Phần 4 Kết quả nghiên và thảo luận
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông
4.2.5. Nhận thức của đối tượng học nghề
Đối tượng học nghề là nhân tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với công tác đào tạo nghề, nó ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề. Trình độ văn hoá, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian… của bản thân học viên đều có ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô và chất lượng đào tạo nghề. Trình độ văn hoá cũng như khả năng tư duy của học viên càng cao thì khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học nghề càng tốt, khi ấy chất lượng đào tạo nghề càng cao và ngược lại.
Tính đến hết năm 2016 dân số toàn huyện là 78.796 tổng số lao động toàn huyện là 44.681 người chiếm 50,4 tổng số dân trong đó lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu song theo các số liêu điều tra cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo. Điều nay cho thấy huyện vẫn còn một lực lượng lớn về nguồn lực lao động cần được đào tạo.
Người lao động ngày càng được nâng cao trình độ văn hoá, tuy nhiên tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học còn khá cao, song đang có xu hướng giảm dần; năm 2014 là 2.669 người, năm 2015 là 1.741 người và đến năm 2016 chỉ còn 1.486 người. Riêng trình độ văn hóa THPT có xu hướng tăng đều qua các năm; năm 2014 là 19.411 người, năm 2015 là 21.668 người và đến năm 2016 là 24.602 người.
Bảng 4.16. Trình độ văn hoá của lực lượng lao động ở huyện Kinh Môn qua các năm
ĐVT: Người
Trình độ văn hoá 2014 2015 2016
1. Không biết chữ và chưa TN tiểu học 2. Đã tốt nghiệp tiểu học 3. Đã tốt nghiệp THCS 4. Đã tốt nghiệp THPT 2.669 10.111 22.517 19.411 1.741 9.618 22.149 21.668 1.486 8.299 21.668 24.602
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kinh Môn (2016)
Nhìn chung, trình độ văn hoá hiện nay của người lao động trên địa bàn huyện Kinh Môn vẫn thấp so với mức trung bình chung của cả nước và các tỉnh đồng bằng. Điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đạo tạo nghề nói riêng trên địa bàn huyện Kinh Môn.
LĐNT có nhu cầu học nghề tại các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề ngày càng tăng. Mục đích của việc học nghề là sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề, học sẽ có trong tay một nghề với chuyên môn và tay nghề cao để có thể tự lập và tìm được việc làm trên thị trường lao động với thu nhập ổn định và ngày càng. Hơn thế nữa, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng về mặt số lượng, quy mô nên đòi hỏi đội ngũ lao động tương đối lớn ở các lĩnh vực. Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thì lực lương lao động tuy đông nhưng chất lượng lao động vẫn còn thấp kém, chưa thực sự đáp ứng
được yêu cầu sản xuất. Bởi vậy, đó là điều cần thiết để xác định nhu cầu học nghề của lao động theo từng nghề, từng khu vực và trình độ hàng năm theo Đề án và những năm tiếp theo; xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động. Trong khi đó, việc khảo sát nhu cầu lao động từng địa phương tiến hành còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tế nên cũng làm hạn chế hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT.
Bảng 4.17: Nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn huyện Kinh Môn
STT Đối tượng Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số lao động điều tra 120 100,00
1 Lao động chọn ngành nghề sản xuất nông nghiệp 6 5,00
2 Lao động chọn nghề cơ khí 52 43,3,0
3 Lao động chọn nghề may công nghiệp 26 21,60 4 Lao động chọn nghề thương mại – dịch vụ 22 18,30
5 Lao động chọn nghề truyền thống 14 11,60
Nguồn: Kết quả điều tra lao động nông thôn huyện Kinh Môn (2016)
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn huyện Kinh Môn
Qua bảng bảng 4.16 và biểu đồ 4.2, cho thấy nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn khá đa dạng. Phần lớn lao động muốn học nghề may công nghiệp (chiếm 21,6%) và nghề cơ khí (chiếm 43,3%). Đây là hai nhóm nghề đang phát triển mạnh tại địa phương và có nhu cầu khá lớn về lao động. Đối tượng lựa chọn nhóm nghề này chủ yếu là bộ phận thanh niên, có tâm lý muốn thoát khỏi đồng ruộng, thoát khỏi nghề nông, thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh, không ổn định. 5% lao động lựa chọn nhóm ngành nông nghiệp và 6% lựa chọn nhóm ngành nghề truyền thống. Đối tượng lựa chọn nhóm ngành này hầu hết ở lứa tuổi trung niên, muốn làm việc ngay tại địa phương. Dạy nghề cho nhóm đối tượng này sẽ góp phần sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần chuyển dịch lao động tại chỗ.
