Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn
4.2.1. Các yếu tố khách quan
4.2.1.1. Cơ chế chính sách trong quy hoạch phát triển sản xuất ngô vụ đông của huyện Yên Dũng
Hiện nay cơ chế chính sách của huyện để phát triển sản xuất ngô vụ đông tại cho các nông hộ trông ngô trên địa bàn huyện Yên Dũng chưa thực hiện đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao.
+ Về chính sách quy hoạch vùng sản xuất ngơ: Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Dũng đã tham mưu cho UBND huyện Yên Dũng xây dựng Đề án phát triển sản xuất ngô vụ động đến năm 2015 đạt 300 ha. Đến tháng 12/2015, sau 5 năm thực hiện, được sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện Yên Dũng, sự cố gắng, nỗ lực của Phịng Nơng nghiệp & PTNT và các Phòng, Ban trong huyện, các địa phương cơ sở; Đề án mới đạt được 240,51 ha diện tích đất trồng ngơ vụ đơng. Để đạt mục tiêu của Đề án, UBND huyện Yên Dũng tham mưu với UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 104/2011/QĐ-UBND “Quy định quản lý sản xuất và phát triển cây ngô vụ đồng trên huyện Yên Dũng”; Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 28/1/2011“Phê duyệt định hướng Quy hoạch phát triển ngô vụ đông địa bàn huyện Yên Dũng đến năm 2020”, cụ thể đến năm 2015, diện tích trồng ngơ vụ đông là 300 ha với 7 xã trọng tâm. Số xã quy hoạch để phát triển sản xuất ngô vụ động đến nay mới được 5 xã gồm: Tân An, Tư Mai, Đức Giang, Đồng
Phúc, Tân Liễu. Còn 2 xã Cảnh Thụy, Xuân Phú chưa quy hoạch được vì chưa được sự ủng hộ của các hộ trồng ngô. Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế trong trồng ngơ vụ đơng đó chính là quy mơ diện tích. Quy mơ diện tích bản thân nó khơng trực tiếp tác động đến kết quả và hiệu quả kinh tế mà nó ảnh hưởng gián tiếp đến các yếu tố khác để rồi qua đó tác động lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế trong trồng ngô vụ đông. Trên địa bàn huyện Yên Dũng hiện nay các hộ trồng ngơ vụ đơng chủ yếu mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún và vẫn cịn mang tính tự phát. Diện tích gieo trồng của các hộ này cịn nhỏ khơng áp dụng được nhiều các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng như diện tích nhỏ khiến cho chi phí trồng ngơ trên 1 đơn vị diện tích cao hơn hẳn so với các hộ trồng theo quy mơ trung bình và lớn. Tính hiệu quả kinh tế của quy mô được thể hiện rõ qua việc năng suất cây ngô giữa các hộ, các hộ quy mơ càng lớn thì năng suất cây ngô càng cao đi kèm với đó là chi phí trên một đơn vị diện tích giảm xuống, thu nhập trên 1 đơn vị diện tích tăng dẫn đến ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả kinh tế trong trồng ngô vụ đông.
Về quy hoạch vùng sản xuất ngô: yêu cầu về đặc điểm sản xuất ngơ là bố trí ở những vùng đất cao, thốt nước tốt, thích hợp với quy trình sinh trưởng, phát triển của ngô, chọn đất pha cát, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày từ 20 -30 cm. Vùng trồng phải cách ly với khu vực có chất thải cơng nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2 km, chất thải sinh hoạt thành phố 200 m, đất trồng không được tồn dư hoá chất độc hại. Nhưng trong giai đoạn Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nơng nghiệp, nơng thơn, việc chuyển đổi diện tích đất Nơng nghiệp sang đất cơng nghiệp và dịch vụ, đã vơ tình chuyển những diện tích đất có màu mỡ sang làm nhà xưởng, vì chúng thuận tiện giao thơng, đi lại, địa thế đẹp. Đây cũng là những khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng ngơ.
+ Điều kiện về cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc... chưa thật sự được chú trọng. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng giao thông đi lại của huyện Yên Dũng được đáp ứng thơng qua chính sách xây dựng nơng thơn mới, bê tơng hóa nơng thơn. Tuy nhiên hệ thống thủy lợi vẫn chưa được quy hoạch, xây dựng để đáp ứng vùng sản xuất ngơ, vẫn cịn có diện tích ngơ bị chết do khơ hạn.
