Trên cơ sở phân tích thực trạng đầu tư sản xuất ngô cũng như tình hình sản xuất ngô trên địa bàn, qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ngô tại các hộ, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô của huyện Yên Dũng.
4.3.2.1. Quy hoạch mở rộng diện tích sản xuất ngô vụ đông
Cây ngô có thể trồng trên diện rộng ở các xã đồng bằng, chân đất trồng lúa, đất thuận lợi cho tưới tiêu và đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, vừa góp phần bảo vệ và cải tạo đất. Quỹ đất trồng ngô chủ yếu được hình thành từ 2 nguồn: (1) tiếp tục duy trì ổn định vùng chuyên canh ngô;(2) chuyển một phần diện tích trồng màu, lương thực và đất trồng lúa vụ đông xuân có thành phần cơ giới nhẹ sang trồng ngô. Để làm được điều đó, huyện cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng: thủy lợi, giao thông nội đồng để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là các xã có thế mạnh về cây vụ đông và là các xã điểm xây dựng “nông thôn mới”: Tân An, Tư Mại, Xuân Phú, Đức Giang, Cảnh Thụy, Quỳnh Sơn, Tiền Phong, Đồng Việt, Yên Lư, Hương Gián, Nội Hoàng, có diện tích đất nông nghiệp chiếm 70,5 % diện tích toàn huyện, là nơi thích hợp cho cây ngô phát triển. cần quy hoạch cụ thể vùng này thành vùng sản xuất ngô.
Trên cơ sở quy hoạch vùng cụ thể, cần cung cấp thông tin rộng rãi cho người sản xuất, để khuyến cáo, hỗ trợ các hộ phát triển cây ngô. Từ đó, sản xuất ngô của huyện và các nông hộ mới đi vào ổn định và có hiệu quả. Các thông tin phải đầy đủ và kịp thời, bao gồm: vùng sản xuất, diện tích sản xuất, các đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, thông tin về nhu cầu thị trường, các mô hình tiêu biểu về canh tác thích hợp và hiệu quả, thông tin về giống…Ngoài ra huyện cần nghiên cứu kỹ các tác động của các quy hoạch khu công nghiệp, tác động đến môi trường và tâm lý người dân.
4.3.2.2. Giải pháp nâng cao năng suất ngô vụ đông
Khoa học kỹ thuật thực sự trở thành một nhân tố quyết định đến việc nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, đối với cây ngô, từ
năm 2002 đến nay, năng suất đã đạt được những bước nhảy vọt là do sự đóng góp tích cực của của các tiến bộ kỹ thuật mới về giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp. Thực tế cho thấy vùng trồng ngô trọng điểm của huyện Yên Dũng đã sử dụng tương đối có hiệu quả các yếu tố đầu vào trong việc nâng cao năng suất ngô. Tuy nhiên, tiềm năng để gia tăng năng suất ngô còn khá cao. Do đó, các giải pháp kỹ thuật cần được áp dụng trong thời gian tới là:
Về giống:Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng
của hạt ngô. Bằng việc xây dựng, mở rộng hệ thống nhân giống ngô sạch bệnh, áp dụng công nghệ mới nhằm cung cấp đủ giống có chất lượng trong nước, giảm tỷ lệ giống nhập khẩu từ Châu Mỹ, không trồng giống ngô Trung Quốc. Giống ngô Trung Quốc nay vẫn được bà con nông dân trồng do giá thành thấp song chất lượng thấp, nguy cơ dịch bệnh cao trong khi đó giống ngô nhập Châu Mỹ chất lượng cao nhưng giá thành đắt nếu nhà nước không trợ giá thì nông dân khó chấp nhận được. Đây là một trong nguyên nhân làm giảm hiệu quả và tính bền vững của ngành sản xuất ngô.
Bên cạnh đó tăng cường công tác quản lý chất lượng ngô giống trong nước: làm tốt công tác kiểm định, kiểm nghiệm, cấp nhãn mác đến từng lô giống, kiểm tra và sử phạt nghiêm minh đối với những lô giống không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Có như vậy mới nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà cung cấp giống và bảo vệ người sản xuất.
