Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng sau đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 96 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng sau đào tạo

Trong công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực quản lý của Bộ KH&CN chưa coi trọng việc xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng sau đào tạo. Chính vì vậy khi đánh giá công tác đào tạo của Bộ mới chỉ phản ánh một phần rất nhỏ trong quá trình đào tạo như: Khảo sát học viên tham gia đào tạo về những vấn đề tình hình ăn, ở của học viên; tình hình quản lý các khóa đào tạo; hiệu quả thuyết trình của giảng viên; thời lượng giáo trình tài liệu...

Hình thức đánh giá công tác đào tạo như vậy chưa đủ cơ sở để kết luận chất lượng công tác đào tạo và đánh giá chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo.

Để đánh giá chất lượng đào tạo một cách khách quan cần xây dựng hệ thống đánh giá có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn như sau:

Về đối tượng cần đánh giá: Đánh giá Giáo trình, tài liệu; học viên; giảng viên và quá trình tổ chức đào tạo.

Về các giai đoạn cần đánh giá: Trên cơ sở mỗi đối tượng đánh giá cần xây dựng các tiêu chí đánh giá ở các giai đoạn trước, trong và sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể như: Đánh giá giáo trình, tài liệu giai đoạn trước và trong quá trình đào tạo; đánh giá giảng viên và quá trình tổ chức đào tạo; đánh giá chất lượng học viên trong và sau quá trình đào tạo.

Về nội dung đánh giá cần xác định :

-Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu vị trí việc làm;

-Năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học;

-Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

-Mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phải do cơ quan đánh giá độc lập tiến hành.

Công tác đánh giá kết quả đào tạo có thể chia thành các nhóm như sau:

- Đánh giá kết quả

Đánh giá năng lực của cán bộ sau đào tạo hiện nay dựa trên việc tổ chức kiểm tra và thi cuối mỗi khóa học. Điều này cho thấy chất lượng công tác đánh giá kết quả đào tạo mới chỉ dừng ở mức rất khiêm tốn.

Cần có các biện pháp đánh giá mới bổ sung cho hình thức kiểm tra truyền thống đang được áp dụng. Đó là biện pháp đánh giá công tác, trình bày nhóm, tự đánh giá, đánh giá của cán bộ quản lý nơi làm việc đều là các biện pháp bổ sung cần thiết để xác định mức độ thành công của việc áp dụng kiến thức được học vào công việc thực tế.

- Đánh giá tác động của đào tạo

Việc đánh giá tác động của đào tạo với năng lực của tổ chức, là rất khó nhưng cũng rất cần thiết. Các cán bộ quản lý và giảng viên phải cùng nhau thường xuyên đánh giá tác động của đào tạo đối với các kết quả hoạt động của tổ chức.

- Công cụ đánh giá

Việc đánh giá cá nhân mỗi người học cần đạt hai mục đích sau:

■ Đánh giá khả năng thực hiện công việc của người được đào tạo

■ Đánh giá xem có đủ tiêu chuẩn để qua được khóa đào tạo hay không Bên cạnh đó, Vụ TCCB nên chủ động giám sát, theo dõi và kiểm tra quá trình áp dụng kiến thức vào thực tế công việc sau khi được đào tạo qua việc đánh giá của Lãnh đạo đơn vị có CBCC được cử đi đào tạo. Từ đó lấy kết quả so sánh mức độ hoàn thành công việc, thái độ, tác phong làm việc trước và sau khi được đào tạo. Thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá mức độ ảnh hưởng sau khi đào tạo đến kết quả làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)