Lựa chọn đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 54 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo

Bộ KH&CN căn cứ vào kế hoạch đào tạo và mục tiêu, nhu cầu của từng khóa học cụ thể để lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp. Với việc xác định rõ các nhóm đối tượng đào tạo nêu trên góp phần giải quyết bất cập về sai đối tượng, chồng chéo đối tượng, qua đó hiệu quả của công tác đào tạo được nâng cao. Trong quá trình thực hiện, Bộ KH&CN đã chú trọng việc cụ thể hóa các đối tượng nhằm tránh gây nhầm lẫn cho các đơn vị quản lý cán bộ, công chức. Phương pháp được dùng để lựa chọn đối tượng đào tạo là phương pháp điều tra và phương pháp phân tích. Sử dụng điều tra để khảo sát toàn bộ đối tượng là các cán bộ, công chức trong Bộ KH&CN, để phát hiện ra các đặc điểm của các đối tượng. Sau đó phương pháp phân tích giúp chọn lựa được những đối tượng phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được đề ra từ trước.

Với đặc thù của ngành KH&CN cũng như các đối tượng đào tạo của Bộ KH&CN đều là những cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu tối thiểu của một cán bộ, công chức. Vì vậy, tiêu chuẩn lựa chọn nhân lực quản lý trong Bộ KH&CN đi đào tạo bao gồm:

- Có lập trường chính trị vững vàng, nhiệt tình tâm huyết với sự nghiệp xây dựng tổ chức; có khả năng đoàn kết, tập hợp, thu hút đoàn viên, công nhân viên chức, lao động; có tinh thần, năng lực đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

- Có năng lực tham mưu, tham gia xây dựng và khả năng tổ chức thực hiện các nghị quyêt của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào phong trào công nhân và hoạt động hành chính; có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật; có kỹ năng hoạt động và nghiệp vụ công tác hành chính.

-Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, có sức khỏe, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, trung thực giản dị, không cục bộ bản vị, cơ hội.

-Có kiến thức, năng lực và trách nhiệm với công tác, có năng lực tuyên truyền, vận động thuyết phục quần chúng, năng lực tổng hợp, tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban, đơn vị của Bộ KH&CN.

-Có triển vọng hoặc cần đào tạo để đáp ứng nhu cầu công việc trước mắt. Theo Quyết định về việc ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và tài liệu giảng dạy nghiệp vụ cho các nhóm nhân lực quản lý thì các nhóm đối tượng đào tạo của Bộ KH&CN được xác định như sau:

+) Nhóm nhân lực quản lý mới vào ngành gồm: các đối tượng là cán bộ, công chức mới được tuyển dụng vào làm việc trong các đơn vị quản lý của Bộ KH&CN, cán bộ, công chức từ các ngành khác chuyển sang chưa qua đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn Bộ KH&CN. Hàng năm, Vụ Tổ chức cán bộ căn cứ vào số lượng tuyển dụng để lập danh sách cử đi đào tạo. Số lượng nhóm này thường chỉ từ khoảng 5- 7 người/đơn vị do việc hạn chế tuyến dụng mới trong ngành, chủ yếu là các đối tượng luân chuyển công tác.

+) Nhóm nhân lực thừa hành nghiệp vụ gồm: các cán bộ, công chức đang đảm nhận công việc tại các Cục, Vụ đã qua đào tạo nghiệp vụ mới vào

ngành hoặc có thời gian làm việc nhưng chưa qua đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn. Đây là nhóm có tỷ lệ đào tạo cao nhất do nội dung đào tạo gắn liền với việc thực thi các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Trước những thay đổi về chính sách, chế độ, đội ngũ cán bộ, công chức cần được đào tạo và cập nhật nghiệp vụ kịp thời.

+) Nhóm nhân lực làm công tác lãnh đạo, quản lý gồm cán bộ, công chức làm việc tại các vị trí lãnh đạo nằm trong quy hoạch nguồn. Đây là nhóm đối tượng chủ yếu được tập trung đào tạo về Lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý. Căn cứ theo quy hoạch hàng năm, nhóm đối tượng này thường có khoảng từ 28 – 50 cán bộ, công chức. Khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo đạt mức khoảng 76%”.

Trong những năm qua, Bộ KH&CN đã giao cho Học viện KH,CN& ĐMST phối hợp với Vụ TCCB triển khai và xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các nhóm đối tượng.

- Đối với cán bộ lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo quản lý cấp Cục, Vụ đã gửi vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cho 03 người cấp chiến lược, 02 người cấp thứ trưởng và 160 người tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị, hàng năm cử từ 7-10 người tham gia bồi dưỡng chương trình chuyên viên cao cấp tại Học viện Hạnh chính Quốc gia.

- Đối với nhóm nhân lực thực thi sẽ được tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn ngày (3-5 ngày) tại Học viện KH,CN&ĐMST về nghiệp vụ quản lý chuyên ngành như: Nghiệp vụ xây dựng thuyết minh nhiệm vụ KH&CN; Nghiệp vụ xử lý văn bản hành chính; Nghiệp vụ tổ chức Hội đồng xét duyệt các nhiệm vụ KH&CN; Nghiệp vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hoá kết quả nghiên cứu đối với nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước…

- Đối với nhân lực mới được tuyển dụng bắt buộc phải tham gia chương trình bồi dưỡng Quản lý nhà nước về KH&CN (chương trình tiền công vụ) với thời gian 02 tuần, được cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản từ chức

năng nhiệm vụ, nghiệp vụ chuyên môn các lĩnh vực do Bộ KH&CN quản lý. Đây là chương trình bồi dưỡng cơ bản cho cán bộ mới nhưng số lượng tuyển dụng mới không nhiều nên khoảng 2 – 3 năm mới triển khai được 01 lớp với khoảng 60 người tham dự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)