Đánh giá về thay đổi hiệu quả công việc sau đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 71 - 80)

Công tác kiểm tra, đánh giá

sau đào tạo

Cán bộ lãnh đạo

Công chức

chuyên môn GTTB

CBCC quản lý KH&CN được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ....

4,28 3,96 4,02

Tỷ lệ sai sót của CBCC được giảm thiểu đáng kể

4,22 4,00 4,04

Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của CBCC tốt hơn

4,22 4,20 4,20

Hiệu quả công việc chung của Bộ KH&CN được nâng cao.

4,06 4,13 4,12

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Về tiêu chí “CBCC quản lý KH&CN được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ” được đánh giá cao với điểm bình quân là 4,02. Không có sự khác biệt với chuyên gia. Việc đào tạo trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và tiêu chuẩn công chức đã làm cho CBCC được nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính và kỹ năng mềm trong giải quyết công việc.

Tiêu chí “Tỷ lệ sai sót của CBCC được giảm thiểu đáng kể” được đánh giá 4,04 điểm. Nhờ công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ được đầy đủ nên tỷ lệ sai sót trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật được giảm đi, có tính thực tiễn, có giá trị cao.

Tiêu chí “kết quả hoàn thành nhiệm vụ của CBCC tốt hơn: được đánh giá 4,20 điểm, công tác đào tạo cán bộ công chức quản lý KH&CN có kết quả tốt.

Hiệu quả công việc được đánh giá 4,12 điểm, Như vậy công tác đào tạo đã góp phần làm cho hiệu quả công việc của Bộ KH&CN được nâng cao.

2.3. Đánh giá chung về đào tạo cán bộ, quản lý khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

2.3.1. Ưu điểm

Trong giai đoạn 2016-2019 công tác đào tạo nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN đã đạt được những kết quả đáng kể. Nhiều lượt CBCC được đào tạo giúp nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức. Việc cử CBCC đi đào tạo được thực hiện nghiêm túc theo trình tự, thủ tục đã được quy định, đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đồng thời gắn với quy hoạch sử dụng cán bộ. Hoạt động này ngày càng được củng cố và đi vào nề nếp

- 80% cán bộ, công chức được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định; - 100% cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ, Cục.

- 70% cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp Phòng, Ban các đơn vị trực thuộc Bộ trở lên được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định;

- 70% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm. Việc triển khai các nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

Trong 4 năm qua, Bộ KH&CN luôn chú trọng, thực hiện nghiêm túc các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn. Kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hằng năm của Bộ luôn bám sát nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã được quy định. Trong đó, tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, Bộ đã dành phần lớn kinh phí được cấp để cử cán bộ đi học lý luận chính trị nhằm trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh cán bộ, ngạch công chức và chức danh lãnh đạo quản lý. Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn của

chức danh, vị trí việc làm cũng được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả thực hiện công vụ; tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực KH&CN, văn hóa công sở, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, ngoại ngữ, tin học…

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

Tuy đã đạt được những thành tích nhất định nhưng công tác đào tạo nhân lực quản lý KH&CN tại Bộ KH&CN vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như sau:

-Về công tác xác định nhu cầu đào tạo, quy trình xác định nhu cầu đào tạo chưa thực sự đơn giản, rõ ràng, nhu cầu đào tạo chưa được phân tích cụ thể ở cấp độ tổ chức, công việc và cá nhân mà còn được xác định theo phương pháp chủ quan.

-Mục tiêu đào tạo trên thực tế là chưa hợp lý với quy mô nhân lực quản lý KH&CN và yêu cầu từng công việc cụ thể. Nhìn chung việc xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch chưa căn cứ sâu vào kế hoạch phát triển của từng giai đoạn của quá trình đào tạo, chủ yếu chỉ bù đắp theo quy định tiêu chuẩn công chức và chức danh lãnh đạo, quản lý, chưa tập trung xác định đào tạo mang tình lâu dài, phương pháp đào tạo còn mang nặng lý thuyết, thiếu hiệu quả.

-Năng lực của cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư thích đáng tương xứng với tên và nhiệm vụ đào tạo của Bộ KH&CN. Chưa xây dựng được giáo trình, tài liệu chuẩn theo khung năng lực của cán bộ quản lý KH&CN, đội ngũ giảng viên còn mang nặng lý thuyết thiếu thực tế...

