Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 Bình quân TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT 796.563,0 100,00 1.024.402,5 100,0 1.149.604,5 100,0 128,60 112,22 120,13
I. Nông lâm thuỷ sản 418.577,0 52,55 395.729,5 38,63 395.732,50 34,42 94,54 100,00 97,23
1. Nông nghiệp 393.804,0 94,08 370.803,0 93,7 370.806,0 93,7 94,16 100,00 97,04
2. Lâm nghiệp 6.659,0 1,59 6.540,5 1,7 6.540,5 1,7 98,22 100,00 99,11
3. Thuỷ sản 18.114,0 4,33 18.386,0 4,6 18.386,0 4,6 101,50 100,00 100,75
II. Công nghiệp, TTCN, XDCB 271.137,0 34,04 512.853,00 50,06 628.554,00 54,68 189,15 122,56 152,26
1. Công nghiệp-TTCN 66.587,0 24,56 228.070,0 44,5 290.641,0 46,2 342,51 127,43 208,92
2. Xây dựng cơ bản 204.550,0 75,44 284.783,0 55,5 337.913,0 53,8 139,22 118,66 128,53
III. Thương mại - Dịch vụ 106.849,0 13,41 115.820,00 11,31 125.318,00 10,90 108,40 108,20 108,30
1. Thương mại 15.842,0 14,83 17.008,0 14,7 18.539,0 14,8 107,36 109,00 108,18
2. Dịch vụ 91.007,0 85,17 98.812,0 85,3 106.779,0 85,2 108,58 108,06 108,32
Nguồn: Chi cục Thống kê, Phịng tài chính - Kế hoạch huyện Yên Dũng (2013-2015)
14%
72% 14%
Thương mại - dịch vụ Nông lâm nghiệp, thủy sản CN, TTCN, XNCB
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế huyện Yên Dũng năm 2015
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Dũng (2015) Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Dũng trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế ba ngành (nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản; thương mại dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nơng lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất đã giảm khá đều và tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đã tăng lên tương ứng (Bảng 3.3). Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm dần từ 53% năm 2013 xuống cịn 34% năm 2015, cơ cấu ngành cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản của huyện n Dũng tăng khá, do huyện có vị trí địa lý thuận lợi phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản, tuy nhiên công nghiệp tiểu thủ công nghiệp nông thôn lại chiếm cơ cấu nhỏ, năm 2015 chiếm 55% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế nông thôn của huyện; cơ cấu ngành thương mại dịch vụ của huyện trong những năm qua luôn giữ ở mức ổn định, năm 2013 chiếm trên 13%, năm 2014 xuống còn 11%, năm 2015 chiếm 11% trong tổng giá trị sản xuất.
3.1.2.3. Tình hình phát triển văn hố - xã hội
a. Giáo dục đào tạo
Tồn huyện có 27 trường mầm non với 92 nhóm trẻ, 220 lớp mẫu giáo; 26 Trường tiểu học với 442 lớp; 25 Trường THCS với 324 lớp; huy động 55% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, 95% số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp. Điểm bình quân thi vào THPT đạt 6,58 điểm, tăng 0,24 điểm, xếp thứ Hai tồn tỉnh. Cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi có nhiều tiến bộ, nhiều nội dung thi kết quả xếp thứ Nhất, Nhì
tỉnh; tỷ lệ thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh đứng thứ Hai tồn tỉnh. Tỷ lệ phịng học kiên cố bậc trung học đạt 95%; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 74,4%.
b. Công tác Y tế
Công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân được quan tâm, tổ chức tiêm phòng vắc xin cho trẻ dưới 6 tuổi đạt trên 100% KH; đã khám và điều trị cho 163.350 lượt người, đạt 121% KH. Công tác kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Cơng tác phịng, chống dịch, bệnh tiếp tục được quan tâm.
Năm 2015, dân số toàn huyện là 174.410 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,86%, tăng 0,05% so với năm 2014. Tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên chiếm 6,5%, tăng 0,5% so với năm 2014. Tỷ lệ trẻ sơ sinh là 119 nam/100 nữ.
