2.2.2.7 .Đội ngũ nhân viên tham gia dịch vụ thẻ
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
-Số lượng thẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được phát hành và sử dụng trong dân cư còn thấp.
-Các dịch vụ cung cấp còn mang tính đại trà, thiếu tính tập trung vào một số dịch vụ thế mạnh nhằm tạo chỗ đứng tốt trên thị trường.
-Các dịch vụ cung cấp còn gặp nhiều lỗi kĩ thuật, tác nghiệp nguy cơ gây nên các rủi ro, thiệt hại.
-Chất lượng hệ thống đường truyền còn chưa ổn định do phải thuê lại của đơn vị cung cấp trung gian như bưu điện, các máy chấp nhận thẻ chất lượng chưa ổn định. Chính điều đó ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ cung cấp.
Do vậy, việc phát triển các đơn vị chấp nhận thẻ hiện nay chủ yếu dựa trên mối quan hệ truyền thống như quan hệ tiền vay, bảo lãnh, tiển gửi mà chưa thực sự xuất phát từ yếu tố chất lượng dịch vụ.
-Dịch vụ thẻ thanh toán còn chưa được chú trọng phát triển, tỷ trong thu dịch vụ mang lại còn rất hạn chế.
2.3.2.2. Nguyên nhân
*Tỷ lệ thanh toán dùng tiền mặt còn phổ biến trong các hoạt động kinh tế. Đối với nến kinh tế Việt Nam từ khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, xu hướng sử dụng tiền mặt đã có xu hướng thay đổi, tuy nhiên trong đại bộ phần người dân, thói quen sử dụng tiền mặt trong các hoạt động thanh toán vẫn đang còn phổ biến. Trong các phương tiện thanh toán
đang sử dụng thì tiền mặt vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Trong khi đó, chủ yếu các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có sự quản lý của nhà nước, lao động có vốn đầu tư nước ngoài, dân cư có thu nhập cao tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...mới sử dụng với các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Đại đa số dân cư, công chức, viên chức thuộc khu vực chính phủ, lao động thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận. Do vậy đây là một rào cản rất lớn trong phát triển dịch thanh toán điện tử nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng.
Tuy nhiên, trong những năm qua xu hướng sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã có sự giảm xuống đáng kể. Đặc biệt khi đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống. Tỷ lệ thanh toán tiền mặt năm 2001 là 31,7% giảm xuống 17,21% năm 2006, 18% năm 2007 và cho đến cuối năm 2008 tỉ lệ này còn 14%.
*Trình độ dân trí và hiểu biết của người dân Việt Nam về các dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm mang tính công nghệ cao còn khá hạn chế. Mặt khác tâm lý e ngại trong việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng vẫn đang phổ biến. Đối với họ, việc đến với ngân hàng là phải thực hiện các giao dịch với số lượng lớn hay thực sự cần thiết.
*Mặc dù công nghệ phát triển mức độ ứng dụng CNTT chưa đều, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu; các chính sách, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện còn thiếu và chưa đồng bộ; chi phí đầu tư cộng rủi ro cao, một số nghiệp vụ ứng dụng còn hạn chế, thiếu liên kết...
*Thu nhập bình quân đầu người của nước ta còn thấp. Một khó khăn khó có thể khắc phục trong nay mai là vấn đề thu nhập bình quân đầu người Việt Nam còn quá thấp. Đến đầu năm 2009, ngân hàng thế giới xác nhận Việt Nam đạt được con số thu nhập bình quân đầu người là 1.000 USD/năm, đó chỉ là
mức để nước ta vượt ra khỏi ngưỡng là một nước ngèo và một thực tế là nước ta thì dù đã đứng trong khối các nước có thu nhập trung bình nhưng phần đông dân số nước ta, nhất là vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai cuộc sống của đồng bào ta còn rất bấp bênh. Mặt khác, giá cả hàng tiêu dùng nhất là các mặt hàng thiết yếu tiếp tục tăng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến đại bộ phận dân cư. Việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng vẫn còn là một vấn đề ngoài tầm đối với họ, nếu có cũng chỉ là vay vốn xóa đói giảm nghèo.
Chính vì vậy hiện tại, Việt Nam vẫn chưa thể coi thẻ là một phương tiện thanh toán phổ biến, vậy để có thể phát triển dịch vụ này cần nhờ một phần rất lớn vào sự phát triển chung của cả nền kinh tế, mang lại đời sống cao hơn cho dân cư
*Vốn đầu tư vào công nghệ quá cao. Đối với BIDV, hầu hết các thiết bị máy móc như: Máy ATM, đường truyền, hệ thống máy chủ, máy chấp nhận thẻ....đều phải nhập với giá thành rất cao, số lượng lớn, mặt khác tất cả những chi phí này đều tính vào tài sản cố định và công cụ lao động cho nên rất hạn chế do quy định về hạn chế tỉ lệ đầu tư và các khoản mục này. Mặt khác, các công nghệ liên quan đến dịch vụ thẻ đều phải nhập từ nước ngoài cho nên việc tiếp cận khá khó khăn, chi phí cao và tốn thời gian: nhập thẻ trắng từ nước ngoài đối với thẻ nội địa, đối với thẻ tín dụng quốc tế thì toàn bộ công đoạn dập thẻ đều thực hiện ở nước ngoài. Chính vì vậy, không thể phát triển một cách đại trà mà cần xác định những thị trường trọng tâm.
*Mô hình hoạt động chú trọng vào hoạt động của Ngân hàng bán buôn: Với mục tiêu thành lập ban đầu đó là phục vụ các Công ty, tổng công ty, định chế tài chính lớn cho nên công tác phát triển các dịch vụ bán lẻ còn gặp nhiều hạn chế, mặt khác do phải thiết lập và duy trì các mối quan hệ cho nên phải tạo điều kiện tối đa cho khách hàng lớn như: Đặt các máy ATM trong khuôn
viên của các Công ty lớn (Công ty dệt may Hà Nội, Tập Đoàn dầu khí quốc gia...) nên hoạt động không hiệu quả gây lãng phí nguồn lực do chỉ tập trung phục vụ cho đối tượng là cán bộ công nhân viên của Công ty.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, luận văn đã thực hiện phân tích thực trạng dịch vụ thẻ tại Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Phần tiếp theo, trên cơ sở thực trạng, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM