Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông ở Việt Nam
2.2.1.1. Giai đoạn trước đổi mới
Giai đoạn trước đổi mới, sản xuất ngơ ở Việt Nam cịn nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu là tự cung tự cấp theo nhu cầu của hộ nông dân. Tại một số vùng miền núi do khó khăn về sản xuất lúa nước nên nơng dân phải trồng ngô làm lương
thực thay gạo. Các giống ngô được trồng đều là các giống truyền thống của địa phương, giống cũ nên năng suất rất thấp. Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, diện tích ngơ Việt Nam chưa đến 300 nghìn hecta, năng suất chỉ đạt trên 1 tấn/ha, đến đầu những năm 1980 cũng không cao hơn nhiều, chỉ ở mức 1,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng góp phần nâng năng suất ngô lên gần 1,5 tấn/ha. Tuy nhiên mức năng suất này vẫn còn thấp so với mức năng suất của các nước trong khu vực và trên thế giới (Cục Trồng trọt, 2011).
2.2.1.2. Giai đoạn sau đổi mới
Ngành sản xuất ngơ nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm 1990 đến nay, do việc tạo được các giống ngô lai và mở rộng diện tích trồng ngơ lai trong sản xuất, kết hợp áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác theo nhu cầu của giống mới. Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên 430 nghìn hecta trồng ngơ; năm 2006, giống lai đã chiếm khoảng 90% diện tích trong hơn 1 triệu hecta ngơ cả nước, trong đó giống do các cơ quan nghiên cứu trong nước chọn tạo và sản xuất chiếm từ 58-60% thị phần trong nước, số cịn lại là của các cơng ty liên doanh với nước ngồi. Trong đó, giống ngơ lai do Viện nghiên cứu ngơ (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) tạo ra chiếm tới 90% lượng giống lai của Việt Nam. Một số giống khá nổi bật như: LVN10, LVN99, LVN4, LVN9, VN8960, LVN885, LVN66… Các giống ngơ này có năng suất và chất lượng tương đương các giống ngô của các công ty liên doanh với nước ngoài nhưng giá bán chỉ bằng 65-70%, góp phần tiết kiệm chi phí cho người trồng 80-90 tỷ đồng/năm. Nhờ vậy, người trồng cũng đã chủ động được hạt giống cho sản xuất, không lệ thuộc vào giống nhập khẩu của nước ngoài như những năm trước (Cục Trồng trọt, 2011b).
Từ năm 2010, năng suất và sản lượng ngơ của Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt cao nhất từ trước đến nay. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam cao hơn nhiều lần của thế giới, lợi nhuận trồng ngô lai cao hơn hẳn các loại cây trồng khác. Năm 2011, diện tích trồng ngơ của cả nước (trong đó 90% diện tích là ngơ lai) đạt 1.126.000 ha, tổng sản lượng trên 83.541 tạ. Năm 2012, diện tích đạt 1.170.900 ha, tổng sản lượng lên tới trên 87.288 tạ, cao nhất từ trước tới nay. Các giống ngô lai của Việt Nam bước đầu cũng đã xuất bán sang các nước Bangladesh, Cam-pu-chia, Lào, Quảng Tây - Trung Quốc, Pakistan, Indonesia, Ấn Độ.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam qua một số năm Năm Diện tích Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (Tạ) % diện tích ngơ lai 2004 723,3 58 41951,40 70 2005 810,4 58,7 47570,48 73 2006 912,7 62,4 56952,48 75 2007 990,4 64,9 64276,96 3 2008 1052,6 66 69471,60 90 2009 1033,1 70 72317,00 90 2010 1090,1 73,6 80231,36 >90 2011 1125,9 74,2 83541,78 90 2012 1089,2 80,14 87288,49 >95 2013 1125,7 82,11 92431,23 >95 2014 1117,2 84,96 94917,31 >95
Nguồn: Viện Nghiên cứu Ngô (2014) Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình sản xuất ngơ của Việt Nam sau 10 năm đã có sự thay đổi rõ rệt, năm 2004 diện tích ngơ chỉ là 723,3 nghìn ha nhưng đến năm 2014 diện tích trồng ngơ của cả nước đã là 1117,2 nghìn ha tăng 4,0 lần, năng suất năm 2014 so với năm 2004 cũng tăng 4,1 lần trong khi đó sản lượng tăng 17,2 lần. Có được sự chuyển biến đột ngột này, ngồi các chính sách của Đảng cịn do tác động mạnh của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Cây ngơ có khả năng thích ứng rộng, có thể được trồng nhiều vụ trong năm và trồng ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tiềm năng phát triển cây ngô ở nước ta là rất lớn cả về diện tích và thâm canh tăng năng suất. Các giống ngơ lai có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát triển ở những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng đất tốt như: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên để đạt năng suất cao. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh tác chủ yếu nhờ nước trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngơ thụ phấn tự do chiến ưu thế và chiếm một diện tích khá lớn. Như vậy ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng mạnh của ngành sản xuất ngô trong nước trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó lại thể hiện khơng đồng đều ở các vùng trong cả nước.
Bảng 2.2. Tình hình phát triển sản xuất ngô ở các vùng năm 2014 Chỉ tiêu Chỉ tiêu Các vùng Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tạ) Đồng bằng sông Hồng 72,7 83,1 6041,37
Trung du và miền núi phía Bắc 443,4 84,5 37467,30
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 202,1 88,5 17885,90
Tây nguyên 242,1 87,9 21280,60
Đông nam bộ 89,4 81,6 7295,04
ĐB sông Cửu Long 37,1 81,8 3034,78
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014) Qua bảng 2.2 cho thấy rõ sự chênh lệch giữa các vùng về cả diện tích, năng suất và sản lượng: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy diện tích sản xuất ngơ lớn nhất (443,4 nghìn ha) nhưng năng suất lại thấp nhất trong cả nước (84,5 tạ/ha). Ngược lại vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long diện tích sản xuất nhỏ nhất (37,1 nghìn ha), nhưng lại cho năng suất cao nhất (81,8 tạ/ha). Sự trái ngược này có thể được giải thích do nhiều nguyên nhân: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy có diện tích lớn song chủ yếu tập trung ở các vùng miền núi, diện tích rải rác nhỏ lẻ thuộc các vùng dân tộc ít người. Họ khơng có đủ điều kiện đầu tư về vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp mà chủ yếu canh tác theo lối truyền thống lạc hậu. Cộng thêm vào đó là các điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt với hạn hán và rét kéo dài vào mùa đông, lượng mưa phân bố không đều trong năm dẫn tới năng suất thấp. Tuy nhiên, với ưu thế về diện tích (chiếm 40,8% diện tích của cả nước) nên sản lượng chung của vùng vẫn cao hơn các vùng khác trong cả nước đạt trên 37.467 tạ chiếm 34,45% sản lượng của cả nước và trở thành một trong những vùng sản xuất ngô trọng điểm cung cấp lượng ngô lớn nhất cả nước. Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có năng suất cao nhất đạt 81,8 tạ/ha bằng 127% năng suất của cả nước do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây ngô như:
nhiệt độ bình quân cao 25 - 30oC, nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi đảm
bảo nhu cầu tưới tiêu, nền đất có độ phì nhiêu cao. Tất cả các điều kiện tự nhiên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp đã dẫn tới sự tăng vọt năng suất trung bình của vùng so với cả nước. Một vùng cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nước phải kể đến Tây Ngun với diện tích 242,1 nghìn ha đứng thứ 2 sau vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và năng suất trung bình đạt 87,9 tạ/ha. Hàng năm vùng cung cấp một lượng ngô lớn cho cả nước.