Công tác chữ thập đỏ được các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân tích cực quan tâm. Năm 2015, đã vận động ủng hộ được 857 xuất quà cho các đối tượng có hồn cảnh khó khăn, trị giá 245,7 triệu đồng. Tổ chức phát động 1 đợt hiến máu tình nguyện với trên 400 tình nguyện viên tham gia, hiến được 361 đơn vị máu, đạt 97,5% KH.
c. Văn hóa thơng tin, thể dục thể thao
Năm 2015, tồn huyện có 140 làng, 159 cơ quan văn hóa cấp huyện và 35.132 gia đình văn hóa, chiếm 91,88%. Đề nghị tỉnh cơng nhận 53 làng và 87 cơ quan văn hóa cấp tỉnh. Tổ chức 704 buổi giao lưu văn hoá văn nghệ, 58 buổi chiếu phim miễn phí phục vụ nhân dân. Tổ chức thành công Hội thi hát chèo, hát quan họ huyện Yên Dũng và tham gia Hội thi tiếng hát quan họ tỉnh Bắc Giang lần thứ I năm 2010 đạt 01 giải A, 01 giải B, 03 giải C; tham gia Ngày hội văn hóa đứng trong tốp đầu tồn tỉnh.
Trùng tu, tơn tạo 05 di tích; tiến hành khảo sát, lập hồ sơ 10 di tích lịch sử cấp tỉnh, 04 hồ sơ cổ vật tại 04 di tích cấp quốc gia; UNESCO đã công nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản tư liệu ký ức thế giới. Xây mới 05 nhà văn hóa với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng, tồn huyện có 135/140 nhà văn hóa thơn.
Tồn huyện có 133 câu lạc bộ, 265 điểm luyện tập TDTT, tỷ lệ người dân thường xuyên tham gia tập luyện là 36%. Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội TDTT cấp cơ sở và cấp huyện; tham gia các giải thi đấu thể thao cấp tỉnh và toàn quốc đạt 12 Huy chương vàng, 10 Huy chương bạc và 11 Huy chương đồng.
Đài Truyền thanh huyện biên tập 276 chương trình phát thanh với 4.310 tin, bài; biên tập và dàn dựng 53 chương trình truyền hình địa phương với 660 tin, bài. Xây dựng mới 10 trạm đài, đạt 100%KH, nâng tổng số trạm Đài truyền thanh cơ sở toàn huyện lên 147 trạm.
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Giao thơng: Nhìn chung mạng lưới giao thơng huyện Yên Dũng đã đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế nơng thơn. Tồn huyện có 1.035,3 km đường bộ trong đó có 9,2 km đường quốc lộ, 43,5 km đường tỉnh lộ và 982,6 km đường giao thông nông thôn. Hiện nay, đường giao thông do huyện quản lý có 17 tuyến với tổng chiều dài là 76,5 km, đường xã quản lý dài 273,5 km, đường thơn, xóm quản lý dài 437,5 km. Đến nay tồn bộ 21/21 xã, thị trấn của huyện có đường giao thông nông thôn về trung tâm xã, ơ tơ đi lại thuận lợi, có 201/201 thơn trên địa bàn huyện đã cứng hoá mặt đường, tỷ lệ cứng hoá đường đạt 100%, đường đi vào trung tâm thơn, xóm đi lại thuận tiện. Ngồi hệ thống giao thơng đường bộ, huyện cịn có 3 tuyến giao thơng đường thuỷ khá thuận lợi với tổng chiều dài là 65,7 km. Trên địa bàn huyện có một bến phà lớn là bến phà Đồng Việt (nối Yên Dũng với huyện Chí Linh tỉnh (Hải Dương) và một cầu Bến Đám (nối khu Ba tổng với khu Đông Bắc của huyện).
Tuy nhiên, trong huyện cũng cịn một số xã khó khăn về giao thơng nhất là vào mùa mưa lũ do địa hình trũng như ở xã Trí n, Lão Hộ, Thắng Cương…
- Thuỷ lợi: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh và ngân sách địa phương, huyện đã xây dựng nhiều cơng trình phục vụ cho cơng tác phịng chống lụt bão, các cơng trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ như: Tu bổ đê, kè, cống, phòng chống lụt bão, đã đảm bảo an tồn cho tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão; cải tạo và nâng cấp ba trạm bơm lớn, cứng hoá được 51 km kênh mương các loại, đã phục vụ tưới tiêu kịp thời cho sản xuất nông nghiệp; bê tơng hố và giải cấp phối các tuyến đê đường chống lụt 25 km; trồng được 10 km tre chắn sóng.
