Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất nếp cái hoa vàng tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 50)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu, nội dung, phạm vi và giới hạn của đề tài, căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã, thị trấn trong huyện Yên Dũng, đề tài chọn 3 xã làm đại diện nghiên cứu gồm: xã Tân An, Tư Mại và xã Đức Giang, đây là những xã mang nhiều nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, sinh thái của vùng và cũng là những xã có nhiều nét điển hình trong sản xuất ngô vụ đông trên địa bàn huyện Yên Dũng những năm gần đây.

- Xã Tân An với 1.170 hộ dân trong đó có 176 hộ tham gia trồng ngô vụ đông trong năm 2014 – 2015, chiếm tỷ lệ 15% tổng số hộ trên địa bàn xã; có diện tích gieo trồng ngô vụ đông năm 2014 – 2015 là 18,87 ha trong tổng số diện tích trồng vụ đông của toàn xã là 150,61 ha, chiếm tỷ lệ 12,5%.

- Xã Tư Mai với 1.800 hộ dân trong đó có 148 hộ tham gia trồng ngô vụ đông năm 2014 – 2015, chiếm tỷ lệ 8,2% tổng số hộ trên địa bàn xã; có diện tích trồng, vụ đông năm 2014 – 2015 là 10,08 ha trong tổng số diện tích trồng cây vụ đông của toàn xã là 137,07 ha, chiếm tỷ lệ 7,4%.

- Xã Đức Giang với 1.896 hộ dân trong đó có 210 hộ tham gia trồng ngô vụ đông năm 2014 – 2015, chiếm tỷ lệ 11,1% tổng số hộ trên địa bàn xã; có diện tích giao trồng ngô vụ đông năm 2014 – 2015 là 8,57 ha trong tổng số diện tích trồng cây vụ đông của xã là 130,21 ha, chiếm tỷ lệ 6,6%.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu đã công bố (số liệu thứ cấp)

Các tài liệu thứ cấp (tài liệu đã công bố) là cơ sở quan trọng để nghiên cứu có cái nhìn tổng quan và chung nhất về các vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất ngô vụ đông của huyện Yên Dũng.

Bảng 3.4. Thu thập thông tin thứ cấp

Loại thông tin Nguồn thông tin

1. Các vấn đề lý luận về phát triển sản xuất ngô vụ đông: các khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất ngô vụ đông, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô vụ đông...

2. Thực tiễn về phát triển sản xuất ngô vụ đông: trong nước, ngoài nước, kinh nghiệm của các nước trên thế giới, của các tỉnh thành trong nước

- Sách, báo, tạp chí, mạng internet

- Báo cáo, luận văn, chương trình, đề án, chính sách... của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước

3. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Yên Dũng

- Báo cáo hàng tháng và báo cáo hàng năm của huyện Yên Dũng tại các phòng ban; đề án quy hoạch...

- Internet, luận văn, báo cáo, sách, các đề tài nghiên cứu khoa học... tại các trường đại học

3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu mới (số liệu sơ cấp)

a. Phương pháp thảo luận nhóm: tổ chức thảo luận nhóm để giải quyết các vấn đề đặt ra trong sản xuất ngô vụ đông của huyện Yên Dũng. Nhóm thảo luận linh động theo từng địa điểm, có thể là các hộ sản xuất trong cùng một vùng hoặc trong một nhóm sản xuất. Nghiên cứu thảo luận nhóm có sự kết hợp cả những người làm công tác quản lý và những hộ trồng ngô vụ đông nhằm đưa ra các vấn đề và cách giải quyết vấn đề.

b. Phương pháp điều tra: điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất ngô vụ đông, các cán bộ làm công tác quản lý (cấp huyện và cấp xã), những cán bộ và cán bộ kỹ thuật của phòng Nông nghiệp huyện Yên Dũng... thông qua phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn.

Nội dung các bước điều tra như sau: Bước 1: Chọn mẫu điều tra

Để thu thập thông tin đáp ứng mục tiêu của đề tài, nghiên cứu chọn khảo sát 150 hộ sản xuất ngô vụ đông trên địa bàn 3 xã được chọn làm điểm nghiên cứu của huyện Yên Dũng. Các hộ được chọn theo sự giới thiệu của chính quyền địa phương nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu là hộ điển hình về sản xuất ngô vụ đông của các xã. Các hộ sản xuất ngô vụ đông được chọn có sự khác biệt nhau về điều kiện sản xuất, quy mô diện tích gieo trồng ngô vụ đông, mức chi phí đầu tư khác nhau, điều kiện tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngô vụ đông là khác nhau, điều kiện và khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm khác nhau.

Để có đủ thông tin trong việc phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng, ngoài việc chọn 150 hộ sản xuất ngô vụ đông ở 3 xã được chọn làm điểm nghiên cứu, nghiên cứu còn chọn một số mẫu với đối tượng điều tra là đại diện cán bộ quản lý các cấp (huyện, xã), cán bộ kỹ thuật khuyến nông của Phòng Nông nghiệp huyện Yên Dũng, để thu thập các thông tin về thực trạng trên cơ sở đó đề ra các giải pháp kinh tế, kỹ thuật phù hợp với đặc điểm của từng địa phương trong huyện.

Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra tại các điểm nghiên cứu Diễn giải Xã Tổng Tân An Tư Mại Đức Giang

1. Hộ sản xuất ngô vụ đông 50 50 50 150

Quy mô sản xuất của hộ

- Dưới 3 sào/hộ 20 20 20 60 - Từ 3-5 sào/hộ 20 20 20 60 - Trên 5 sào/hộ 10 10 10 30 2. Cán bộ quản lý - Cấp huyện 5 - Cấp xã 2 2 2 6

3. Cán bộ kỹ thuật khuyến nông 4

Tổng 52 52 52 165

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra với các nội dung như sau

- Thông tin cơ bản về đối tượng điều tra: họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, số lao động, nhân khẩu, diện tích đất sử dụng, tư liệu sản xuất chủ yếu, tài sản của hộ, ngành nghề sản xuất kinh doanh…

- Các thông tin về tình hình sản xuất ngô vụ đông của hộ: diện tích đất sản xuất ngô vụ đông, chi phí đầu tư cho sản xuất, quy trình kỹ thuật sản xuất đã áp dụng, năng suất, sản lượng ngô vụ đông của nông hộ, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá bán, hình thức thanh toán...

- Những thuận lợi và khó khăn mà hộ đang gặp phải trong quá trình sản xuất ngô vụ đông, mức độ ảnh hưởng của những vấn đề này đến sản xuất ngô vụ đông của nông hộ.

Bước 3: Phương pháp điều tra thu thập thông tin: nghiên cứu tiến hành điều

tra hộ trên cơ sở phiếu điều tra đã có sẵn kết hợp với quan sát ngoài thực địa. 3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp tiếp cận

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng do nhiều hộ có đặc điểm sản xuất, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau thực hiện. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp tiếp cận này nghiên cứu phân tích theo hệ thống các loại hình tổ chức sản xuất, biện pháp kỹ thuật canh tác, giống ngô... trên cơ sở đó có giải pháp về phương án sản xuất phù hợp.

- Phương pháp tiếp cận xã hội học: là phương pháp tiếp cận hiệu quả trong quá trình đánh giá mức sống, thu nhập, trình độ và các yếu tố khác ảnh hưởng lên quá trình sản xuất ngô vụ đông của nông hộ.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích mức độ phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng và giữa các xã trên địa bàn huyện, đánh giá kết quả và hiệu quả trong sản xuất ngô của nông hộ.

3.2.3.3 Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu so sánh kết quả, hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô vụ đông của nông hộ, giữa các nhóm hộ có quy mô sản xuất khác nhau, giữa kế hoạch sản xuất và kết quả thực hiện.

3.2.3.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ. Phương pháp này được sử dụng để nhận biết tiềm năng phát triển sản xuất của nông hộ, những điểm mạnh và cơ hội trong phát triển sản xuất ngô vụ đông của hộ cần tận dụng khai thác triệt để; đồng thời phát hiện những khó khăn thách thức để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của chúng đến phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ.

- S: điểm mạnh là những thuận lợi trong phát triển sản xuất ngô vụ đông. - W: điểm yếu là những khó khăn nội tại trong sản xuất ngô vụ đông của hộ có thể khắc phục được.

- O: cơ hội là do yếu tố thuận lợi bên ngoài mang lại trong quá trình phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ.

- T: thách thức là khó khăn khách quan có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ.

Tất cả các thông tin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình Excel trong Microsoft Office trên máy tính.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ về phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ

- Diện tích, cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng ngô vụ đông;

- Số lượng hộ tham gia sản xuất ngô vụ đông của huyện, trình độ kỹ thuật của người sản xuất;

- Tỷ lệ nông hộ được tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất ngô vụ đông;

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả trong sản xuất ngô vụ đông

* Các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất Các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất gồm:

- Khối lượng sản phẩm: là khối lượng từng loại sản phẩm được tạo ra trong

một chu kỳ sản xuất hoặc một thời kỳ.

- Giá trị sản xuất (GO- Gross Output): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ

các loại sản phẩm sản xuất trong một chu kỳ sản xuất (thường là 1 năm). Công thức tính GO = 1 * n i Pi Qi  

Trong đó : Pi là giá bình quân của sản phẩm i Qi là sản lượng sản phẩm i

- Chi phí trung gian (IC – Intermediate): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch

vụ thường xuyên mà hộ nông dân đã chỉ ra trong một thời kỳ nhất định thường là một vụ hoặc một năm. Công thức tính IC = 1 * n j Pj Qj  

Trong đó: Pj là giá bán đơn vị vật tư thứ j Qj là lượng vật tư thứ j được sử dụng

Trong sản xuất nông nghiệp chi phí vật chất như: giống cây trồng, các loại phân bón (phân hữu cơ, phân vô cơ...), thuốc trừ sâu, nhiên liệu. Chi phí dịch vụ như làm đất, thuê đất, thuê nhân công giám sát các công trình thủy lợi, bảo vệ đồng ruộng, vận chuyển...

