Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất nếp cái hoa vàng tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ

2.1.5.1. Các yếu tố khách quan

a. Điều kiện tự nhiên

Trong 5 đặc điểm của nông nghiệp đã bao quát được tầm ảnh hưởng và tính nội tại của yếu tố tự nhiên trong nơng nghiệp và sản xuất nơng nghiệp hàng hóa; đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế; đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi; sản xuất nơng nghiệp có tính mùa vụ; sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; trong nền kinh tế hiện đại, nơng nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa. Ngơ là một loại cây trồng nơng nghiệp và có đầy đủ các đặc điểm trên trong quá trình sản xuất hàng hóa (Đỗ Văn Ngọc, 2015).

* Yếu tố thời tiết

Ngô là cây trồng vụ đông thường được gieo trồng vào tháng 8 đến tháng 9 trong năm, với nhiệt độc thích hơp cho cây phát triển là từ 150C – 200C, nhiệt độ thấp, khơng khí khơ, gió bắc nhiều thuận lợi cho các cây vụ đông ưa nhiệt độ thấp phát như cây ngơ. Nếu thời tiết vụ đơng ít rét và độ ẩm cao thì đó là điều kiện có tác động không tốt đến cây ngô. Trong vài năm gần đây, diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn, mưa đầu mùa khi ít khi nhiều, có những năm hầu như khơng có rét, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng nhưng cũng có năm khơ hạn, rét đậm kéo dài, sương muối ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng cây ngơ. Chính vì vậy, yếu tố về thời tiết đã có tác động rất lớn đến năng suất và chất lượng cây ngô (Đỗ Văn Ngọc, 2015).

* Yếu tố đất đai

Đất đai là yếu tố thuộc tự nhiên quyết định đến quy mô và phương thức sản xuất. Đặc điểm của đất đai quyết định đến mức độ thâm canh, kỹ thuật canh tác cũng như tổ chức lãnh thổ. Trong q trình sản xuất ngơ thì yếu tố đất đai là đối tượng của mơi trường như sản xuất ngơ phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất (Viện Nghiên cứu Ngô, 2000)

* Nước

Nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngơ. Bình qn một cây ngơ trong vịng đời cần phải có 70 đến 100 lít nước để sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu về nước của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn nước tưới sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng ngơ trong q trình sản xuất (Viện Nghiên cứu Ngô, 2000).

* Điều kiện tự nhiên khác

Ngô là loại cây trồng, sự tồn tại và phát triển của nó hồn tồn phụ thuộc vào tự nhiên khi có đủ năm yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, ánh sáng, khơng khí và dinh dưỡng. Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế nhau.

* Vị trí địa lý, địa hình: một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô là vị trí địa lý và địa hình. Trong q trình sản xuất hàng hóa, địa lý và địa hình xác định độ dốc của đất, điều này ảnh hưởng đến kỹ thuật canh tác và các biện pháp chống xói mịn trên đất dốc. Sản xuất ngơ ở vùng đồng bằng sẽ hoàn toàn khác với vùng miền núi. Đối với vùng miền núi và trung du, môi trường bị ảnh hưởng xấu do trong q trình sản xuất ngơ đã phá rừng làm ngô để kiến tạo đất đai với một quy mô lớn đủ để sản xuất hàng hóa. Mặt khác do đặc điểm đất dốc sẽ dễ gây hiện tượng xói mịn đất do lũ qt hoặc các hiện tượng thiên tai khác.

Vị trí địa lý và địa hình ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận thơng tin, KHKT, thị trường và khó khăn trong q trình lưu thơng hàng hóa. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất hàng hóa của bất kể loại hàng hóa nào. Do đó trong q trình phát triển sản xuất ngơ thì yếu tố vị trí địa lý và địa hình rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của q trình sản xuất ngơ, đó là đảm bảo sản xuất ngô và đảm bảo vấn đề về mơi trường (Đỗ Văn Ngọc, 2015).

b. Cơ chế chính sách của nhà nước

Cơ chế chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp đến cung, cầu của một số nơng sản trên thị trường trong đó có ngơ. Đi đơi với việc kích thích sản xuất thơng qua tác động của thị trường là chính sách giá, chính sách về tiêu thụ sản phẩm, chính sách về nghiên cứu một số giống mới... Nhà nước cần chú ý đến việc đầu tư vốn, xây dựng các mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy chế biến ngơ.

Chính sách quy hoạch phát triển vùng sản xuất: Việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây ngơ cần được bố trí tập trung gắn với các nhà máy chế biến, các thị trường tiêu thụ. Đồng thời, lao động trồng và chăm sóc ngô cũng cần được quy hoạch tốt. Mặt khác việc quy hoạch nâng cao trình độ đội ngũ lao động và cải thiện cơ cấu đội ngũ là một yếu tố vơ cùng quan trọng.

