Đánh giá của người lao động về tác dụng tham gia đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 70 - 72)

STT Chỉ tiêu đánh giá Mức đánh giá (%) Chưa tốt Tốt Rất tốt 1 Cơ hội thăng tiến trong công việc 70,00 18,00 12,00 2 Khả năng giải quyết công việc 31,00 46,50 22,50

3 Mức thu nhập khi đi làm 40,00 35,00 25,00

4 Khả năng tìm kiếm được việc làm sau khi kết thúc khóa học 80,00 12,50 7,50

5 Tự tạo được việc làm 68,00 26,50 5,50

6 Ứng dụng vào trong lao động, sản xuất 12,50 37,50 50,00 Nguồn: Kết quả điều tra lao động nông thôn huyện Kinh Môn (2016)

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp gặp không ít khó khăn, trình độ đã được đào tạo còn rất hạn chế để thích ứng ngay với công việc được giao. Mức thu nhập trung bình của LĐNT sau học nghề đi làm khá thấp chỉ dao động từ 2 đến 4 triệu đồng; đặc biệt với các nghề nông nghiệp, mức thu nhập trung bình của người lao động chỉ ở mức cận dưới của mức thu nhập trung bình trên.

Kết luận: Sau các khóa học tỷ lệ học viên áp dụng vào thực tế và tăng năng suất lao động, điều này khuyến khích người dân chưa tham gia học nghề thấy được tác dụng rõ rệt và tham gia học nghề để cải thiện cuộc sống. Song các cấp chính quyền cũng phải tiếp tục cố gắng tìm hiểu tình hình thực tiễn để lựa chọn nghề đào tạo cho phù hợp, phải hướng dẫn người dân không chỉ kỹ thuật của nghề mà còn bao tiêu sản phẩm, tránh tình trạng “được mùa mất giá”.

4.1.4.7.Tình hình việc làm của người lao động sau đào tạo từ năm 2016

Bên cạnh công tác đào tạo nghề thì giải quyết việc làm cho LĐNT sau khi đào tạo cũng là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sau thời gian học nghề, đa số các học viên được tuyển dụng tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các làng nghề. Số học viên sau có năng lực thành lập tổ HT, HTX, DN cũng là một hiệu quả của quá trình sau đào tạo nghề, dù chiếm 1,73 % trong năm 2016. Một số hiệu quả khác như số người tham gia học nghề được thoát nghèo, số người tham gia học nghề trở thành hộ khá cũng chiếm tỷ lệ đáng kể với 1,28 % trong năm 2016.

Kết luận: Muốn cho người lao động nhận thức được vai trò của việc học nghề cải thiện cuộc sống của chính họ và giá trị nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường; song song với việc phát triển các hình thức dạy nghề thì việc cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động là việc làm hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)