- Hệ thống điện: 21/21 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia. Lưới truyền tải của huyện gồm: Đường dây 35KV có 4 tuyến chính và các nhánh, mạch vòng, tổng chiều dài 171,988 km; đường dây 6KV sau trạm trung gian, tổng chiều dài 57,971 km; đường dây 0,4KV, tổng chiều dài 25,64 km; đường dây hạ thế các xã, thị trấn, tổng chiều dài 399,9 km. Hệ thống trạm biến áp khu vực gồm: Trạm biến áp trung gian có 1 trạm, tổng cơng suất 3.500KVA; trạm biến áp phụ tải có
TBA 35/0,4KV 25 trạm/138MBA, tổng cơng suất 47.060KVA, TBA 6/0,4KVA 33 trạm/34MBA, tổng công suất 7.240KVA.
-Theo báo cáo của huyện Yên Dũng, đến hết năm 2015, tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 92%. Tồn huyện có 13 cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung, trong đó có 11 cơng trình đang hoạt động cung cấp nước cho khoảng 15% dân số toàn huyện.
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, nhiều cơng trình đang hoạt động khơng hiệu quả do được xây dựng từ lâu, công nghệ lạc hậu, thiết bị, máy móc bị hư hỏng nặng (chỉ cung cấp được dưới 20% công suất thiết kế ban đầu). Bên cạnh đó, tại một số nơi trên địa bàn huyện, nguồn nước ngày càng ô nhiễm, cần đầu tư xây dựng các Trạm cấp nước tập trung để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân như tại các xã: Xuân Phú, Lãng Sơn, Tiền Phong, Yên Lư, Thắng Cương, Tư Mại, Nham Sơn.
Để từng bước cung cấp nước sạch phục vụ người dân, huyện Yên Dũng đang triển khai đầu tư xây dựng 5 cơng trình, dự án nước sạch. Huyện kiến nghị tỉnh quan tâm tạo điều kiện cho huyện trong việc xem xét, phê duyệt các cơng trình, dự án nước sạch nơng thơn trên địa bàn. Hỗ trợ kinh phí các cơng trình dự án có cơng suất cao và tổng mức đầu tư lớn. Cải tạo một số cơng trình nước sạch nơng thơn
* Hệ thống chợ: Tồn huyện có 11 chợ nơng thơn (1 chợ chuyên doanh loại 2 là chợ thị trấn Neo và 10 chợ loại 3). Tuy nhiên, mạng lưới chợ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương hiện nay và trong những năm tới.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu, nội dung, phạm vi và giới hạn của đề tài, căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã, thị trấn trong huyện Yên Dũng, đề tài chọn 3 xã làm đại diện nghiên cứu gồm: xã Tân An, Tư Mại và xã Đức Giang, đây là những xã mang nhiều nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, sinh thái của vùng và cũng là những xã có nhiều nét điển hình trong sản xuất ngơ vụ đơng trên địa bàn huyện Yên Dũng những năm gần đây.
- Xã Tân An với 1.170 hộ dân trong đó có 176 hộ tham gia trồng ngô vụ đông trong năm 2014 – 2015, chiếm tỷ lệ 15% tổng số hộ trên địa bàn xã; có diện tích gieo trồng ngơ vụ đơng năm 2014 – 2015 là 18,87 ha trong tổng số diện tích trồng vụ đơng của toàn xã là 150,61 ha, chiếm tỷ lệ 12,5%.
- Xã Tư Mai với 1.800 hộ dân trong đó có 148 hộ tham gia trồng ngô vụ đông năm 2014 – 2015, chiếm tỷ lệ 8,2% tổng số hộ trên địa bàn xã; có diện tích trồng, vụ đơng năm 2014 – 2015 là 10,08 ha trong tổng số diện tích trồng cây vụ đơng của tồn xã là 137,07 ha, chiếm tỷ lệ 7,4%.
- Xã Đức Giang với 1.896 hộ dân trong đó có 210 hộ tham gia trồng ngơ vụ đông năm 2014 – 2015, chiếm tỷ lệ 11,1% tổng số hộ trên địa bàn xã; có diện tích giao trồng ngơ vụ đông năm 2014 – 2015 là 8,57 ha trong tổng số diện tích trồng cây vụ đơng của xã là 130,21 ha, chiếm tỷ lệ 6,6%.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu đã công bố (số liệu thứ cấp)
Các tài liệu thứ cấp (tài liệu đã công bố) là cơ sở quan trọng để nghiên cứu có cái nhìn tổng quan và chung nhất về các vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất ngô vụ đông của huyện Yên Dũng.