Hệ thống thông tin liên lạc chưa phát huy, vai trị của chính quyền địa phương đối với các hộ sản xuất chưa có sự trao đổi thường xuyên. Hệ thống chợ, bến bãi đã phát huy tốt vai trò là nơi giao lưu, mua bán, trao đổi, trung chuyển hàng hóa nơng sản giữa huyện Yên Dũng với các địa phương, vùng miền khác trong cả nước. Tuy nhiên chợ vẫn còn là các chợ quê, chưa có đầu tư theo kiểu chợ đầu mối.
Qua khảo sát các hộ trồng ngô trên địa bàn huyện Yên Dũng cho biết:
Bảng 4.18. Đánh giá của nơng hộ về cơ chế chính sách phát triển sản xuất ngô vụ đông trên địa bàn huyện Yên Dũng
ĐVT:%
Tiêu chí Tốt Trung bình Kém
1. Chính sách quy hoạch vùng 18,0 44,0 38,0
2. Hệ thống giao thông đi lại 26,7 60,7 12,7
3. Hệ thống thủy lợi 18,7 70,0 11,3
4. Thông tin liên lạc 4,0 32,7 63,3
5. Hệ thống chợ 5,3 30,7 64,0
Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Về chính sách quy hoạch vùng sản xuất ngơ vụ đơng: có 27/150 hộ có ý kiến chiếm 18% cho rằng chính sách quy hoạch vùng phát triển ngô của huyện đạt kết quả tốt, có 66/150 hộ có ý kiến chiếm 44% cho rằng chính sách quy hoạch vùng sản xuất ngơ đạt kết quả bình thường, có 57/150 hộ có ý kiến chiếm 38% cho rằng chính sách quy hoạch vùng phát triển ngơ chưa được quan tâm đúng mức.
Về hệ thống đường giao thơng đi lại: có 40/150 hộ có ý kiến chiếm 26,7% cho hệ thống giao thông đi lại phục vụ cho phát triển cây ngô của huyện đạt kết quả tốt, có 91/150 hộ có ý kiến chiếm 60,7% cho rằng hệ thống giao thông đi lại phục vụ cho phát triển cây ngơ của huyện đạt kết quả bình thường, có 19/150 hộ có ý kiến chiếm 12,7% cho rằng hệ thống giao thông đi lại phục vụ cho phát triển cây ngô của huyện đạt kết quả xấu.
Về hệ thống thủy lợi: Có 18,7% đánh giá của các hộ trồng ngô cho rằng hệ thống thủy lợi tại địa phương tốt, có 70% đánh giá hệ thống thủy lợi ở mức độ đáp ứng được cho cây ngơ phát triển, có 11,3% đánh giá hệ thống thủy lợi của huyện kém, chưa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho ngơ vụ đơng.
Thơng tin liên lạc: Có 4% đánh giá của các hộ trồng ngô cho rằng hệ thống thông tin liên lạc trao đổi thông tin về cây ngô giữa người trồng và với chình quyền địa phương tại địa phương tốt, có 32,7% đánh giá hệ thống thơng tin liên lạc ở mức độ đáp ứng được cho cây ngơ phát triển, có 63,3% đánh giá hệ thống thơng tin liên lạc của huyện kém, chưa có sự trao đổi thơng tin về cách chăm sóc, thu hoạch ngơ vụ đơng.
Hệ thống chợ: Có 5,3% đánh giá của các hộ trồng ngô cho rằng hệ thống chợ tại địa phương tốt, có 30,7% đánh giá hệ thống thông chợ ở mức độ đáp ứng được
cho cây ngơ phát triển, có 64% đánh giá hệ thống chợ của huyện kém, chưa có sự trao đổi thơng tin nhiều giữa người bán, người mua. Người bán luôn bị tư thương ép giá được mùa ngô, giá ngô rớt, mất mùa giá ngô cao.
