Năm Giá (đồng/kg)
2013 5.000
2014 5.500
2015 5.500
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng (2015) Giá bán ngô qua các năm giao động ít, năm 2013 giá 1kg ngơ các hộ bán ra thị trường là 5.000đ/kg, đến năm 2015 giá ngô tăng nhẹ lên 5.500đ/kg.
4.2.1.3. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngô vụ đông
Các tài liệu trong và ngoài nước đều khẳng định rằng: Năng suất, chất lượng của sản phẩm ngô phụ thuộc chủ yếu vào giống. Hai chỉ tiêu quan trọng để chọn giống ngô là: số lượng bắp trên một cây ngơ và trọng lượng (kích thước hạt) của từng bắp. Hai chỉ tiêu này càng cao thì năng suất ngơ trên một đơn vị diện tích càng cao.
Từ năm 2000 trở về trước huyện Yên Dũng chủ yếu sản xuất bằng giống ngô của công ty giống cây trồng Bắc Giang, năng suất ngô thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Từ năm 2000 đến năm 2015 có 04 nhóm giống ngơ được trồng trên địa bàn huyện Yên Dũng, bao gồm: Giống NK6326, NK85 (Trung Quốc) chiếm tỷ lệ 30% tổng diện tích ngơ tồn huyện, giống ngơ thuần LVN99, LVN146, LVN61 chiếm 62%, các giống nhập khẩu khác chiếm 10% (Báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Yên Dũng).
Một số hộ trồng ngô đã sử dụng giống ngô do người nông dân tự sản xuất và duy trì từ vụ này qua vụ khác, nên các giống trồng phổ biến trong sản xuất bị thoái hoá nghiêm trọng.
Kỹ thuật thâm canh trong sản xuất ngơ cịn lạc hậu, đặc biệt là kỹ thuật trồng chưa hợp lý, chế độ phân bón, tưới nước, phịng trừ sâu bệnh,... nên hiệu quả sản xuất và thu nhập của người dân trồng ngô tây chưa cao.
Trong một vài năm gần đây, huyện đã sử dụng giống ngô nhập nội, các giống ngơ có nguồn gốc do một số cơng ty giống cung cấp như Công ty giống cây trồng Bắc Ninh, công ty giống cây trồng Trung ương đưa vào sản suất hạt giống sạch bệnh trong nước bắt nguồn từ nuôi cấy in vitro ở một số tiểu vùng năng suất cao.
Những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, Việt Nam đã hợp tác với Trung tâm Ngô Quốc tế (CIP) xác định một số giống có triển vọng như LVN99, LVN146, LVN61… những giống này sinh trưởng nhanh, thích ứng với các điều kiện địa phương, có khả năng kháng lại vi rút, có khả năng bảo quản lâu, cho năng suất khá cao sau mỗi vụ trồng.
Trong thời gian qua, nông dân vẫn sử dụng nguồn giống nhập từ Trung Quốc (nhiều trường hợp dùng cả ngô thương phẩm thay thế cho ngô giống). Một số giống nhập từ Trung Quốc như NK6362, NK85 được trồng từ năm 2003 khoảng 80% và tỷ lệ này giảm dần cho đến nay các hộ dân ít trồng chỉ chiếm dưới 30%. Giá giống rẻ từ 7.500-80.000 đ/kg trong khi đó giá giống nhập ở Thái Lan, Braxin giá ở mức khoảng 100.000-120.000đ/kg. Mặc dù giá giống nhập từ các nước cao nhưng cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn so với những giống Trung Quốc. Giúp nông dân co cơ hội tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Đồng thời với các TBKT về giống mới, công tác tổ chức sản xuất, dịch vụ giống cây trồng cũng được cải tiến theo hưởng chun mơn hố cao. Với hệ thống tổ chức sản xuất giống khá mạnh bao gồm các Doanh nghiệp, viện nghiên cứu; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác sản xuất, bảo quản giống được đầu tư.
Kỹ thuật canh tác mới được được các cán bộ khuyến nông huyện Yên Dũng phổ biến hướng dấn sử dụng rộng rãi như kỹ thuật màng phủ đất nhằm hạn chế cỏ dại, tiết kiệm nước và phân bón, giảm tác hại của mưa, rét, giảm cơng lao động; việc cơ giới hố trong nơng nghiệp, nhất là khâu làm đất, bơm nước, trừ cỏ dại, vận chuyển đã làm giảm lao động, hạ giá thành sản phẩm; việc bón các chế phẩm sinh học, phân NPK tổng hợp đã được phổ cập thay thế việc bón phân đơn trước đây, đồng thời với việc sử dụng phân sinh học, phân phun lá, các chất điều hoà sinh trưởng, giảm tổn thất hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên các nông hộ
trồng ngô vẫn chưa áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, vẫn sản xuất ngô theo hướng tự phát, dựa vào kinh nghiêm của các hộ là chính.
Qua khảo sát thực tế tại 150 hộ trồng ngô trên địa bàn huyện cho kết quả ở