Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 47 - 48)

Phân 3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm huyện kinh môn

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của huyện thời gian qua liên tục duy trì được ở tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ; tăng dần tỷ trọng ngành CN – TTCN và TM – DV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Kinh Môn trong 3 năm từ năm 2014- 2016 ở mức tăng trưởng khá GDP của tỉnh Hải Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm bình quân tăng 0,6% trong 3 năm. Giá trị sản xuất năm 2015 đến 2014 tăng 1,15% năm 2016 đến 2015 tăng 1,28% bình quân tăng là 1,79% qua 3 năm.

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 3 năm tăng 1,17%, CN-XD 3 năm tăng 1,79% và TM- DV 3 năm tăng là 2,65%.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn 3 năm qua (2014-2016)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1. Giá trị sản xuất Tỷ đồng 626,3 723,3 928,3 1,15 1,28 1,78 2. Tăng trưởng GDP % - 11,5 12,8 - 1,11 0,6

3. Cơ cấu kinh tế

- Nông nghiệp % 62 46 37 - - - - CN-XD % 25 30 32 - - - - TM – DV % 12 24 31 - - - 4. Tổng giá trị SX ngành NN tỷ đồng 388,3 332,7 343,5 0,08 1,03 - - Tăng trưởng (%) % - 0,8 3,2 - - - 5. Công nghiệp- TTCN Tỷ đồng 156,5 216,9 297,0 1,38 1,36 1,38 - Tăng trưởng (%) % - 1,4 1,4 - - - 6. Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 75,1 173,5 287,7 2,35 1,65 2,0 - Tăng trưởng (%) % - 2,3 1,6 - - - Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kinh Môn (2016) 3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm của huyện

lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 21.268 người năm 2014 lên 21.870 người năm 2016, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 102,15%; Ngành thương mại dịch vụ tăng từ 14.916 người năm 2014 lên 16.406 người năm 2016, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 106,55%; Giảm số lượng lao động trong ngành nông nghiệp từ 40.832 người năm 2014 xuống còn 40.520 người năm 2016. Điều này cho thấy cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển theo chủ trương CNH - HĐH.

Bảng 3.3. Tình hình lao động của huyện Kinh Môn

ĐVT: Người TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ I Tổng số lao động 77.016 77.726 78.796 100,92 102,31 101,61 1 Lao động thành thị 9.445 9.550 9.646 101,11 102,13 101,62 2 II

Lao động nông thôn

Lao động đang làm việc 44.681 45.060 45.474 100,85 101,77 101,31 trong các ngành kinh tế 77.016 77.726 78.796 100,92 102,31 101,61 1 Nông lâm nghiệp 40.832 40.748 40.520 99,79 99,24 99,51 2 Công nghiệp, xây dựng 21.268 21.583 21.870 101,48 102,83 102,15 3 Thương mại, dịch vụ 14.916 15.395 16.406 103,21 109,99 106,55 Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn (2016)

Năm 2016, số lao động thường xuyên đi làm kinh tế ngoài huyện là 19.502 người, chiếm 25,64 % lao động nông thôn, số lao động này chủ yếu làm nghề nông nghiệp, không qua đào tạo, trình độ văn hoá thấp, dễ bị tổn thương do tác động của kinh tế thị trường, số người trong độ tuổi lao động cao có lợi thế trong việc cung cấp nguồn nhân lực, tuy nhiên điều này cũng gây ra áp lực lớn cho việc giải quyết việc làm và công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)