* Đánh giá chung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Kinh Môn
+ Những thành công:
-Công tác đào tạo nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, về công tác đào tạo nghề đã có một bước phát triển khá rõ rệt. Nhận thức về hoạt động dạy nghề của bản thân người lao động được nâng cao, vai trò của hoạt động dạy nghề đối với phát triến kinh tế xã hội được các cấp chính quyền nhìn nhận đúng, từ đó số lượng người lao động tự nguyện tham gia học nghề ngày một tăng, mà tập trung chủ yếu là các nghề ngắn hạn, ít tốn kém, có thể tự tạo việc làm tại gia đình hoặc có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh.
- Công tác xã hội hóa dạy nghề nhận được sự quan tâm và vào cuộc của các đoàn thể, các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Nhờ đó, nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực phục vụ cho công tác dạy nghề được đầu tư và người nông dân có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm sau đào tạo.
- Chất lượng đào tạo nghề luôn được các ngành, các cấp quan tâm về cơ sở vật chất và đào tạo các ngành nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, có điều kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao năng suất lao động trong quá trình sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp nông thôn.
Bảng 4.18. Phân cấp quản lý trong công tác ĐTN cho LĐNT của tỉnh Hải Dương năm 2015 và 2016
Sở lao động TB&XH Sở Nông nghiệp & PT nông thôn
- Phân cấp uỷ quyền giao kinh phí dạy nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
-Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư thấm định quyết toán kinh phí ĐTN phi nông nghiệp cho LĐNT.
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh Xã hội thẩm định các cơ sở dạy nghề nông nghiệp. Chịu trách nhiệm về chuyên môn đào tạo các nghề nông nghiệp, kiểm tra, nghiệm thu các lớp nghề nông nghiệp.
UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn
Các cơ sở dạy nghề
- UBND huyện: Chỉ đạo phòng Lao động Thương binh Xã hội, Phòng Nông nghiệp, UBND xã phối hợp với các cơ sở dạy nghề khảo sát nhu cầu, tổ chức tuyển sinh. Xác nhận phương án tuyển sinh trên địa bàn huyện. Giao các Cơ quan chuyên môn phối hợp quản lý các lớp học nghề.
- UBND xã xác nhận hồ sơ học viên, các chế độ ưu đãi của học viên (nếu có), phối hợp với các cơ sở dạy nghề quản lý lớp học.
- Phối hợp với UBND các xã thống nhất phương án tuyển sinh, báo cáo UBND huyện tổ chức tuyển sinh học nghề theo quy định của Sở Lao động Thương binh Xã hội.
- Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo đúng chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, tổ chức kiểm tra công nhận tốt nghiệp theo quy định.
- Quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy đinh hiện hành.
- Phối hợp với UBND xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn do cơ sở đào tạo sau học nghề.
- Báo cáo kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương (2016)
- Công tác thông tin về chính sách đào tạo, thị trường lao động, ngành, nghề đào tạo được thực hiện kịp thời, thông suốt đến tận cơ sở giúp cho người dân nắm được những thông tin cần thiết lựa chọn ngành nghề, chương trình học phù hợp với nhu cầu của bản thân, từ đó giúp người lao động có cơ hội tìm được
- Việc cấp phép dạy nghề cho các Doanh nghiệp và thực hiện thí điểm dạy nghề theo mô hình đã nâng cao tỷ lệ các cơ sở dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện cả về số lượng và chất lượng, giúp cho người nông dân có nhiều sự lựa chọn về cơ sở dạy nghề và ngành nghề học.
- Sự phân cấp quản lý, ngày càng giao quyền tự chủ cho cấp huyện đã tạo điều kiện để UBND huyện Kinh Môn chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai khi thực hiện ĐTN cho LĐNT, đáp ứng lập thời theo thời gian, cơ cấu mùa vụ và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của DN.
+ Những tại, hạn chế:
- Hệ thống đào tạo nghề của huyện chưa thích ứng với cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu lao động, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với sản xuất, giải quyết việc làm. Chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu trình độ ngành nghề.
