Kinh nghiệm đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 33 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ một số

một số nước trên thế giới và của Việt Nam

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức nhà nước trong đó có đội ngũ nhân lực quản lý KH&CN, coi đây là một phần trong chiến lược thực hiện và đẩy nhanh quá trình cải cách hệ thống công vụ. Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước quán triệt các nguyên tắc lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, cần gì dạy nấy, coi trọng hiệu quả, thiết thực.

Hiện nay, Trung Quốc có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước sau:

- Đào tạo chính quy cho nhân lực mới tuyển dụng. - Bồi dưỡng ngắn hạn gồm các loại hình sau:

+ Bồi dưỡng cho công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo: công chức từ cấp vụ trở lên đang công tác trong các bộ máy chính phủ và chính quyền cấp tỉnh.

+ Bồi dưỡng, huấn luyện công chức chuẩn bị được đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo cấp vụ, cục và tương đương.

+ Bồi dưỡng Giám đốc các doanh nghiệp lớn của nhà nước.

+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu công tác chuyên môn; + Bổ túc những kiến thức mới về quản lý nhà nước cho các công chức nhà nước đang làm việc;

Thành tích học tập và nhận xét đánh giá qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng là một trong những căn cứ để bố trí, sử dụng, đề bạt chức vụ đối với công chức nhà nước.

Cơ quan được giao trách nhiệm phụ trách tổ chức đào tạo công chức nhà nước là Học viện Hành chính Quốc gia Trung Quốc; các trường Hành chính

địa phương và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành khác, trong đó có các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành về quản lý KH&CN.

Trung Quốc đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất, năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức nhằm xây dựng một đội ngũ công chức chuyên nghiệp và có chất lượng cao trong đó có đội ngũ nhân lực quản lý KH&CN, đây là một phần trong chiến lược thực hiện và đẩy nhanh quá trình cải cách hệ thống công vụ.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức của Trung Quốc trong đó có đội ngũ công chức quản lý KH&CN tập trung vào: lý luận xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc và chiến lược phát triển; quản lý hành chính nhà nước trong nền kinh tế thị trường; quản lý vĩ mô nhà nước với những nội dung cụ thể như thể chế hành chính, quyết sách hành chính, đào tạo và phát triển nhân tài. Tất cả các khóa đào tạo đều phải học chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận Đặng Tiểu Bình.

Nội dung chương trình đào tạo chủ yếu được xây dựng dựa vào vị trí của từng công chức quản lý để đào tạo, bồi dưỡng. Thông thường một khóa học của cán bộ quản lý KH&CN bao gồm khóa học cơ bản và khóa học chuyên môn, gọi là mô hình "cơ bản + chuyên môn". Tỷ lệ của các khóa học thường được sắp xếp là 30% cơ bản và 70% chuyên môn. Hằng năm họ đều được tham dự các hội nghị, hội thảo trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ và học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý KH&CN hiện đại.

Có thể nói công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý của Trung Quốc khá linh hoạt song vẫn theo đúng nguyên tắc: công khai, công bằng, cạnh tranh, chọn được người giỏi; lý luận gắn với thực tế, học tập gắn liền với ứng dụng, coi trọng hiệu quả thiết thực; không bồi dưỡng đủ thì không đề bạt. Đặc biệt, Trung Quốc rất chú trọng rèn luyện năng lực thực hành của công chức trong thực tiễn, coi đây là một trong ba tố chất chủ yếu tạo nên phẩm chất công chức, đó là trình độ lý luận chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn và đức tính tự trọng, tự lập.

Để nắm bắt được sự thay đổi trong quá trình thực thi công vụ của nhân lực quản lý, Trung Quốc chú trọng đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng của họ. Có hai cách thức đánh giá chủ yếu là đánh giá thái độ học tập và kết quả học tập. Đây là một trong những cơ sở cho quy trình kiểm tra và đánh giá hàng năm của các bộ phận tổ chức nhân sự phù hợp.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước có sự thành công trong phát triển kinh tế với tốc độ nhanh dựa trên nguồn nhân lực KH&CN được đào tạo tốt, có đủ khả năng, trình độ tiếp thu, lĩnh hội kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhập khẩu. Sau đại chiến thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật ưu tiên tuyển chọn, đào tạo những người tài giỏi thích hợp cho công cuộc hiện đại hóa đất nước. Nhật đã có nhiều chính sách đào tạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhằm xóa khoảng cách về khoa học – công nghệ giữa Nhật và các nước tiên tiến khác. Chính phủ Nhật đã triển khai thực hiện triết lý phát triển: con người Nhật cộng với khoa học kỹ thuật phương Tây.

Để đảm bảo nguồn nhân lực KH&CN thường xuyên cho phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hệ thống giáo dục – đào tạo nghề trong các công ty, doanh nghiệp. Cùng với việc tăng cường giáo dục – đào tạo (nhất là đào tạo nghề), Chính phủ có chính sách ưu đãi đối với lực lượng lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, đồng thời khích lệ hoạt động sáng tạo của người lao động luôn thích ứng với mọi điều kiện.

Như vậy, phương thức đào tạo và sử dụng nhân lực quản lý KH&CN của Nhật là nhằm phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của người lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có khả năng thích ứng nhanh với điều kiện làm việc luôn thay đổi và nhạy bén trong việc làm chủ công nghệ và các hình thức lao động mới.

Đối với nhân lực quản lý KH&CN, Nhật bản có những chính sách hỗ trợ đào tạo để chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai bằng

cách cử đi đào tạo kiến thức cơ bản tại các Trường đại học, bên cạnh đó còn đào tạo tiếp cận theo khung năng lực của cá nhân, vị trí công việc.

Nhật bản cũng coi trọng việc kết hợp giữa đào tạo mới và đào tạo lại theo chiến lược phát triển của đất nước.

Thường xuyên quan tâm giữ gìn và phát huy đội ngũ cán bộ, nhà khoa học, nhà quản lý tạo cho họ điều kiện học tập, rèn luyện, gắn bó với tổ chức bằng lợi ích trong cuộc sống.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý KH&CN tự học tập để nâng cao trình độ. Đây chính là nguồn lực vô tận thường xuyên bồi bổ và tăng cường sức sống cho đội ngũ trí thức khoa học để một bộ phận ưu tú trong lứa tuổi sẽ có thể trở thành những trí thức khoa học đầu đàn trong tương lai.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có cơ sở giáo dục đào tạo bậc đại học về quản lý KH&CN, chỉ có đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý KH&CN tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam và Trường Đại học Khoa học xã hội và tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Chương trình đào tạo nội dung này mới được triển khai nên số lượng được đào tạo còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đối với nhân lực quản lý KH&CN (thực thi chính sách) tại các tổ chức, doanh nghiệp đều mới chỉ được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý KH&CN dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN được ban hành trong thời gian ngắn.

Nhân lực quản lý KH&CN (xây dựng chính sách) tại các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật bổ sung kiến thức chuyên môn theo từng vị trí việc làm và theo quy định hiện hành đáp ứng theo tiêu chuẩn công chức. Nội dung đào tạo tập trung về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ xây dựng chính sách và các kỹ năng mềm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 33 - 37)