Bảng tổng hợp kinh phí dành cho đào tạo cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 65 - 68)

(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT Nội dung đào tạo Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Lý luận chính trị 220 400 650 700

2. Quản lý hành chính 190 100 280 80

3. Lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng

170 160 150 350

4. Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành 390 400 420 430 5. Tin học 70 90 120 150 6. Ngoại ngữ 200 220 220 180 7. Đào tạo khác 130 380 160 190 Tổng số 1.375 1.750 2.000 2.000 (Nguồn: Vụ TCCB)

Ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo nói trên, Bộ KH&CN cũng quan tâm và dành khoảng kinh phí tương tự từ nguồn sự nghiệp khoa học và giao cho Học viện KH,CN&ĐMST tổ chức triển khai các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ công chức quản lý KH&CN trong hệ thống từ trung ương đến địa phương và có chính sách hỗ trợ cho người học để họ có động lực tham gia kháo học nâng cáo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện có hiệu quả hơn trong công việc.

Lựa chọn giảng viên

Bộ KH&CN đã đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và cơ hữu tại Học viện KH,CN&ĐMST với 35 giảng dạy cơ hữu và hơn 70 giảng viên kiêm nhiệm. Trong đó có 52 PGS và Tiến sỹ còn lại là Thạc sỹ. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, công tác viên là các Tiến sỹ, cán bộ, công chức nhà nước có trình độ của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trên cả nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong tình

hình mới, đội ngũ giảng viên còn bộc lộ một số hạn chế, đó là: Chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa sát thực tiễn, số cán bộ, công chức giảng dạy về lý luận và nghiệp vụ còn ít, đa số chưa yên tâm công tác.

Về đầu tư xậy dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cao là mục tiêu xuyên suốt và dài hạn của Học viện KH,CN&ĐMST, đội ngũ này được coi là nòng cốt, quyết định đến chất lượng đào tạo của Bộ KH&CN. Bộ KH&CN cũng chỉ đạo và yêu cầu các lãnh đạo và các cán bộ cán bộ, công chức lâu năm phấn đấu trở thành giảng viên kiêm giảng. Đến nay đội ngũ này đã có khoảng 30 người là báo cáo viên cho các lớp tập huấn, bồi dưỡng.

Về cơ bản, đội ngũ giảng viên giảng dạy các chương trình đạo tạo, bồi dưỡng của Bộ KH&CN đều được lựa chọn từ nguồn giảng viên cao cấp các cơ sở đào tạo hoặc cán bộ, công chức có trình độ, nghiệp vụ và kinh nghiệm lâu năm trong đơn vị. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn gặp một số hạn chế cơ bản như: chưa có tiêu chuẩn chung cho các vị trí giảng dạy nên chất lượng các bài giảng không đồng đều, năng lực thực tế của đội ngũ giảng viên còn hạn chế, lịch giảng dạy và công việc chuyên môn vẫn bị trùng lắp, thời gian đào tạo ngắn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa phù hợp với khả năng sư phạm của giảng viên.

2.2.6. Xác định thời gian tiến hành khóa đào tạo, tổ chức đào tạo

Mặc dù kế hoạch đào tạo nhân lực quản lý KH&CN được xây dựng từ cuối năm trước, nhưng trên thực tế việc giao kế hoạch triển khai thường vào cuối quí I năm sau nên các khóa đào tạo, bồi dưỡng đều triển khai vào dịp cuối năm, làm trễ tiến độ theo nhu cầu đào tạo của cán bộ công chức.

Các khóa đào tạo do Học viện KH,CN&ĐMST tổ chức thường đều được tổ chức tại đại điểm trụ sở Học viện hoặc thuê địa điểm bên ngoài (do cơ sở đào tạo không đủ diện tích bố trí phòng học).

Thông thường, trừ những chương trình mang tính bắt buộc, các khóa đào tạo, bồi dưỡng tiến hành trong khoảng thời gian 5 ngày. Còn đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tiền công vụ được tiến hành trong khoảng thời

gian 02 tuần. Thời gian gần đây, Bộ KH&CN đã giao cho Học viện KH,CN &ĐMST chuẩn bị triển khai hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến.

* Tổ chức và quản lý lớp

Bộ KH&CN hiện có 5 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có: - 02 cơ sở đào tạo theo bằng cấp là Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (đào tạo tiến sĩ) và Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (tham gia đào tạo thạc sĩ và đào tạo tiến sĩ).

- 03 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực KH&CN là: Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng quản lý KH&CN thuộc Học viện KH,CN&ĐMST, Trung tâm Đào tạo thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Đào tạo thuộc Cục Sở hữu trí tuệ, Trung tâm đào tạo hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam).

Bên cạnh đó, còn có một số đơn vị trực thuộc Bộ (như Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN...) cũng có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý KH&CN.

Việc triển khai các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý đều được giao cho Học viện KH,CN&ĐMST thực hiện trên nguyên tắc quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng do Bộ KH&CN ban hành.

Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác tổ chức hoạt động đào tạo”

Tổ chức hoạt động đào tạo tốt thì mới mang lại hiệu quả cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Các đối tượng điều tra đánh giá như sau:

Về “Công tác tổ chức hoạt động đào tạo căn cứ chính xác vào kế hoạch đã được phê duyệt” được đánh giá bình thường mở mức 3,65 điểm.

Về “Các bước trong quá trình tổ chức hoạt động đào tạo...” được đánh giá 3,86 điểm. Trên thực tế để tổ chức hoạt động đào tạo, Học viện KH,CN&ĐMST và các cơ sở đào tạo phải trải qua nhiều bước như liên hệ địa điểm lớp học, mời giảng viên, xây dựng nội dung chương trình khóa học, bố trí cán bộ quản lý theo dõi lớp... Vì vậy quá trình tổ chức hoạt động đào tạo chưa thực sự nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)