Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bộ Khoa học và Công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bộ Khoa học và Công nghệ

- Thứ nhất, luôn coi vấn đề phát triển đội ngũ CBCC quản lý KH&CN là một nhân tố quyết định thúc đẩy sự đổi mới trong tổ chức, là động lực chủ yếu của sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước..

- Thứ hai, cần xác định công tác đào tạo góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ ngành KH&CN; từng bước tiêu chuẩn hoá ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước. Từ việc xác định vai trò quan trọng của đào tạo giúp tổ chức KH&CN có định hướng đúng đắn về xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nhằm đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC KH&CN nói chung và đội ngũ CBCC quản lý KH&CN nói riêng.

- Thứ ba, cần thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cử đi đào tạo, bồi dưỡng CBCC quản lý KH&CN về lý luận chính trị; quản lý nhà nước; chuyên môn, nghiệp vụ; tin học; ngoại ngữ. Hàng năm cần cử đi đào ở các lĩnh vực chuyên ngành, quản lý hành chính công, kinh tế... và một số ngành còn thiếu cán bộ.

-Thứ Tư, để phát triển NNL công vụ , Bộ KH&CN cần xác định và coi đây là nhiệm vụ đột phá với mục tiêu phát triển đội ngũ CBCC quản lý KH&CN theo hướng chuẩn hóa, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ.

-Thứ năm, cần tiến hành đánh giá nhận xét đối với sự phát triển NNL công vụ để có chính sách đào tạo một cách hợp lý nhằm phát huy tốt và không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của bộ máy. Gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sử dụng cán bộ, mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ có triển vọng phát triển đã được đào tạo đạt chuẩn chức danh giữ các vị trí, chức vụ phù hợp với chuyên môn đào tạo.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, Luận văn đã đề cập đế các nội dung cơ bản cơ sở lý luận về: Nhân lực, nhân lực quản lý KH&CN, cán bộ, công chức quản lý, đào tạo nhân lực quản lý KH&CN và kinh nghiệm phát triển nhân lực quản lý KH&CN của các nước trên thế giới. Trên cơ sở các khái niệm cơ bản, luận văn đã nêu ra cụ thể các nội dung liên quan đến đào tạo nhân lực quản lý KH&CN là:

- Xác định nhu cầu đào tạo - Xác định mục tiêu đào tạo - Lựa chọn đối tượng đào tạo

- Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo - Dự trù chi phí đào tạo, lựa chọn giáo viên

- Xác định thời gian tiến hành đào tạo, tổ chức đào tạo - Đánh giá chất lượng sau đào tạo cán bộ, công chức

Đây là các nội dung cơ bản giúp học viên làm cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN ở chương 2 dưới đây.

Tuy nhiên để đánh giá một cách khách quan và chính xác cũng cần phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực quản lý KH&CN gồm các nhân tố khách quan như cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật về đào tạo nhân lực KH&CN cũng như các nhân tố chủ quan gồm: quan điểm của người lãnh đạo, yếu tố con người, cơ chế tài chính... cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới là bài học kinh nghiệm làm cơ nghiên cứu và đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN.

Dựa trên cơ sở lý luận đã được hệ thống ở chương 1, học viên đi vào phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN trong chương 2 dưới đây trong giai đoạn từ năm 2016 – 2019, từ đó có đánh giá những mặt được và chưa được trong công tác đào tạo nhân lực quản lý KH&CN.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2.1. Giới thiệu chung về Bộ Khoa học và Công nghệ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Bộ Khoa học và Công nghệ, tiền thân là Uỷ ban Khoa học Nhà nước được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự phát triển từ Uỷ ban UBKHNN sang Bộ KH&CN là một quá trình vừa hình thành, vừa xây dựng và hoàn thiện. Trong quá trình phát triển đó, nhận thức về nội dung và trách nhiệm quản lý về KH&CN ngày càng được nâng cao. Hoạt động quản lý KH&CN của Bộ đã phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và ngày càng có hiệu quả.

Giai đoạn 1959-1965, UBKHNN có chức năng bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch phát triển khoa học và kỹ thuật, đưa nền khoa học và kỹ thuật Việt Nam lên trình độ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất, dân sinh, quốc phòng, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

Giai đoạn 1965-1975, UBKHNN được tách thành 2 cơ quan: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (UBKH&KTNN) và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. UBKH&KTNN quản lý thống nhất và tập trung công tác khoa học và kỹ thuật và trực tiếp thực hiện chức năng của một Viện nghiên cứu về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.

Giai đoạn 1975 - 1985, khối nghiên cứu được tách khỏi Uỷ ban để thành lập Viện Khoa học Việt Nam. UBKH&KTNN lúc này chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học và kỹ thuật trong phạm vi cả nước.

