Chi phí đầu tư cho phát triển sản xuất ngô vụ đông của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất nếp cái hoa vàng tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn

4.1.6. Chi phí đầu tư cho phát triển sản xuất ngô vụ đông của các hộ điều tra

Với ưu điểm thích ứng với nhiều chân đất và không đòi hỏi đầu tư yếu tố đầu vào và công lao động nhiều như các cây trồng khác. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn và có thể trồng bầu để chủ động về thời vụ. Ngoài ra, ngô còn là sản phẩm quan trọng được sử dụng trong chăn nuôi. Chi phí cho 1 sào ngô thấp hơn rất nhiều so với việc trồng các loại cây trồng vụ đông khác và đối với các cây trồng vụ đông được trồng nhiều với mục đích khai thác tối đa tiềm năng sử dụng đất cũng như tạo sản phẩm phục vụ chăn nuôi của gia đình khi sản phẩm dư thừa thì sự khác biệt về mức đầu tư cho sản xuất cây ngô vụ đông so với các cây trồng vụ đông khác không có sự chênh lệch lớn.

Số liệu bảng 4.13 cho thấy tổng hợp các khoản chi phí sản xuất ngô vụ đông năm 2014 – 2015 của nông hộ điều tra được tính bình quân cho 1 sào bắc bộ:

- Tổng chi phí sản xuất (TC) ngô vụ đông của nông hộ giao động ở mức từ 1,44 triệu – 1,58 triệu đồng/sào, trong đó chi phí trung gian (IC) chiếm tỷ lệ 38 – 40% tổng chi phí, chi phí lao động (LC) bao gồm cả lao động gia đình và lao động thuê ngoài chiếm tỷ lệ 60 – 62% tổng chi phí;

- Trong chi phí trung gian (IC) với các khoản đầu tư như giống, chi phí làm đất, phân bón, thuốc BVTV thì chi phí phân bón (phân NPK, đạm, lân, kali, phân chuồng, vôi bột xử lý đất) chiếm tỷ lệ cao nhất: 56 – 58% tổng chi phí trung gian; chi phí về hạt giống chiếm tỷ lệ rất nhỏ, giao động ở mức 10%.

Chi phí hạt giống tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại có tính quyết định đối với năng suất, sản lượng ngô thu hoạch. Hiện nhiều nông hộ đã sử dụng các giống ngô lai có năng suất cao, khả năng thích nghi và kháng sâu bệnh tốt để đưa vào sản xuất thay thế cho những giống ngô thuần (giống địa phương) hay sử dụng trước đây, tuy

chi phí tiền giống ngô lai có cao hơn một chút, nhưng xét về hiệu quả thì cao hơn rất nhiều so với việc sử dụng các giống ngô thuần, nên ngày càng được nhiều nông hộ sản xuất ngô vụ đông lựa chọn. Nhưng qua thực tế tìm hiểu cũng cho thấy, lượng phân bón và thuốc BVTV sử dụng đối với những giống ngô thuần có phần thấp hơn so với các giống ngô lai, do giống ngô thuần đã có một quá trình thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu, chân đất ở từng vùng sản xuất nên khả năng kháng sâu bệnh và khả năng sinh trưởng phát triển tốt hơn, tuy năng suất có thể không cao, một phần do đây là giống được chọn lọc từ vụ gieo trồng trước để lại nên không thể tránh khỏi hiện tượng thoái hóa giống trong sản xuất.

Ví dụ đối với các giống ngô thuần, nông hộ sử dụng 2,5 tạ phân chuồng/sào gieo trồng trong khi đối với các giống ngô lai thường sử dụng ở mức 3 tạ phân chuồng/sào. Thuốc trừ sâu Regent 5SC, ngô thuần thường sử dụng 1 gói thì giống ngô lai phải sử dụng đến 2 gói để phun trị sâu bệnh.

Bảng 4.13. Tổng hợp chi phí sản xuất ngô vụ đông năm 2014 – 2015 (Tính bình quân cho 1 sào bắc bộ) (Tính bình quân cho 1 sào bắc bộ)

Diễn giải

Tân An Tư Mại Đức Giang Giá trị (1.000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1.000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1.000đ) Tỷ lệ (%)

I. Chi phí trung gian (IC) 610 38,6 590 40,2 554 38,4

1.1 Giống 63 10,3 55 9,3 54 9,7

1.2 Làm đất (cày, bừa) 110 18,0 120 20,3 100 18,1 1.3 Phân bón: NPK, đạm,

lân, kali, vôi và phân chuồng 350 57,4 330 55,9 320 57,8

1.4 Thuốc BVTV 87 14,3 85 14,4 80 14,4

II. Chi phí lao động (LC) 972 61,4 876 59,8 888 61,6 2.1 Lao động gia đình 852 87,7 756 86,3 768 86,5 2.2 Lao động thuê ngoài (La*) 120 12,3 120 13,7 120 13,5

Tổng chi phí (TC) 1.582 100 1.466 100 1.442

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015) - Trong chi phí lao động (LC) thì lao động gia đình chiếm tỷ lệ cao, giao động ở mức 87% trong tổng chi phí lao động, chi phí lao động thuê ngoài chiếm tỷ lệ 12 – 13% tổng chi phí lao động. Lao động gia đình tham gia hầu hết vào tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất ngô vụ đông từ làm đất, gieo hạt, làm cỏ, bón phân đến thu hoạch; tuy nhiên, ở giai đoạn thu hoạch, một số nông hộ do yêu cầu của

việc tiêu thụ nên việc thu hoạch phải được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn để đảm bảo đủ số lượng cho thương lái khi đến thu mua nên họ thường thuê thêm lao động ngoài ở giai đoạn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất nếp cái hoa vàng tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)