Tổng quan về Sở giao dịch 1 Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu 1111 phát triển dịch vụ thẻ tại sở giao dịch 1 NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 43)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam; tên gọi tắt: BIDV) là ngân hàng thương mại lớn thứ nhì Việt Nam (sau Agribank) tính theo tổng khối lượng tài sản, ngân hàng số một Việt Nam theo doanh thu và là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam theo báo cáo của UNDP năm 2007. BIDV thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (Tập đoàn).

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chính thức thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với chức năng thay thế cho vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản. Trong thời kỳ này ngân hàng làm nhiệm vụ chủ yếu là quản lý và cấp phát vốn do nhà nước cấp cấp cho kiến thiết, xây dựng cơ bản, nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế và và hỗ trợ công cuộc chiến đấu, bảo vệ tổ quốc.

Từ năm 1957 đến năm 1981, ngân hàng trực thuộc Bộ tài chính. Thời điểm này, hoạt động của ngân hàng chủ yếu tập trung vào kiểm soát và thanh toán các công trình xây dựng cơ bản hơn là cho vay, nặng về quản lý vốn trước và trong khi cấp phát vốn. Ngân hàng hầu hết là cấp phát vốn của nhà nước mà không có những hoạt động nhận tiền gửi của khách và cho vay.

Cho đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thương mại với đầy đủ tất cả các chức năng. Ngoài

ra còn được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước.

Tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và cụ thể hoá công tác triển khai chuyển đổi mô hình tổ chức tại các chi nhánh để vận hành từ 01/10/2008:

-Tại Trụ sở chính gồm 34 Ban, Trung tâm và phân tách theo 7 khối chức

năng: Khối Ngân hàng Bán buôn (4 ban), Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới (3 ban), Khối Vốn và Kinh doanh vốn (1 ban), Khối Quản lý rủi ro (3 ban), Khối Tác nghiệp (3 ban), Khối Tài chính - Kế toán (3 ban) và Khối Hỗ trợ (16 ban).

-Tại các Chi nhánh các đơn vị thành viên gồm 108 Chi nhánh sắp xếp, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các Phòng/Tổ theo mô hình mẫu được thiết kế gồm 5 khối: Khối Quan hệ khách hàng gồm: Các Phòng Quan hệ khách hàng; Phòng/Tổ tài trợ dự án. Khối Quản lý rủi ro gồm: Phòng Quản lý rủi ro. Khối Tác nghiệp gồm: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng DV khách hàng, Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng/Tổ Thanh toán quốctế. Khối Quản lý nội bộ gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng/Tổ Điện toán, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức - Nhân sự, Văn phòng.Khối trực thuộc gồm: các Phòng Giao dịch, các Quỹ Tiết kiệm.

Mục đích của công tác chuyển đổi mô hình tổ chức là: Chuyển đổi mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình NHTM hiện đại, đa năng định hướng mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ, tạo nền tảng cho việc tập trung hoá hoạt động và tăng cường quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Tạo ra sự phân tách về mặt tổ chức giữa khối kinh doanh và các khối quản lý rủi ro, hỗ trợ. Chuẩn hóa mô hình hoạt động theo thông lệ quốc tế. Phát triển các hoạt động dịch vụ chuẩn bị sẵn sàng để cổ phần hoá ngân hàng và hướng tới mô hình một tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại.

Song song với quá trình phát triển, nguồn nhân lực của BIDV cũng không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng cán bộ: để đảm bảo lực lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu của dự án Hiện đại hoá ngân hàng và chuyển đổi mô hình tổ chức theo Dự án hỗ trợ kỹ thuật TA2. Năm 2009, tổng số lao động của BIDV là 13.100 người, trong đó tại Trụ sở chính là 920, các đơn vị thành viên là 12.180. Về chất lượng, cùng với việc trẻ hoá cán bộ (tuổi đời bình quân năm 2008 là 33 và có trên 60% cán bộ dưới 30 tuổi), đội ngũ cán bộ BIDV năm qua cũng đã có những tiến bộ đáng kể trên cả 2 bình diện: bằng cấp và năng lực thực tế. số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt 81,2%, bên cạnh đó, năng lực thực tế, khả năng quản trị điều hành, khả năng nắm bắt công nghệ ngân hàng hiện đại, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo cũng đã được cải thiện rõ rệt.

Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập vào ngày 28 tháng 3 năm 1991 của Tổng giám đốc theo quyết định 76/QĐ - TCCB trong trong điều kiện nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới và phát triển. Theo quy định trong Điều lệ hoạt động của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam ban hành kèm theo quyết định 349QĐ/NH5 ngày 16 tháng 10 năm 1997 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Trong thời gian này, sở giao dịch I hoạt động là một đơn vị phụ thuộc với nhiệm nhận và quản lý các dự án phát triển kinh tế do Ngân hàng Đầu tư Trung ương chỉ định với khách hàng là các Công ty và Tổng công ty Nhà Nước.

Từ năm 1998 cho đến nay, Sở giao dịch 1 tách ra thành một chi nhánh hạch toán độc lập và cho đến năm 2000 thực sự chuyển sang hoạt động với mô hình kinh doanh đa năng.

Trải qua gần 20 năm hoạt động, Sở Giao dịch 1 đã có bước phát triển vững mạnh và toàn diện cả về số lượng, chất lượng,... trở thành một đơn vị

Một phần của tài liệu 1111 phát triển dịch vụ thẻ tại sở giao dịch 1 NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w