Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn
4.1.5. Nguồn lực cho phát triễn sản xuất ngô vụ đông
4.1.5.1. Đất đai phục vụ việc sản xuất ngô vụ đông
Đất là yếu tố tự nhiên quyết định đến khả năng sản xuất ngô vụ đông của nông hộ. Số liệu bảng 4.9 cho thấy diện tích đất sản xuất ngơ vụ đơng của nơng hộ trong tổng diện tích sản xuất các cây trồng vụ đơng trên địa bàn huyện Yên Dũng với các cây trồng chủ yếu là lạc, khoai, rau và đậu các loại.
Trong sản xuất cây trồng vụ đông của huyện n Dũng thì diện tích trồng khoai vụ đơng vẫn đang chiếm ưu thế trong những năm gần đây, với diện tích gieo trồng là 855 ha, chiếm tỷ lệ 44,16% tổng diện tích gieo trồng cây vụ đơng của tồn huyện; sau cây khoai là diện tích gieo trồng cây rau màu các loại với 535 ha, chiếm tỷ lệ 27,63% tổng diện tích gieo trồng cây vụ đơng các loại; diện tích gieo trồng ngơ vụ đơng đứng thứ ba nhưng chỉ với 160 ha, chiếm tỷ lệ 8,26% tổng diện tích gieo trơng cây vụ đơng các loại, nếu so sánh với diện tích gieo trồng khoai thì diện tích này chỉ bằng khoảng 1/5 diện tích trồng khoai vụ đơng.
Bảng 4.9. Diện tích đất phục vụ phát triển sản xuất ngô vụ đông năm 2015
Diễn giải Số lượng (ha) Cơ cấu (%)
Diện tích đất sản xuất cây vụ đơng 1936,9 100
Các cây trồng vụ đông: 1. Lạc 126 6,51 2. Ngô 160 8,26 3. Khoai 855 44,16 4. Rau các loại 535 27,63 5. Đậu các loại 145 7,49 6. Các cây trồng khác 115 5,94
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng (2015) Trong những năm gần đây, mặc dù việc phát triển sản xuất cây ngô vụ đông đã bước đầu nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp, tuy nhiên, nếu so sánh với sự phát triển của các cây trồng vụ đông khác trên địa bàn huyện thì sự phát triển của cây ngô vụ đông vẫn chưa chiếm được ưu thế về diện tích đất sản xuất. Với sự phát triển mạnh của một số cây trồng vụ đông khác trên địa bàn huyện (như rau vụ đông, dưa hấu vụ đông) đã phần nào làm ảnh hưởng đến quy mô sản xuất cây ngơ vụ đơng, diện tích ở một số xã có xu hướng giảm trong những năm gần đây để nhường vị trí cho sự phát triển của các cây trồng khác có ưu thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn.
Biểu đồ 4.3. Diện tích đất sản xuất cây trồng vụ đơng của huyện Yên Dũng năm 2015
4.1.5.2. Các yếu tố đầu vào phục vụ phát triển sản xuất ngô vụ đông
a. Yếu tố giống
Các giống ngô chủ yếu được sử dụng trên địa bàn huyện Yên Dũng hiện nay bao gồm giống của các Công ty: Sygenta, Monsanto, Pioneed, CP, Bioseed và một số giống của Viện nghiên cứu Ngô. Nhu cầu sử dụng hạt giống ngô vụ đông của huyện Yên Dũng trong năm 2015 ước tính vào khoảng 3,2 – 3,4 tấn giống ngơ các loại, trong đó chủ yếu là các giống ngơ lai chiếm tỷ lệ trên 90%. Nguồn giống được cung cấp từ các đơn vị sản xuất thông qua hệ thống đại lý, Công ty giống, Công ty vật tư và một phần nhỏ qua Phịng Nơng nghiệp huyện Yên Dũng, Trung tâm Khuyến nông và các Hợp tác xã dịch vụ Nơng nghiệp.
Nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung bình và nhóm giống có thời gian sinh trưởng dài ngày đang được sử dụng chủ yếu ở huyện như LVN10, CP, DK, NK... đã có những cải thiện rõ rệt về năng suất và khả năng chống chịu nhưng thật sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tính thích ứng với sản xuất trên địa bàn. Vì vậy, Yên Dũng hiện nay đang rất cần những bộ giống ngơ lai mà ngồi tiềm năng cho năng suất cao phải có khả năng chống chịu, kháng bệnh, chịu hạn tốt, các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày.
b. Phân bón
Trong sản xuất ngơ vụ đơng, phân bón là một trong những vật tư khơng thể thiếu và hàng năm được sử dụng với số lượng khá lớn. Phân bón giữ vai trị quyết định trong việc thâm canh sản xuất ngơ, tuy vậy việc sử dụng phân bón trong phát triển sản xuất ngơ vụ đông trên địa bàn huyện Yên Dũng hiện nay đang diễn ra một cách tràn lan, khơng đúng quy trình kỹ thuật, dẫn đến tình trạng lãng phí.
Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Ngô và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), hiệu quả sử dụng phân bón ở nước ta chỉ đạt 45 – 50%, điều đó có nghĩa là nơng dân cứ bón 100 kg phân ure hoặc NPK vào đất thì chỉ có 45 – 50 kg phân là được cây trồng hấp thu và cho ra sản phẩm nơng sản phục vụ mục đích gieo trồng, cịn lại 50 – 55 kg phân bón bị mất đi trong đất.
Kết quả khảo sát tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng cho thấy, phổ biến nhất vẫn là hình thức bón lót phân chuồng hoặc dùng chế phẩm sinh học và bón cân đối N-P-K cùng với việc hạn chế dùng thuốc BVTV để giảm chi phí.
Việc sử dụng phân hữu cơ là một giải pháp hữu hiệu để giảm chi phí sản xuất, cải thiện đất canh tác. Phân bón có nguồn gốc hữu cơ khơng chỉ bổ sung nguồn dinh dưỡng mà cịn có vai trị quan trọng giúp duy trì độ phì của đất, cải thiện tính chất vật lý, sinh học của đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Trên thực tế, với những hộ có diện tích sản xuất cây vụ đơng nhiều thì nguồn phân hữu cơ không đủ để phục vụ sản xuất.
c. Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV là yếu tố chi phí quan trọng trong sản xuất ngơ vụ đơng, giúp cho người sản xuất giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại trên đồng ruộng và trong bảo quản. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý sẽ không mang lại hiệu quả mà còn để lại nhiều hậu quả, nhất là đối với người trực tiếp sản xuất và người sử dụng sản phẩm bị nhiễm thuốc. Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất ngô vụ đông ở nhiều nông hộ bị giảm là do tình hình sâu bệnh hại, vì vậy, người dân đã sử dụng thuốc BVTV để phòng ngừa và trị sâu bệnh hại khi phát hiện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ hiện nay trên địa bàn huyện Yên Dũng đang khá là tùy tiện, chưa đúng theo quy định về liều lượng sử dụng và các điều kiện cách ly.
Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và môi trường trong việc quá lạm dụng sử dụng thuốc BVTV thì việc sử dụng thuốc BVTV khơng đúng liều lượng và quy trình đã làm tăng tính kháng thuốc của sâu bệnh, làm xuất hiện những đối tượng dịch hại mới và tái phát dịch hại. Kết quả khảo sát cho thấy có tổng cộng 8 tên thương phẩm thuốc BVTV được các hộ sản xuất ngô vụ đông sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây.
Bảng 4.10. Danh mục thuốc BVTV sử dụng trong sản xuất ngô vụ đông trên địa bàn huyện Yên Dũng
Tên, nhãn hiệu thương phẩm Công dụng
1. Lyphoxim 396SL Trừ cỏ cháy chậm
2. Agri up 480 Trừ cỏ cháy chậm
3. Maixin 800wp Trừ cỏ tiền nảy mầm
4. Abatin 5.4EC Trừ sâu xanh, sâu tơ
5. Pyrinec 20EC Trừ sâu xanh, sâu cuốn lá
6. Tungcydan 30EC Trừ sâu đục thân, sâu xanh
7. Regent 5SC Trừ sâu đục thân, sâu cuốn lá
8. Amistar Top 325SC Trừ bệnh khơ vằn, đốm vịng, chết
Một điều đáng lưu ý ở đây là tất cả các loại thuốc BVTV nông hộ đang sử dụng trong sản xuất ngô vụ đông đều nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Tác động đến thói quen lựa chọn thuốc của các hộ sản xuất ngô vụ đông chủ yếu là do công tác tuyên truyền của các tổ chức thông qua các buổi tập huấn, hội thảo và công tác quảng bá thương hiệu của các nhà phân phối thuốc BVTV. Ngoài ra, những kinh nghiệm sử dụng thuốc của những hộ gia đình canh tác ngơ vụ đơng hiệu quả ln có tác động đến việc lựa chọn loại thuốc cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc. Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các nông hộ sản xuất ngô vụ đông đều ý thức được việc sử dụng thuốc BVTV cũng như thuốc trừ cỏ là có hại đến mơi trường, nhưng do yêu cầu của sản xuất, muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao vẫn phải sử dụng nhiều thuốc BVTV.