+ Chuyển giao khoa học kỹ thuật: Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống cũng như tìm các giải pháp giúp bà con nông dân tiếp cận những giống ngô tiến bộ khoa học kỹ thuật mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh có hiệu quả tăng hiệu quả kinh tế. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây ngô vụ đông trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang đã chọn xã Đức Giang, Tân An, Tư Mại - huyện Yên Dũng là điểm xây dựng mơ hình đưa 3 giống ngơ vụ đông mới gồm các giống: LVN85, LVN6362, NK858 vào sản xuất thử ở vụ đơng. Sở cịn tiến hành lựa chọn hộ nông dân tham gia, đảm bảo trồng ngô khu đồng cao, tập trung thành vùng. Đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 120 hộ nơng dân tham gia mơ hình; hỗ trợ nơng dân 50% giá giống theo quy định của tỉnh. Việc trồng thử 3 giống ngô mới với khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu thời tiết và sâu bệnh cho năng suất cao hơn so với các giống ngô nông dân đang trồng đại trà tại huyện Yên Dũng đã giúp bà con nơng dân có những giống ngơ mới cho giá trị kinh tế cao.
Vụ đơng năm 2015, phịng Nơng nghiệp huyện Yên Dũng phối hợp với công ty Syngenta thực hiện mơ hình trồng ngơ lai tại 2 xã Tân An, Đức Giang với sự tham gia của 220 hộ trên diện tích 3 sào/1 hộ. Sau hơn 90 ngày ngô cho thu hoạch, năng suất đạt 3,5 – 3,8 tạ/sào, sau khi trừ chi phí nơng dân thu lãi 1 triệu – 1,5 triệu đồng/sào với giá bình quân 5.500đ/kg.
Ngồi ra, phịng Nơng nghiệp huyện cịn phối hợp với các công ty giống cây trồng tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm về trồng ngô, chuyển giao kỹ thuật trồng ngô đúng kỹ thuật cho người nông dân.
4.2.1.2. Thị trường tiêu thụ
a. Tổ chức tiêu thụ
Khâu tiêu thụ là khâu rất quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển sản xuất vì khi hàng hóa tiêu thụ được thì mới có sản xuất. Hiện nay trên địa bàn huyện Yên
Dũng ngơ chủ yếu được tiêu thụ tại chính qua thương lái và tại các chợ bn bán nổng sản. Chợ nơng thơn có vai trị quan trọng trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân và giữa các địa phương, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nơng thơn. Năm 2014, tồn huyện n Dũng có 18 xã có chợ, trong đó có 4 chợ lớn đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng là Tiến Dũng, Đức Giang, Thị trấn Neo, Thị trấn Tân Dân. Xác định chợ là kênh lưu thơng hàng hóa chủ yếu, nên trong những năm gần đây mạng lưới chợ trên địa bàn huyện đã được quan tâm, đầu tư xây dựng, cải tạo theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh, tạo điều kiện thuận lợi cho q trình giao thương, góp phần tăng cao nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các địa phương và trong nội bộ địa bàn huyện. Đối với việc phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngơ vụ đơng, thì đây là yếu tố quan trọng giúp người nông dân dễ tiêu thụ được sản phẩm đặc biệt trong điều kiện phương tiện vận chuyển của người dân cịn thiếu thốn.
Ngơ trên địa bàn huyện n Dũng được tiêu thụ dưới hai hình thức là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Tiêu thụ trực tiếp là các hộ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Tiêu thụ gián tiếp là các hộ bán sản phẩm cho các đối tượng trung gian là người thu gom và người bán buôn. Qua điều tra các hộ trồng ngô cho thấy tỷ lệ các hộ tiêu thụ ngơ chủ yếu là theo hình thức gián tiếp với 96,65% sản lượng ngô sản xuất ra, theo hình thức trực tiếp chỉ có 3,35%.
Tiêu thụ gián tiếp giúp cho người trồng ngô không mất nhiều chi phí cho q trình tiêu thụ sản phẩm. Vì họ được thương lái đến tận đầu ruộng thu mua, không mất công vận chuyển đi xa để tiêu thụ. Nhưng chính vì vậy mà họ bị phụ thuộc nhiều vào người thu mua, dễ bị tư thương ép giá khi sản lượng, sản xuất ra nhiều mà chưa tìm được thị trường tiêu thụ.