Thực hiện tốt công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu là biện pháp hết sức quan trọng nhằm ngăn ngừa những bệnh dịch có hại xâm nhập vào trong nước, hạn chế rủi ro cho nông dân. Thực tế một số năm qua, công tác kiểm dịch của chúng ta còn hạn chế vẫn để lượng không nhỏ giống ngô kém chất lượng đưa vào trong nước, nhất giống ngô từ Trung Quốc, làm giảm lòng tin của nông dân đến việc phát triển vùng sản xuất.
* Phân bón: có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của ngô, các kết quả công trình nghiên cứu chỉ ra năng suất ngô có thể tăng lên tới 60-70% khi có giống mới và đầu tư tăng, hầu hết ngô trồng tại huyện Yên Dũng mức độ tư, bổ xung phân bón thấp nên năng suất ngô chưa cao. Việc bón phân cho cây ngô phải đảm bảo điều kiện: bón đúng liều lượng, đúng quy trình và đúng thời điểm. Các loại phân bón ngô cần bổ xung đó là đạm, lân, kali, có thể bón thêm vôi bột. Xét
về hiệu quả, các nông hộ đều có khả năng tăng lợi nhuận nếu tăng đầu tư thêm các yếu tố phân bón nói trên. Cụ thể, mức bón phân chuồng của các hộ còn rất thấp, mới đạt 3,2 tạ/sào trong quy trình kỹ thuật là 3,5 tạ/sào. Nếu đầu tư thêm phân chuồng, năng suất ngô sẽ tăng rõ rệt, phân chuồng có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng, làm đất tươi xốp, tăng khả năng giữ ẩm… hiện nay, lượng phân chuồng đang được bón giảm dần do các hộ dân chăn nuôi ít, giao thông nội đồng hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường lượng phân chuồng trong thời gian tới. Đối với các loại phân bón hoá học yêu cầu kỹ thuật đạm 9,5 kg/sào, lân 20,5 kg/sào, Kali 8,5 kg/sào, do các hộ thay bằng phân NPK hay vi sinh nhưng lượng phân kali bón hiện qúa thấp mới đạt 4 kg/sào.
Vậy để nâng cao năng suất, ngoài việc đưa giống có chất lượng cao, thì các nông hộ cần phải được phổ biến kỹ quy trình, định mức kỹ thuật trồng ngô một cách khoa học.
* Tăng cường công tác khuyến nông
Tăng cường tập huấn, đào tạo cho nông dân, nội dung nên hướng vào việc tăng kỹ năng lựa chọn giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hoạch, phân loại sản phẩm. Khuyến cáo nông dân sử dụng giống sạch bệnh, thâm canh đúng quy trình kỹ thuật. Xây dựng mô hình trình diễn và câu lạc bộ khuyến nông để nông dân chuyển giao khoa học kỹ thuật và kiến thức cho nhau.
Bảng 4.27. Kế hoạch mở lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế- kỹ thuật-bảo quản chế biến cho hộ trồng ngô trong huyện.
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018
1.Kỹ thuật trồng
- Số lượng lớp hàng năm Lớp 14 15 16
- Số lượng người tham gia Người 400 550 600
2. Kiến thức thị trường
- Số lượng lớp hàng năm Lớp 1 2 3
- Số lượng người tham gia Người 80 150 200
3.Kỹ thuật bảo quản
- Số lượng lớp hàng năm Lớp 4 5 6
- Số lượng người tham gia Người 280 370 480
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện (2016) Chủ hộ sản xuất ngô ở huyện Yên Dũng có trình độ không cao, tỷ lệ hộ được tham gia tập huấn về cây ngô mới đạt 75% trong tổng số hộ điều tra. Đây
không phải là con số thấp song việc triển khai áp dụng những kiến thức được tập huấn vào thực tế chưa tốt. Mức độ đầu tư của các hộ về phân bón, giống, cách chăm sóc không đạt với quy trình kỹ thuật do trung tâm huyện hướng dẫn. Đội ngũ cán bộ khuyến nông xã còn thiếu, hạn chế về chuyên môn. Do vậy, thời gian tới nhà nước cần mở các lớp khuyến nông cho các hộ trồng ngô, đưa đội ngũ khuyến nông xã vào ngạch công chức, có như vậy mới khuyến khích và phát huy được hết năng lực cán bộ cơ sở.