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Một số cán bộ, công chức quản lý KH&CN còn chưa nhận thức được vấn đề đào tạo nhân lực quản lý KH&CN là quan trọng như thế nào, chưa thấy rõ khoảng cách giữa yêu cầu công việc với năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức.

Năng lực cán bộ làm công tác xác định nhu cầu, mục tiêu và xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo còn hạn chế lúng túng dẫn đến hiệu quả đào tạo chưa cao. Một số nhận thức việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng vào trong công việc chưa cao nên việc học còn thiếu nghiêm túc, mang tính hình thức, còn nặng tư tưởng chạy đua bằng cấp để thi nâng ngạch, bỏ qua chất lượng học tập. Một số chỉ coi đây là bước đệm cho sự thăng tiến của mình mà chưa nhận thức được việc đào tạo, bồi dưỡng là cơ hội nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn giúp cho bản thân có thể thích ứng với những biến đổi của môi trường quản lý và có thể giải quyết công việc quản lý tốt hơn.

Kinh phí đào tạo bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN chưa được đầu tư thích đáng, chư đầu tư toàn diện cho cơ sở đào tạo là Học viện KH,CN &ĐMST đáp ứng về cơ sở vật chất, nhân lực giảng dạy, giáo trình tài liệu đồng bộ theo tiêu chuẩn chung khung năng lực mà Bộ KH&CN đang áp dụng.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở lý luận tại chương 1, học viên đã giới thiệu khái quát về Bộ KH&CN gồm: Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, nhân sự quản lý KH&CN thực tế tại Bộ KH&CN.

Qua đó đi vào phân tích thực trạng đào tạo nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN giai đoạn 2016 - 2019, chương 2 đã nghiên cứu khảo sát đánh giá phân tích thực trạng đào tạo bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN qua các nội dung chủ yếu gồm:

- Xác định nhu cầu đào tạo

- Xác định mục tiêu khoá đào tạo

- Xác định đối tượng đào tạo

- Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

- Xác định thời gian tiến hành và quản lý khoá đào tạo

- Đánh giá chất lượng sau đào tạo

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn này Bộ KH&CN đã có quan tâm đến đào tạo đội quản lý KH&CN theo quy định tiêu chuẩn ngạch công chức tuy nhiên còn nhiều bất cập trong xác định nhu cầu và mục tiêu, kế hoạch đào tạo dẫn đến các nội dung đào tạo chưa nhiều, chưa thực sự giúp cho CBCC thực hiện tốt hơn trong thực hiện công việc, nhiệm vụ và vị trí việc làm.

Chương 2 cũng đã nghiên cứu nguyên nhân của sự hạn chế từ việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo và năng lực đào tạo, cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo của Bộ KH&CN.

Từ các kết quả nghiên cứu về thực thực trạng đào tạo nhân lực quản lý KH&CN của Bộ KH&CN giai đoạn 2016 - 2019 sẽ làm cơ sở để học viên đề xuất các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN các năm tiếp theo.

Chương 3

GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

3.1.1. Quan điểm về đào tạo nhân lực quản lý

Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Phát triển nhân lực ngành KH&CN là nội dung trọng tâm trong Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2030, phát triển nhân lực phải gắn với đào tạo, coi đầu tư cho đào tạo là đầu tư cho phát triển, huy động toàn xã hội tham gia và tối đa hóa các nguồn lực có thể dành cho phát triển nhân lực quản lý KH&CN.

- Phát triển nhân lực quản lý KH&CN là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, có tính chiến lược lâu dài; đồng thời là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục có trọng tâm, trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành KH&CN ở từng thời kỳ, đảm bảo nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ của từng vùng, miền, địa phương trong toàn quốc.

- Phát triển, đào tạo nhân lực quản lý KH&CN phải đảm bảo gắn liền với việc bố trí, sử dụng nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức; là nội dung quan trọng nhất và gắn kết với phát triển con người, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, triển khai đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý để họ tiếp cận được trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến trên thế giới; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường khả

năng liên thông, liên kết giữa các bậc học, chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo; tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực.

