TT Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 14/13 15/14 1 Tổng số người học xong 1.570 100,00 1.726 100,00 2.150 100,00 109,90 124,00 2 Tổng số người có việc làm 1.398 89,04 1.490 86,30 1.789 83,20 106,50 120,10
a Được DN, đơn vị, làng nghề tuyển dụng 1.374 98,20 1.450 97,30 1.735 96,98 105,50 119,20
b Tự thành lập HTX, cơ sở sản xuất 19 1,35 25 1,67 31 1,73 13,50 124,50
c Hiệu quả khác (Thoát
nghèo, kinh tế khá) 5 0,35 15 1,00 23 1,28 300,00 153,00 Nguồn: Kết quả điều tra lao động nông thôn huyện Kinh Môn (2016) 4.1.4.8. Đánh giá của cán bộ địa phương và cán bộ quản lý công tác ĐTN các cấp
Để có thể đánh giá chung về thực trạng chất lượng ĐTN cho LĐNT, trong phạm vi đề tài không cho phép điều tra phỏng vấn hết toàn bộ cán bộ, giáo viên tại tất cả các lớp ĐTN trên địa bàn huyện. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 24 giáo viên dạy nghề. Qua kết quả điều tra, tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề trên địa bàn huyện Kinh Môn, các ý kiến đều cho rằng công tác dạy nghề chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, chưa đáp ứng được nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả được nêu ra là chưa có sự quan tâm đúng mức nên đầu tư hạn hẹp, cơ chế quản lý lỏng lẻo,...
Ngành nghề đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng trong đào tạo nghề. Theo đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên mặc dù đã có nhiều cố gắng để mở rộng ngành nghề đào tạo, tuy nhiên vẫn còn nhiều nghề phù hợp với nhu cầu học của người lao động và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nhưng hiện tại vẫn chưa mở lớp. Nguyên nhân chính là do cơ sở vật chất nghèo nàn chưa đủ khả năng mở rộng ngành nghề đào tạo, công tác đào tạo nghề ở huyện không có tính cạnh tranh do trên địa bàn huyện chỉ có 01 trung tâm giáo dục thường xuyên có chức năng dạy nghề.
Bảng 4.12. Kết quả điều tra ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề về công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Kinh Môn (năm 2016)
STT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1
2
Tổng số
Nhận xét về ngành nghề đào tạo hiện nay - Đa dạng
- Chưa đa dạng: nguyên nhân + Do lao động không có nhu cầu
+ Do cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn + Không có tính cạnh tranh
Nhận xét về hình thức đào tạo hiện nay - Đa dạng
- Chưa đa dạng: nguyên nhân + Thiếu kinh phí
+ Chưa quan tâm mở rộng + Nguyên nhân khác 24 4 20 4 11 5 4 16 10 4 2 100,00 16,67 83,33 20,00 55,00 25,00 16,00 84,00 62,50 25,00 12,50 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Ngoài ra, các lớp bồi dưỡng, tập huấn chỉ mang tính chất trao đổi kinh nghiệm là chủ yếu. Ngành nghề được tổ chức đào tạo chủ yếu phục vụ cho công nghiệp, thương mại, còn với ngành nông nghiệp, nhiều ngành nghề phục vụ cho CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn như cơ khí, điện nông thôn,... thì không được mở nhiều lớp, nếu có chỉ dừng lại ở bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao công nghệ trong thời gian rất ngắn tại các lớp học cộng đồng. Hình thức đào tạo nghề cho người lao động cũng được đánh giá là đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng về thời gian, trình độ của nhiều đối tượng khác nhau. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng bộ phận lao động.
Trong quá trình dạy học, các giáo viên tham gia giảng dạy đều có cùng ý kiến là cơ sở vật chất phục vụ cho ĐTN còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình giảng dạy, đặt biệt là còn thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ cho thực hành nghề đang học. Về chế độ chính sách đối với giáo viên dạy nghề nông nghiệp còn quá thấp so với mặt bằng chung hiện nay. Dẫn tới tình trạng một số lớp học nghề số lượng các buổi học không đủ so với chương trình đã quy định. Với tình hình trên, để phát triển công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng và phát triển quy mô ngành nghề, hình thức đào
tạo đa dạng và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn cũng như nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.
4.1.4.9. Đánh giá của giáo viên về kiến thức, kĩ năng của người học
Qua kết quả điều tra cho thấy đa số đội ngũ giáo viên đánh giá về kiến thức người học chỉ đạt cấp độ 1; thậm chí có giáo viên cho rằng có một bộ phận người học không đạt mức độ nào, tức là sau khi học họ không tiếp nhận được kiến thức gì về nghề được đào tạo. Về kỹ năng nghề, hầu hết giáo viên cho rằng người học chỉ bắt chước; trong khi phần lớn người sử dụng lao động thường yêu cầu người lao động được tuyển dụng ở mức tối thiều là làm theo chỉ dẫn. Theo các giáo viên thì thực trạng trên là do công tác tư vấn lựa chọn nghề chưa tốt, việc lựa chọn học viên của từng lớp học chưa phù hợp, một bộ phận người học đi học theo trào lưu hoặc vì mục đích khác.