Chính sách hỗ trợ về vốn: Khó khăn được đề cập nhiều nhất hiện nay đó là vốn và giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất ngô. Các hộ nông dân trồng ngô hiện nay do thiếu vốn tái sản xuất, thường xuyên trong tình trạng làm vụ sau trả nợ vụ trước, khơng có tiền mua giống, phân bón, trang trải sinh hoạt, vì thế họ phải nợ các đại lý, cơ sở thu mua ngô với lãi suất từ 2- 3%/tháng, chưa kể vật tư mua tại đại lý đều cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Dường như thành quy luật, năm được mùa thì giá ngơ rẻ, năm mất mùa thì giá tăng. Song với cách sản xuất hiện tại thì giá có cao, người dân cũng không đủ trả nợ cũ. Chưa kể nhiều yếu tố bất lợi khác do đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thu mua nên bấp bênh.

Chính sách phát triển hạ tầng nơng thơn: Cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những khó khăn mà nhà nước cần có chính sách khắc phục. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian bảo quản ngô, khả năng tăng vụ và giá bán của sản phẩm ngô sau thu hoạch. Phát triển hệ thống giao thơng cũng sẽ góp phần giảm tỷ lệ hao hụt trong q trình vận chuyển ngơ

Các chính sách nghiên cưu phát triển giống ngô mới: cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất ngơ, việc tạo ra các giống mới có khả năng chống chịu cao, năng suất chất lượng cao sẽ góp phần tăng năng suất ngơ (Đinh Văn Đãn, 2002).

c. Thị trường tiêu thụ

phát triển một ngành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thơng qua các thơng tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường với các quy luật cầu - cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất. Thị trường ngô ở đây được đề cập đến cả hai yếu tố cầu - cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất ngơ, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ bất ổn.

Yếu tố thị trường ảnh hưởng tới phát triển sản xuất ngô bao gồm thị trường tiêu thụ sản phẩm ngô, đối tượng thu mua sản phẩm ngô, phương thức tiêu thụ (trực tiếp, gián tiếp). Ngoài ra giá cả các vật tư đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, giống cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu tư sản xuất ngô trong các hộ nơng dân. Đầu tư vốn cho cây ngơ có giá trị kinh tế địi hỏi chi phí khá lớn về vật tư đầu vào. Nếu giá cả vật tư đầu vào tăng cao sẽ làm cho tăng chi phí sản xuất dẫn đến một số hộ gia đình nghèo, khơng có vốn sản xuất sẽ khơng có điều kiện mở rộng, đầu tư sản xuất dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Để tạo thị trường tiêu thụ tốt, cần có sự tham gia của các doanh nghiệp về dịch vụ và thương mại để cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm, đồng thời phát triển đa dạng hệ thống thu mua ngô thương phẩm từ đây giúp hộ trồng ngô không bị thương lái ép giá.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm quy định quy mô, cơ cấu sản xuất ngô. Các hộ nông dân luôn căn cứ vào cung cầu và giá cả thị trường để điều chỉnh hành vi sản xuất ngô vụ đông cho phù hợp, nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường. Mặc dù người nông dân thực tế không dự báo trước được thị trường tiêu thụ mà chỉ căn cứ vào vụ trước để tiếp tục phát triển cho vụ sau. Việc chế biến các sản phẩm từ ngơ tại khu vực cịn hạn chế, nếu có giá thành cịn cao so với sản phẩm ngơ mà hộ sản xuất bán ra. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm, tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại cho sản phẩm ngơ ln địi hỏi các nhà quản lý kinh tế phải quan tâm (Đỗ Văn Ngọc, 2015).

d. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Khoa học kỹ thuật là yếu tố quyết định trong phát triển nông nghiệp, theo các nghiên cứu KHKT góp phần tạo ra 30% giá trị của sản phẩm. KHCN quyết định năng suất và chất lượng của sản phẩm, KHCN quyết định đến mức độ phát

triển hàng hóa và ứng dụng những tiến bộ KHKT trong nơng nghiệp. Trong sản xuất ngô, ảnh hưởng của KHCN là quan trọng nhất. KHCN nhằm tìm ra những phương thức canh tác mới đảm bảo tăng năng suất, sản lượng cây trồng, đồng thời nhằm bảo vệ và làm giàu dinh dưỡng cho đất, tăng vụ thông qua thâm canh và các biện pháp kỹ thuật khác. KHCN ảnh hưởng lớn và quyết định trong bảo quản và chế biến sản phẩm. KHCN phát triển thì bảo quản và chế biến các sản phẩm sẽ nâng giá trị thặng dư của sản phẩm cao hơn. Hiện nay sản xuất ngô đã ứng dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất góp phần tăng năng suất ngơ và bảo quản chế biến tốt hơn. Trong đó có những cơng nghệ mới được sử dụng cho việc sản xuất ngơ ở những vùng núi cao nơi địa hình hiểm trở và hệ thống giao thông chưa phát triển (Đỗ Văn Ngọc, 2015).