Hình thức tiêu thụ trực tiếp chiếm tỷ lệ rất ít vì, thường được sản xuất ra với số lượng lớn, thường phải dùng ô tô để chở, chi phí vận chuyển cao nên bà con nơng dân không vận chuyển được. Chỉ khi, đã đến kỳ thu hoạch nhưng giá bán q thấp hoặc khơng có thương lái thu gom tại ruộng thì họ mới mang ra chợ hoặc lề đường bán.
Người thu gom hoặc người bán lẻ đến thu mua ngô trực tiếp tại ruộng dưới dạng tươi 100% và chưa có một cơng nghệ bảo quản, chế biến nào được áp dụng. Sau khi thu hoạch, hộ nông dân chỉ cần vận chuyển ngô lên đầu bờ nên khơng mất chi phí vận chuyển và giảm bớt một phần cơng lao động của người sản xuất, do đó gần như khơng bị hao hụt sản phẩm.
Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng (2015) Hộ sản xuất ngô vụ đông Thương lái thu gom trên địa bàn Yên Dũng Bán buôn Bắc Giang Bán buôn tỉnh khác Hộ bán lẻ Hộ bán lẻ Bán lẻ tỉnh khác Người tiêu dùng Hộ bán buôn 60,82% 3,88% 3,88% 60,82% 21,65% 39,17%% 31,95% 96,65% Người tiêu dùng 3,35% 76
Những người bán bn đóng vai trị rất tích cực trong vận chuyển và tiêu thụ ngô của huyện Yên Dũng, đặc biệt là người bán buôn tỉnh Bắc Giang và Hà Nội. Phạm vi hoạt động của họ rộng. Họ là mắt xích kết nối giữa tác nhân thu gom và tác nhân bán lẻ.
Những người bán lẻ chủ yếu thu mua sản phẩm ngô trực tiếp từ hộ nơng dân vì họ có lợi thế là gần với huyện Yên Dũng nên rất thuận lợi cho vận chuyển.
Người tiêu dùng cuối cùng rất đa dạng, gồm hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể...
Nhìn chung, mối quan hệ, liên kết giữa các tác nhân còn lỏng lẻo, các nguồn thông tin đến với các tác nhân đều khơng chính thống. Trong chuỗi giá trị sản phẩm ngô, tác nhân sản xuất và tác nhân thu gom trao đổi thông tin với nhau thường xuyên nhất; còn tác nhân sản xuẩt và người tiêu dùng rất ít có sự trao đổi thơng tin nên người sản xuất cung cấp ra thị trường “cái mình có” mà khơng sản xuất “cái thị trường cần”. Người tiêu dùng khơng có thơng tin về sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm nên chưa tuyệt đối tin tưởng hoặc chấp nhận sử dụng sản phẩm. Đây là một hạn chế lớn trong thị trường tiêu thụ nông sản ở Việt Nam nói chung và thị trường tiêu thụ ngơ ở huyện n Dũng nói riêng.
Thị trường tiêu thụ ngô của huyện Yên Dũng khá rộng, chủ yếu là các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định,… và lớn nhất là tỉnh Bắc Giang, ngồi ra thì, n Dũng cịn được xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ và giá cả thường bấp bênh, không ổn định. Một khi "cung vượt cầu" hoặc thị trường tiêu thụ bão hịa thì sản phẩm bị ứ đọng, nơng dân chỉ hịa vốn thậm chí là thua lỗ. Mặc dù ngơ của huyện n Dũng có chất lượng tốt nhưng chưa xây dựng được thương hiệu nên vẫn ít người biết đến. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương và bản thân người dân trồng ngô cần xây dựng thương hiệu ngơ riêng của mình bằng các hình thức như: tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua các phương tiện thông tin, qua hội chợ, hội thảo,… để đông đảo người tiêu dùng biết đến. Như vậy, khi ngô Yên Dũng đã khẳng định được vị trí trên thị trường thì bài tốn tìm thị trường tiêu thụ cho ngơ đã tìm được lời giải.
Bảng 4.19. Dịng thơng tin trao đổi giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ ngô vụ đông ở Yên Dũng
Sản xuất Thu gom Bán buôn Bán lẻ Tiêu dùng
Sản xuất - Trao đổi thông tin về
giống.
- Trao đổi thông tin kỹ thuật sản xuất..
- Trao đổi thông tin về