- Chất lượng đào tạo không cao, nội dung chương trình giảng dạy chưa phù hợp với trình độ nhận thức của người học, trang thiết bị phục vụ cho thực hành còn thiếu.
- Quy mô đào tạo nghề hàng năm vẫn chưa gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, số lượng học viên tốt nghiệp hàng năm thấp, chưa nâng cao được tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện.
- Ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, còn ít về số lượng, chủng loại nghề, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; phần lớn mới đang tổ chức dạy các nghề mà cơ sở đào tạo có năng lực, chưa chú trọng đến những nghề mà xã hội cần cũng như người dân có nhu cầu học.
- Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề còn thấp, phân bổ chưa hợp lý giữa các hình thức dạy nghề (dài hạn, ngắn hạn);
- Kết quả ĐTN cho LĐNT ngày càng giảm về số lượng.
- Cơ sở vật chất của Trung tâm dạy nghề huyện tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Mất cân đối trong ngành nghề đào tạo, trong khi yêu cầu của xã hội về cấp trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo ngày càng phong phú, đa dạng thì các cơ sở đào tạo nghề trong huyện, tỉnh chỉ có năng lực đào tạo một số nghề phổ biến;
được bồi dưỡng thường xuyên; tuy nhiên số lượng nghệ nhân, thợ lành nghề, thợ bậc cao vẫn còn thấp để hương dẫn thực hành; thiếu kỹ năng sư phạm nên khả năng thực hiện giáo trình, truyền đạt kiển thức nghề còn hạn chế.
- Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nghề chậm đối mới thích ứng với công nghệ sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghịêp.
- Trình độ học vấn của người lao động trong một lớp học nghề không đồng đều, thậm chí có sự chênh lệch rất lớn lên việc sử dụng cùng một loại giáo trình, một phương pháp giảng dạy như hiện nay là không hợp lý, giảm hiệu quả của công tác dạy nghề.
- Việc tư vấn, hỗ trợ việc làm cho LĐNT sau đào tạo còn hạn chế, hiện nay phụ thuộc vào tuyển dụng của lao động hoặc khả năng tự tạo việc làm của người nông dân; phía huyện chưa tự tổ chức được Hội chợ việc làm hoặc sàn giao dịch việc làm
- UBND huyện chưa thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra đối với công tác ĐTN cho LĐNT. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh về ĐTN chưa thực hiện được công tác thanh tra ĐTN, hiện nay mới chỉ thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát.
+ Nguyên nhân và những hạn chế:
- Quan niệm cũ của xã hội vẫn còn coi trọng bằng cấp, học vị mà chưa quan tâm đúng mức vai trò, vị trí và giá trị của nghề nghiệp. Đây là yếu tố tâm lý mà trong chiến lược phát triển dạy nghề cần phải vượt qua để khắc phục tình trạng thừa thầy, thiếu thợ.
- Các cấp ngành và xã hội chưa thực sự quan tâm đến tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, đặc biệt là nghề kỹ thuật cao.
- Quan điểm, định hướng và giải pháp về phân luồng trong hệ thống liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo, chính sách đối với người dạy, người học và cán bộ quản lý, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, nghệ nhân, thợ giỏi chậm được ban hành.
- Hệ thống chính sách, cơ chế chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động lực cho đào tạo nghề phát triển. Cơ chế tài chính, cơ chế phân bổ chỉ tiêu kế hoạch còn nhiều bất hợp lý, hiệu quả thấp.
đối với sự phát triển của công tác dạy nghề. Bởi lẽ sản xuất chậm phát triển thì khả năng tạo chỗ làm mới để thu hút thêm lao động sẽ bị hạn chế, mức sống của người lao động thấp sẽ không khuyến khích sự phát triển nguồn lực từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển dạy nghề và không đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
- Việc phân bổ kinh phí cho ĐTN của tỉnh hiện nay đang mất cân đối giữa nhóm nghề phi nông nghiệp và nông nghiệp.
- Huyện chưa có chính sách ưu đãi đối vơi những Doanh nghiệp đứng ra tổ chức đào tạo nghề cũng như những Doanh nghiệp cam kết tiếp nhận lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện.
LĐNT sau khi học nghề khó tiếp cận các nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.