Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 48 - 50)

Phân 3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm huyện kinh môn

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.3.1. Thuận lợi

Huyện Kinh Môn có một vị trí địa lý khá thuận lợi là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển có các tuyến giao thông quan trọng là đường ô tô Quảng Ninh – Hải Phòng đang được đầu tư xây

dựng, cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện rất lớn cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm. Đất đai màu mỡ, lượng nước mặt lớn kết họp hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh tạo điều kiện phát triến những loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện khá ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nông nghiệp đã và đang chuyến dịch theo hướng tích cực. Đây là những thuận lợi và nguồn lực lớn, cho việc phát triến sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng số lượng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm số lượng lao động trong ngành nông nghiệp.

3.1.3.2. Khó khăn

- Là huyện thuần nông nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp, đất đai còn manh mún khó khăn cho việc kích thích nông dân sản xuất lớn và tập trung theo hướng hành hóa.

- Các cơ sở công nghiệp chưa nhiều và nhỏ lẻ, các cơ sở công nghiệp chưa nhiều và nhỏ lẻ, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển nên hiện tại chủ yếu sàn phẩm nông nghiệp vẫn ở dạng thô.

- Tình hình chăn nuôi đang có xu hương phát triến nhanh nhưng các cơ sở, chuồng trại lại chủ yếu nằm xen rải rác trong khu dân cư nên rất khó khăn cho việc mở rộng quy mô, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường khu dân cư.

- Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Trình độ và khả năng cạnh tranh trên thị trường của hộ nông dân, của trang trại và các Hợp tác xã còn nhiều hạn chế.

- Lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề cao hiện chiếm tỷ lệ chưa cao. Phần lớn số hộ nông dân vẫn còn thói quen sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự cung tự cấp.

Đây là những khó khăn lớn cho việc xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung. Vì vậy, cần nghiên cứu đánh giá và đưa ra định hương sử dụng đất nông nghiệp và những giải pháp phù hợp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)