2.1.5.2. Các yếu tố chủ quan

a. Trình độ và nhận thức của hộ sản xuất

Nếu đất đai là đối tượng sản xuất chính, điều kiện tự nhiên là yếu tố tác động trực tiếp thì nhận thức của người sản xuất là yếu tố quyết định trong phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố.

Nhận thức ảnh hưởng đến cách thức tổ chức sản xuất: trong sản xuất những người có trình độ văn hóa và trình độ nghề nghiệp cao hơn thì khả năng tổ chức sản xuất tốt hơn. Đối với người nơng dân khi nhận thức cịn thấp thì khả năng tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa là một yếu điểm gây cản trở lớn, hầu hết người dân có tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún theo điều kiện của gia đình về vốn và lao động, kinh nghiệm, dựa phần lớn vào thiên nhiên. Nhận thức theo hướng sản xuất hàng hóa, đầu tư vốn lớn và sản xuất theo quy mơ rất khó được tiếp cận bởi người dân có trình độ thấp. Trong sản xuất ngơ, nhận thức của người dân còn bị ảnh hưởng theo lối sản xuất du canh, du cư và chặt phá rừng để khai thác nguồn đất đai màu mỡ trong vài lần sản xuất đầu thay vì cải tạo đất.

Tiếp cận và xử lý thơng tin: trong q trình sản xuất ngơ, việc tiếp cận và xử lý thông tin là rất quan trọng. Cần trình độ nhận thức đủ để đồng thời tiếp cận, chọn lọc và xử lý thông tin và đưa ra các quyết định. Nhận thức thấp sẽ hạn chế tất cả các bước trong quá trình này, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất hàng hóa. Nhận thức cao sẽ nâng cao tính hiệu quả của các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ và các lớp đào tạo ngắn hạn.

Áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT): thực tiễn sản xuất đã được chứng minh rằng một người có nhận thức cao hơn sẽ tiếp cận KHKT thông qua học hỏi

từ các kênh thông tin tốt hơn. Khả năng áp dụng khoa học đó vào q trình sản xuất tốt hơn. Bên cạnh đó những người nhận thức thấp quá trình xử lý KHKT mới và sáng tạo đúc rút kinh nghiệm nhanh hơn. Điều này ảnh hưởng tích cực tới q trình sản xuất ngơ. Và điều ngược lại sẽ xảy ra nếu trình độ nhận thức của người dân thấp sẽ cản trở quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Phát triển bền vững: phát triển được đặt ra trong q trình sản xuất ngơ. Tuy nhiên nhận thức của nông dân đang ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững. Nội dung phát triển bền vững trong sản xuất ngô tức là phát triển cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Đạt được điều này thì nhận thức người dân phải ở mức cao. Hầu hết người dân chưa hiểu được phát triển bền vững là gì và điều này ảnh hưởng đến q trình phát triển sản xuất ngơ (Đỗ Văn Ngọc, 2015).

b. Tập quán sản xuất

Tập quán sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng tiến bộ KHKT mới, áp dụng phương pháp canh tác mới. Hiện nay, phần lớn trình độ nhận thức của người dân ở các vùng miền núi đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa cịn thấp. Vì vậy việc chuyển đổi phương thức canh tác cũ sang phương thức canh tác mới là một vấn đề khó khăn. Hầu hết các phương pháp canh tác truyền thống là quảng canh ở các vùng núi, dựa vào tự nhiên là chủ yếu, canh tác theo hình thức quảng canh, đốt rừng và phá rừng làm nương rẫy diễn ra phổ biến, đặc biệt là những năm 1990 và 2000, điều này làm một lượng rừng bị biến mất. Bên cạnh đó, phương thức canh tác độc canh, khơng bón phân hoặc bón ít đã làm cho tầng đất mặt bị rửa trôi và bạc màu ảnh hưởng rất lớn đến diện tích đất sản xuất và môi trường, đồng thời làm tăng chi phí và tính khơng hiệu quả trong q trình sản xuất (Đỗ Văn Ngọc, 2015).

Tập quán sản xuất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hàng hóa, sản xuất dựa trên tự nhiên, dựa vào điều kiện của hộ trong khi sản xuất hàng hóa phân cơng lao động diễn ra và quy mô sản xuất phải dựa vào nhu cầu và nguồn lực của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất nếp cái hoa vàng tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)