Tuy mức độ sử dụng và số lần phun không cao, nhưng hầu như các nông hộ đều sử dụng thuốc chưa đúng liều lượng, việc sử dụng bảo quản thuốc và xử lý thuốc thừa cũng như bao bì cầu thả khơng đúng quy trình ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường. Mục đích của việc sử dụng thuốc trừ cỏ hiện nay là để giảm công lao động. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trừ cỏ quá liều lượng quy định và không đúng kỹ thuật sẽ làm cho đất chai cứng sau từ 3 – 5 vụ ngơ.
Bảng 4.11. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ của nông hộ sản xuất ngô vụ đông
Diễn giải ĐVT Số lượng
1. Tỷ lệ hộ sử dụng thuốc - Sử dụng thuốc BVTV % hộ 45,94 - Sử dụng thuốc trừ cỏ % hộ 52,85 2. Mức độ sử dụng - Sử dụng thuốc BVTV Lít/ha 1,5 - Sử dụng thuốc trừ cỏ Lít/ha 1,7 3. Số lần phun/ha - Sử dụng thuốc BVTV Lần 1 - Sử dụng thuốc trừ cỏ Lần 2
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng (2015) Xét về số lượng thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ tại các nông hộ sản xuất ngô vụ đông trên địa bàn huyện n Dũng cho thấy, nhìn chung khơng có sự gia tăng đáng kể về lượng, tuy nhiên theo đánh giá của các nông hộ và thực tế về thị trường thuốc
BVTV thì trong những năm gần đây giá thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ tăng nhanh hơn các yếu tố chi phí khác dẫn đến chi phí sản xuất ngơ vụ đơng của nơng hộ có tăng lên theo. Bởi vậy, việc sử dụng thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ đúng liều lượng và đúng quy trình kỹ thuật đang là vấn đề bất cập địi hỏi công tác khuyến nông, tập huấn cho các hộ sản xuất nhằm giảm chi phí và tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình sử dụng thuốc.
d. Lao động sử dụng
Cùng với các yếu tố đầu vào khác, lao động là nhân tố quyết định trong phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng.
Bảng số liệu 4.12 cho thấy tình hình sử dụng lao động trong sản xuất ngô vụ đông của các hộ điều tra. Kết quả cho thấy, xét về nguồn lao động thì sử dụng cho việc sản xuất ngơ vụ đơng thì phần đa là lao động tự có của gia đình, số lao động th ngồi chiếm tỷ lệ rất thấp; và phần đa là nằm trong độ tuổi lao động, từ 70 – 80% trong số đó đã được đào tạo tập huấn kỹ thuật sản xuất ngơ vụ đơng.
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng lao động trong sản xuất ngô vụ đông của các hộ điều tra
Diễn giải
Tân An Tư Mại Đức Giang Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra 50 50 50
1. Theo nguồn lao động
- Lao động gia đình 42 84 45 90 39 78
- Lao động thuê ngoài 8 16 5 10 11 22
2. Theo độ tuổi lao động
- Trên độ tuổi lao động 12 24 7 14 9 18
- Trong độ tuổi lao động 38 76 43 86 41 82
- Dưới độ tuổi lao động 0 0 0 0 0 0
3. Hiểu biết về kỹ thuật sản xuất ngô
- Đã được tập huấn kỹ thuật 37 74 42 84 35 70
- Chưa được tập huấn kỹ thuật 13 26 8 16 15 30
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015) e. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất
Nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất ngô vụ đông của nông hộ chủ yếu tập trung vào vốn mua hạt giống và mua vật tư phân bón, thuốc BVTV các loại. Nguồn vốn
chủ yếu là vốn tự có của mỗi nơng hộ, chiếm tỷ lệ trên 90%, vốn đi vay chỉ ở mức thấp và chỉ ở số ít các hộ thuộc diện khó khăn, hoặc cùng lúc phải đầu tư nhiều hoạt động sản xuất nên vốn tự có khơng đủ để trang trải cho tất cả các hoạt động.