Đặc biệt, cần chú trọng giữ và thu hút nhân tài, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao; kiến nghị Nhà nước sửa đổi cơ chế đãi ngộ cho phù hợp với đặc thù của Ngành; chú trọng nâng cao đạo đức công vụ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, từng bước cụ thể hóa việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các nhiệm vụ hàng ngày của từng cá nhân.

Cũng cần khẳng định rằng, việc phát triển nhân lực ngành KH&CN là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là phải có tính chiến lược lâu dài. Do đó, KH&CN Việt Nam cũng cần phải đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các đơn vị trong toàn hệ thống về vai trò của công tác đào tạo cán bộ, viên chức; có cơ chế đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp một cách khoa học, hợp lý, phù hợp. Dùng tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập chính đáng làm đòn bẩy, kích thích tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động. Có cơ chế khuyến khích trong quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, phải gắn kết với những mục tiêu chung của đất nước, nhất là mục tiêu phát triển con người và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.

3.1.2. Mục tiêu đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ tại Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ KH&CN đã đưa ra mục tiêu đào tạo nhân lực quản lý KH&CN như sau: Đào tạo theo quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, cán bộ chiến lược, chuyên gia, theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và theo tiêu chuẩn ngạch công chức nhằm hình thành đội ngũ công chức chuyên nghiệp, đồng bộ, được trang bị đầy đủ những kiến thức lý luận và thực tiễn cần thiết, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trên cương vị công tác được giao.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lư KH&CN, quản lư đổi mới sáng tạo cho đội ngũ nhân lực quản lý KH&CN các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới KH&CN và quản lý KH&CN;

Hình thành đội ngũ nhân lực quản lý KH&CN, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ tham gia trực tiếp xây dựng, hoạch định chính sách KH&CN có trình độ, tư duy đổi mới, sáng tạo và có kỹ năng quản lý KH&CN tiên tiến, hiện đại, phù hợp xu thế phát triển KH&CN của thế giới.

3.1.3. Phương hướng

Bộ KH&CN đề ra phương hướng đào tạo cán bộ quản lý KH&CN và được cụ thể như sau:

-Công tác đào tạo cán bộ quản lý KH&CN là động lực chính để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN và tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của mọi CBCC ngành KH&CN.

-Đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trang bị kiến thức lý luận chính trị và khả năng vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào thực tiễn công việc của từng CBCC.

- Đào tạo nhân lực quản lý KH&CN nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển hiện đại hóa hành chính công và nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ CBCC ngành KH&CN.

-Cần tập trung để bồi dưỡng kỹ năng quản lý trong lĩnh vực KH&CN đối với cán bộ chiến lược, bao gồm: Cán bộ lãnh đạo, cán bộ trong quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức thừa hành đáp ứng yêu cầu vị trí công việc theo khung năng lực; đào tạo nghiệp vụ quản lý KH&CN tổng hợp đối với công chức mới tuyển dụng; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu đối với công chức công tác trong một số lĩnh vực nghiệp vụ nòng cốt, đặc thù của ngành; xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực kỹ thuật nghiệp vụ ngành KH&CN; đào tạo, bồi dưỡng để CBCC đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo.

3.2. Một số giải pháp đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đến năm 2025 nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đến năm 2025

Căn cứ vào các kết quả thực hiện các chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo nhân lực quản lý và những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nhân lực quản lý KH&CN, tác giả đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện và phù hợp với mục tiêu đào tạo nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN.

3.2.1. Hoàn thiện xác định nhu cầu đào tạo

Xác định đúng nhu cầu đào tạo là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo. Để tránh lãng phí trong đào tạo, cần tiến hành điều tra tổng thể trình độ và nhu cầu đào tạo. Nhu cầu đào tạo nhân lực quản lý KH&CN là khoảng trống giữa thực trạng và yêu cầu. Đây là hoạt động phân tích, đánh giá nhằm xác định sự chênh lệch giữa năng lực hiện có trong thực hiện nhiệm vụ thực tế của công chức với khung năng lực cần phải có của mỗi vị trí việc làm. Vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)