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Trình độ và khả năng cạnh tranh trên thị trường của hộ nông dân, của trang trại và các Hợp tác xã còn nhiều hạn chế.

- Lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề cao hiện chiếm tỷ lệ chưa cao. Phần lớn số hộ nông dân vẫn còn thói quen sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự cung tự cấp.

Đây là những khó khăn lớn cho việc xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung. Vì vậy, cần nghiên cứu đánh giá và đưa ra định hương sử dụng đất nông nghiệp và những giải pháp phù hợp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn huyện.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT trong thời gian qua của huyện chúng tôi tiến hành điều tra lao động ở 4 xã bao gồm: xã Hiệp An, xã Hiệp Sơn, xã Long Xuyên. Đây là các xã thuần nông đại diện cho các vùng của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, trong thời gian vừa qua có lực lượng lao động nông thôn tham gia học nghề chiếm số lượng lớn của huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

+ Thu thập số liệu đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học, sách báo, các văn bản của nhà nước đã ban hành và qua internet... về các vấn đề đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề, các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề đối với lao động nông thôn.

+ Số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Kinh Môn của Ủy ban nhân dân huyện Kinh Môn các năm 2014 đến 2016.

+ Số liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Kinh Môn những năm vừa qua năm 2014 đến 2016 từ Trung tâm dạy nghề huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

+ Các thông tin sơ cấp được thu thập, điều tra bằng cách khảo sát thực địa, phỏng vấn qua các phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn đối với các cá nhân có liên quan bao gồm:

+ Lao động nông thôn 3 xã: 120 người (mỗi xã 40 người)

+ Cán bộ xã, cán bộ huyện, cán bộ quản lý thực hiện chương trình đào tạo nghề nông nghiệp thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: cán bộ sở Lao động Thương binh và Xã hội: 15 người

+ Giáo viên cơ hữu của Trung tâm Dạy nghề huyện Kinh Môn: 10 người + Người sử dụng lao động (đại diện các doanh nghiệp, hộ gia đình, cơ quan sử dụng lao động): 15 người

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Đối với những tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ mục đích ngiên cứu.

- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel,... tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 3.2.4.1. Phương pháp định lượng 3.2.4.1. Phương pháp định lượng

* Phương pháp dự tính, dự báo

Sử dụng phương pháp này để dự tính, dự báo ngành nghề và nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong những năm tới. Để dự báo kết quả thực hiện những giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đưa ra. * Phương pháp thống kê kinh tế

- Thống kê mô tả: Phân tích thực trạng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn - Thống kê so sánh: Phân tích yêu cầu chất lượng đào tạo nghề của người sử dụng đối với thực tế chất lượng lao động; phân tích thực trạng đào tạo nghề lao động nông thôn với các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Kinh Môn- tỉnh Hải Dương.

3.2.4.2. Phương pháp định tính

Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 43)