Một số mô hình trồng ngô đạt hiệu quả được triển khai như mô hình ngô che phủ Nilon, thâm canh 2 vụ như: 1lúa+ 1ngô + 1 lúa, 1lúa+ 1ngô + 1 rau...
* Bố trí thời vụ: Thời vụ là nhân tố hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, cây ngô chỉ phát triển và cho năng suất cao khi có điều kiện thời tiết thuận lợi, thường là các vụ:
+ Vụ đông: bố trí trên đất 2 vụ lúa từ 15/9 đến 25/9
+ Vụ xuân: bố trí trên đất chân mạ, thời gian xuống giống từ 30/1 đến 15/2. + Công thức luân canh: Lúa xuân- Lúa mùa sớm- Ngô đông; Ngô xuân- Lạc, đỗ- Lúa mùa muộn.
*Công tác bảo vệ thực vật: Hiện nay các hộ đều sử dụng thuốc trừ cỏ vào sản xuất để hạn chế cỏ dại phát triển. Công tác bảo vệ thực vật còn yếu về chuyên môn nên công tác phát hiện và diệt trừ sâu bệnh gặp nhiều khó khăn. Thuốc hoá học được coi là công cụ hữu hiệu của các hộ dân. Việc phát hiện và diệt trừ sâu bệnh diễn ra không đồng đều giữa các hộ nên bệnh lây lan khá nhanh. Do vậy, ngoài việc dùng thuốc hoá học cần kết hợp với phương pháp khác như IPM, trồng luân canh, sử lý giống kháng bệnh cao...
4.3.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ngô
Ngô là cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, nhu cầu về ngô chế biến và các sản phẩm từ ngô trong nước cũng như các nước ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến. Đó cũng là cơ hội để các địa phương đẩy mạnh sản xuất, trên cơ sở mối quan hệ sẵn có mà huyện đang duy trì cũng nên mở rộng đối với các nhà máy chế biến thông qua việc ký hợp đồng trực tiếp qua Uỷ ban nhân dân các xã.
Làm tốt công tác xúc tiến thương mại cho cán bộ chính quyền cấp xã; tăng cường mời gọi các nhà đầu tư là con em trong huyện về lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức các đoàn thăm quan học tập, liên kết với các tỉnh bạn trong việc tiêu thụ ngô. Nhằm tranh thủ vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm.
Cần coi trọng hơn nữa công tác dự tính, dự báo về thị trường tiêu thụ, xuất khẩu, có như vậy, mới tổ chức được nguồn cung ổn định, nắm vững giá cả. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giống trước khi giao trồng; Tập trung đầu tư, xây dựng kỹ năng marketing, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho ngô Yên Dũng, thường xuyên cử cán bộ có chuyên môn và các nông hộ tiêu biểu tham gia hội thảo, triển lãm, thông qua đó học tập kinh nghiệm, nắm bắt nhu cầu thực tế, tìm kiếm bạn hàng trong kinh doanh.
Hoàn thiện kinh tế hợp tác: Tăng cường mối quan hệ trực tiếp giữa cơ quan nghiên cứu khoa học với các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ ngô thông qua việc ký hợp đồng; các cơ quan nghiên cứu khoa học- công nghệ cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm nghiên cứu của mình (giống ngô cao sản, quy trình kỹ thuật mới, các loại phân bón hữu hiệu...), các tổ chức (Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hộ gia đình) và các doanh nghiệp công khai đặt hàng đối với cơ quan nghiên cứu khoa học- công nghệ; đồng thời tổ chức tốt việc ký hợp đồng hỗ trợ đầu tư, bao tiêu sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp thu gom-kinh doanh, các nhà máy chế biến với người trồng ngô, thông qua chính quyền địa phương, nhằm hạn chế tối đa việc tranh mua tranh bán, ép cấp, ép giá, tạo thu nhập ổn định cho người sản xuất và sự phát triển ổn định của vùng nguyên liệu.