Thực tế tìm hiểu cho thấy, đối với một số nơng hộ có quy mơ diện tích sản xuất cây vụ đơng lớn thì các chi phí đầu tư về giống, vật tư phân bón đầu vào thường được các đại lý cho mua ký chịu, khi đến thời điểm bán sản phẩm, các nông hộ này mới thanh toán tiền cho các đại lý. Tuy nhiên, với hình thức thanh tốn chậm như thế này thì các đại lý thường lấy giá ở mức cao hơn so với việc các nơng hộ chọn hình thức thanh tốn tiền ngay sau khi nhận hàng.
4.1.6. Chi phí đầu tư cho phát triển sản xuất ngơ vụ đông của các hộ điều tra Với ưu điểm thích ứng với nhiều chân đất và khơng địi hỏi đầu tư yếu tố đầu vào và công lao động nhiều như các cây trồng khác. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn và có thể trồng bầu để chủ động về thời vụ. Ngồi ra, ngơ cịn là sản phẩm quan trọng được sử dụng trong chăn ni. Chi phí cho 1 sào ngơ thấp hơn rất nhiều so với việc trồng các loại cây trồng vụ đông khác và đối với các cây trồng vụ đơng được trồng nhiều với mục đích khai thác tối đa tiềm năng sử dụng đất cũng như tạo sản phẩm phục vụ chăn ni của gia đình khi sản phẩm dư thừa thì sự khác biệt về mức đầu tư cho sản xuất cây ngô vụ đông so với các cây trồng vụ đơng khác khơng có sự chênh lệch lớn.
Số liệu bảng 4.13 cho thấy tổng hợp các khoản chi phí sản xuất ngơ vụ đông năm 2014 – 2015 của nơng hộ điều tra được tính bình qn cho 1 sào bắc bộ:
- Tổng chi phí sản xuất (TC) ngơ vụ đơng của nông hộ giao động ở mức từ 1,44 triệu – 1,58 triệu đồng/sào, trong đó chi phí trung gian (IC) chiếm tỷ lệ 38 – 40% tổng chi phí, chi phí lao động (LC) bao gồm cả lao động gia đình và lao động th ngồi chiếm tỷ lệ 60 – 62% tổng chi phí;
- Trong chi phí trung gian (IC) với các khoản đầu tư như giống, chi phí làm đất, phân bón, thuốc BVTV thì chi phí phân bón (phân NPK, đạm, lân, kali, phân chuồng, vơi bột xử lý đất) chiếm tỷ lệ cao nhất: 56 – 58% tổng chi phí trung gian; chi phí về hạt giống chiếm tỷ lệ rất nhỏ, giao động ở mức 10%.
Chi phí hạt giống tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại có tính quyết định đối với năng suất, sản lượng ngô thu hoạch. Hiện nhiều nơng hộ đã sử dụng các giống ngơ lai có năng suất cao, khả năng thích nghi và kháng sâu bệnh tốt để đưa vào sản xuất thay thế cho những giống ngô thuần (giống địa phương) hay sử dụng trước đây, tuy
chi phí tiền giống ngơ lai có cao hơn một chút, nhưng xét về hiệu quả thì cao hơn rất nhiều so với việc sử dụng các giống ngô thuần, nên ngày càng được nhiều nông hộ sản xuất ngô vụ đông lựa chọn. Nhưng qua thực tế tìm hiểu cũng cho thấy, lượng phân bón và thuốc BVTV sử dụng đối với những giống ngơ thuần có phần thấp hơn so với các giống ngơ lai, do giống ngơ thuần đã có một q trình thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu, chân đất ở từng vùng sản xuất nên khả năng kháng sâu bệnh và khả năng sinh trưởng phát triển tốt hơn, tuy năng suất có thể khơng cao, một phần do đây là giống được chọn lọc từ vụ gieo trồng trước để lại nên không thể tránh khỏi hiện tượng thối hóa giống trong sản xuất.