Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất ngô vụ đông của một số tỉnh thành
trong nước
2.2.2.1. Tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông Hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Đơng Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Đơng Nam giáp Thủ đơ Hà Nội; phía Nam giáp tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,20C, diện tích tự nhiên khoảng 1.371 km2, dân số gần 1, 2 triệu người. Tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Vĩnh Yên (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh), thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Mê Linh, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch.
Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi, cùng với nguồn tài nguyên nước mặt, nước dưới đất tương đối rồi rào, do vậy hết sức thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngơ của tỉnh Vĩnh Phúc (2010-2014)
Năm Diện tích ( nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng ( nghìn tạ) 2010 17,8 81,79 1455,86 2011 16,9 81,3 1373,97 2012 13,6 80,96 1101,06 2013 15,8 81,27 1284,07 2014 15,1 82,65 1248,02 (Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014) Trong những năm gần đây, ngồi việc phat triển mạnh về cơng nghiêp và dịch vụ Vĩnh Phúc còn là một trong những tỉnh đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công tác giống cây trồng mới như các giống lúa lai bồi tạp Sơn Thanh, HT1….,ngô lai LVN4, LVN10, MX2, VN2, P60…. Với những thuận lợi trên dẫn đến năng suất, sản
lượng lương thực của Vĩnh Phúc tăng lên đáng kể. Năm 2010 diện tích trồng ngơ là 17,8 nghìn ha, năng suất 81,79 tạ/ha, sản lượng đạt 1455,86 nghìn tạ, năm 2011 diện tích trồng ngơ giảm xuống cịn 16,9 nghìn ha, do gặp những yếu tố thời tiết bất lợi tuy nhiên năng suất vẫn đạt mức khá cao 81,3 tạ/ha và sản lượng là 1373,97 tạ. Đến năm 2014 diện tích trồng ngơ đã giảm xuống chỉ cịn 15,1 nghìn ha, tuy nhiên năng suất vẫn tăng đạt mức 42,65 ta/ha, với sản lượng là 1248,02 nghìn tạ.
Có thể nhận thấy năm 2011 sản xuất ngô bị chững lại, diện tích, năng suất cũng như sản lượng giảm mạnh, nguyên nhân là do vụ đông 2010 - 2011 chịu ảnh hưởng lớn từ những trận mưa to kéo dài làm hơn 20 nghìn ha rau màu bị ngập khơng có khả năng phục hồi trước thời điểm điều tra kết thúc diện tích của cục thống kê tỉnh, mặt khác một số diện tích đất chuyên nông nghiệp được chuyển sang làm đường giao thơng, do vậy vụ đơng 2011-2013 vẫn cịn mơt số diện tích bị bỏ trống khơng gieo trồng. Mặc dù diện tích gieo trồng suy giảm nhưng năng suất của cây ngơ lại tăng lên, điều này có được là do Vĩnh Phúc đã tập trung áp dụng những biện pháp nhằm làm tăng năng suất cây ngô như tập trung nghiên cứu, trồng mới những giống ngô mới phù hợp với điều kiện địa phương, năng suất cao, chất lượng tốt; áp dụng máy móc-khoa học kĩ thuật vào sản xuất; tăng cường cơng tác khuyến nông, tập huấn đào tạo cho nông dân những kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm Cùng với đó Vĩnh Phúc quy hoạch lại vùng trồng ngô vụ đông trên địa bàn tỉnh, do một lượng lớn diện tích gieo trồng bị thu hồi để phục vụ cho các dự án cao tốc, khu cơng nghiệp nên diện tích gieo trồng bị thu hẹp. Vĩnh Phúc đã có biện pháp giữ lại những nơi có điều kiện canh tác tốt, phù hợp với cây ngô để quy hoạch thành những khu sản xuất cây ngô vụ đông nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân.
2.2.2.2. Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía đơng bắc. phía tây và tây nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đơng và đơng nam giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Bắc Ninh cũng là 1 địa phương thực hiện tốt việc phát triển sản xuất các cây trồng vụ đơng trong đó có cây ngơ, tỉnh này đã có những giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất ngô vụ đông trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh hoạt động bán giống, gửi kho lạnh thì cịn có một hoạt động khác là thu gom và buôn bán ngô thương phẩm. Việc khai thác thị trường ngô tại Bắc Ninh bắt đầu từ việc có một số người mang ngơ đi các khắp chợ trên địa bàn tỉnh để bán, và họ tìm hiểu xem những người mua ngơ ở chợ từ đâu đến và họ đã tìm ra các đối tác ở Hà Nội, nhờ đó đã mở rộng được thị trường ra các tỉnh lân cận, trong đó có chợ Hà Đơng và một số nơi khác. Từ đó hình thành nhóm thu gom tiêu thụ ngơ tại tỉnh, khi quốc lộ 18 được mở rộng và nâng cấp. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi đối với việc vận chuyển bằng xe tải lớn, từ đây ngô đã được mở rộng tới miền Trung và miền Nam như Huế, đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, thơng qua các chủ buôn tại thành phố Bắc Ninh.
Ở đây cần nói thêm về vai trị kinh doanh cũng như tín dụng của các chủ ở Bắc Ninh. Họ khơng chỉ thể hiện trong việc điều phối luân chuyển ngơ cho tồn quốc, mà cịn ở hoạt động bn bán với Trung Quốc. Khi bán ngô ra thị trường, các chủ cũng phải đánh giá tiêu chuẩn, phân loại sản phẩm. Nhưng do lượng vốn lưu động hạn chế nên khả năng bán trực tiếp chưa được nhiều. Việc mở rộng đầu ra cho sản phẩm đã góp phần kích thích sản xuất trên địa bàn tỉnh qua đó khiến diện tích gieo trồng được chuyển đổi sang trồng ngơ vụ đông được gia tăng, làm tăng sản lượng ngơ góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh (Nguyễn Thực Huy, 2009).