4.3.2.4. Các giải pháp khác
* Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay gắn với việc xây dựng mô hình “ Nông thôn mới” thì vấn đề giao thông, thuỷ lợi, điện, nước hợp vệ sinh là các vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên, trong vấn đề nông nghiệp cần quan tâm đó là giao thông nội đồng và thuỷ lợi.
* Thuỷ lợi: Nước tưới có vai trò rất quan trọng, nhất là giai đoạn ra hoa, hình thành hạt, hầu hết các diện tích trồng ngô trong huyện có điều kiện tưới tiêu thuận lợi, nhưng vấn đề là việc bơm nước vào kênh cấp 1 đôi khi bị chậm do công ty khai thác thuỷ nông điều phối, do vậy muốn nâng cao năng suất bà con hàng năm cần chủ động nạo vét mương tưới, khu vực dự trữ nước. Thời gian qua, huyện đã có nhiều quan tâm trong việc phát triển hệ thống thuỷ lợi và chủ động nước tưới cho hơn 80% diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đối với đất hoa màu hầu hết nằm trên đất vàn cao, không đồng đều khó cho việc lấy nước trực
tiếp. Do vậy, huyện cần tập trung đầu tư hệ thống máng nổi và hệ thống bơm cục bộ cho các khu vực này. Bên cạnh đó, vấn đề cộng tác giữa nhà nước và hộ sản xuất trực tiếp, nhằm xã hội hóa xây dựng hệ thống kênh tưới, nhà nước hỗ trợ 20% tổng số vốn.
* Giao thông: Đối với các xã cần có quy hoạch và mở rộng hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống đường chính 2,5 m để xe cơ giới, máy móc có thể trở vật tư và thu mua sản phẩm tại ruộng. Vì hiện nay các hộ sản xuất ruộng còn nhỏ lẻ, nhiều mảnh do đó khi đưa cơ giới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.
* Đất đai: Diện tích trồng ngô của vùng là không lớn và chưa thực sự tập trung, mặc dù trên địa bàn huyện đã cơ bản thực hiện xong việc “dồn điền đổi thửa” đất đai của các hộ canh tác vẫn không thực sự lớn,do đó đã hạn chế phần nào đến việc cơ giới hoá trong khâu làm đất và lãng phí nguồn nhân lực của các hộ. Đất đai của huyện đã được giao ổn định lâu dài theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đảng khoá X về xây đựng nông thôn mới. Do đó, để hạn chế tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ cần thực hiện tốt việc chuyển dịch tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện hình thành các trang trại và khu vực trồng ngô quy mô lớn, các vùng trồng ngô có năng suất cao.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng trong thời gian qua đã đem lại một phần thu nhập cho huyện Yên Dũng, cho kinh tế hộ gia đình và là một trong những cây trồng vụ đông có hiệu quả về mặt kinh tế, tạo công ăn, việc làm, thu hút lao động lúc nông nhàn của huyện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng đang có xu hướng giảm, đồng thời, việc tổ chức sản xuất còn
manh mún, nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Do vậy, việc nghiên cứu “Phát triển sản
xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”
có ý nghĩa to lớn đối với định hướng phát triển sản xuất ngô vụ đông của huyện Yên Dũng nói chung và nông hộ sản xuất ngô vụ đông nói riêng.
1. Nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ: các khái niệm về ngô vụ đông, khái niệm phát triển sản xuất, đặc điểm, vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô vụ đông; kinh nghiệm thực tiễn phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào nghiên cứu phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