- Giá trị tăng thêm (VA – Value Added)

Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong một chu kỳ sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian (IC). Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất quan tâm, nó thể hiện kết quả quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động trong quá trình sản xuất.

- Năng suất cây trồng

- Diện tích đất nông nghiệp, diện tích canh tác, diện tích gieo trồng từng loại cây.

- Thu nhập hỗn hợp: MI = GO – IC – (A + T +Thuê lao động )

Trong đó: A là phần khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ T là thuế nông nghiệp, phí thủy lợi

Tuy nhiên, đối với sản xuất nông nghiệp thì khấu hao tài sản cố định nhỏ coi như bằng 0. Thuế nông nghiệp và thủy lợi phí hầu như được miễn giảm T=0.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất

- Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí sản xuất (GO/TC): là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của 1 đồng chi phí sản xuất;

- Giá trị tăng lên trên 1 đồng chi phí trung gian (VA/IC) là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, thể hiện hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi trong sản xuất;

- Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động (MI/La): thu nhập hỗn hợp trên một ngày công lao động thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại cây trồng (cây lúa và cây giống), làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.

Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các chỉ tiêu khác như hệ số sử dụng ruộng đất, năng suất từng loại cây giống...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ VỤ ĐÔNG CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của nông hộ

4.1.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của huyện Yên Dũng

a. Diện tích

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh thái đã tạo điều kiện cho cây ngô phát triển và trở thành cây trồng chính của huyện Yên Dũng trong những năm gần đây. Cây ngô được trồng chủ yếu trong vụ đông, cuối tháng 9, tháng 10 và tháng 11 tới tháng 1, sau khi thu hoạch xong lúa vụ mùa, được trồng trên hầu hết các loại chân đất như: chân đất cao, chân 3 vụ/ năm, chân đất vàng... Tuy vậy việc thâm canh, chủ yếu được trồng trên đất chuyên màu, chuyên lúa và chân 3 vụ/năm. Hệ thống luân canh cây trồng quan trọng phù hợp với lúa xuân - lúa mùa - ngô đông. Bên cạnh công thức luân canh này, cây ngô được luân canh với lúa mùa hay cây màu trên đất màu, công thức luân canh trên đất màu thường là lúa mùa - ngô đông - màu xuân (ngô, khoai lang, lạc hay rau). Hiệu quả cây trồng luân canh cây ngô đạt 42 - 45 triệu đồng/ha (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng, 2015). Mở rộng diện tích trồng ngô đang được huyện coi trọng như: mở rộng diện tích trên chân 3vụ/năm, chân lúa và điều quan trọng hơn là mở rộng diện tích sản xuất giống sạch bệnh, giống chất lượng cao và tiến tới chủ động nguồn giống trong sản xuất.

Toàn huyện Yên Dũng có 19 xã và 2 thị trấn thì chỉ có 14 xã trong huyện có diện tích gieo trồng ngô vụ đông. Diện tích sản xuất ngô vụ đông của huyện Yên Dũng trong năm 2015 là 160,1 ha, chiếm tỷ lệ 28,5% tổng diện tích gieo trồng vụ đông của toàn huyện. Xét trên toàn huyện, diện tích này trong 3 năm gần đây (2013 – 2015) đang có xu hướng giảm, với tốc độ giảm bình quân 1,99%/năm, diện tích sản xuất giảm 6,6 ha trong 3 năm. Tuy nhiên ở từng xã thì diện tích này có sự tăng giảm biến động không đều qua các năm.

Trong 14 xã sản xuất ngô vụ đông thì có 6 xã (xã Tiền Phong, Đồng Phúc, Nham Sơn, Hương Gián) có diện tích giảm mạnh qua các năm, 8 xã còn lại tăng về quy mô diện tích sản xuất, nhưng diện tích tăng thêm ở các xã này thấp hơn diện tích bị giảm, do đó, xét chung toàn huyện thì diện tích sản xuất ngô vụ đông vẫn giảm.

Các xã có diện tích sản xuất ngô giảm mạnh trong những năm gần đây gồm: - Xã Tiền Phong: trong 3 năm giảm 3,8 ha, từ 10,1 ha năm 2013 xuống còn 6,3 ha năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 20,9% tổng diện tích;

- Xã Đồng Phúc: trong 3 năm giảm 5,1 ha, từ 15,2 ha trong năm 2013 xuống còn 10,1 ha năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 18,4% tổng diện tích;

- Xã Nham Sơn: trong 3 năm giảm 3 ha, từ 10,1 ha năm 2013 xuống còn 7,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất nếp cái hoa vàng tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)