Năm 1990, UBKH&KTNN được đổi tên thành UBKHNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ

thuật, khoa học xã hội nhằm khuyến khích việc sáng tạo và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật.

Giai đoạn 1992 - 2002, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập trong Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tiêu chuẩn hóa, sở hữu công nghiệp (SHCN) và bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.

Từ tháng 8/2002 đến nay, Bộ KH&CN được thành lập theo Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI. Bộ KH&CN có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KHCN; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; sở hữu trí tuệ; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý.

Bộ KH&CN là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KH&CN, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực KH&CN; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật[27, tr.3]

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Bộ KH&CN thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN gồm:

Một là, Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển

KH&CN và đổi mới sáng tạo.

Hai là, Triển khai các chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia và

hoạt động KH&CN các Bộ, ngành, địa phương [9]

Công tác chỉ đạo, điều hành để thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách đổi mới quản lý KH&CN, các chương trình, nhiệm vụ KH&CN trọng điểm quốc gia đã được tập trung triển khai mạnh mẽ; công tác quản lý hoạt động

KH&CN của các Bộ, ngành, địa phương được đẩy mạnh; việc triển khai các cơ chế, chính sách mới về KH&CN đã có tác động tích cực, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục hành chính, đưa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học gắn kết với yêu cầu của thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể là:

Một là, xây dựng và ban hành Quy trình thống nhất trong hoạt động quản

lý các nhiệm vụ cấp quốc gia; công tác quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia theo quy định mới đã được triển khai đồng bộ; cơ sở dữ liệu chuyên gia phục vụ cho công tác tư vấn, thẩm định, đánh giá của các Hội đồng KH&CN được đưa vào áp dụng.

Hai là, Tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ KH&CN và các Bộ,

ngành trong triển khai các chương trình, nhiệm vụ KH&CN; việc đẩy mạnh quản lý hoạt động KH&CN ở các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục được quan tâm thông qua công tác triển khai hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện các quy hoạch, chiến lược, chương trình, nhiệm vụ KH&CN được thực hiện kịp thời; tập trung đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia do Bộ, ngành quản lý.

Ba là, Hoạt động KH&CN trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân

văn, khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật-công nghệ đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp hiệu quả vào việc cung cấp luận cứ khoa học phục vụ việc hoạch định các chủ trương, đường lối lớn của Đảng và Nhà nước, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước [1, tr.3]

Bộ Khoa học và Công nghệ đã xác định việc thể chế hoá Nghị quyết 20- NQ/TW và các quy định của Luật KH&CN năm 2013 là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Với sự nỗ lực của các đơn vị thuộc Bộ cùng với sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành liên quan, hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật gồm 07 Nghị định đã được hoàn thành và trình Chính phủ ban hành, 18 Thông tư được Bộ KH&CN và các Bộ liên quan ban hành tập trung vào các vấn đề:

- Các quy định mới về thành lập, tổ chức hoạt động của các loại hình tổ chức KH&CN, tổ chức triển khai nhiệm vụ KH&CN các cấp, việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ trong các dự án đầu tư, chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được thể chế hóa và triển khai áp dụng.

- Chính sách đổi mới trong việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN quy định về chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ và ưu đãi cá nhân hoạt động KH&CN.

- Những đổi mới về chính sách đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, cụ thể là trong việc áp dụng cơ chế quỹ trong cấp, sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp, áp dụng khoán chi đối với nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cơ chế đầu tư đặc biệt và phương thức thực hiện đối với nhiệm vụ KH&CN đặc biệt; huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho KH&CN; quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp; và các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp KH&CN sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong hoạt động KH&CN, qua đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội.

- Công tác tổ chức và quản lý nhà nước, bảo đảm phát triển hoạt động thông tin KH&CN, bao gồm nội dung hoạt động, hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thông tin KH&CN tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước.

- Chính sách về ghi nhận, tôn vinh các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ xuất sắc phục vụ phát triển phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

- Vụ Khoa học xã hội nhân văn và tự nhiên - Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật - Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Vụ Công nghệ cao - Vụ Kế hoạch – Tài chính - Vụ Pháp chế - Vụ Tổ chức cán bộ - Vụ Hợp tác quốc tế

- Vụ Thi đua – Khen thưởng

- Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương

- Văn phòng Bộ - Thanh tra Bộ

- Cục công tác phía Nam

- Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Cục Năng lượng nguyên tử

- Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia

- Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN

- Cục An toàn bức xạ và hạt nhân - Cục Sở hữu trí tuệ

- Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Ban quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc

-Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc

-Viện nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ

-Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam -Viện Ứng dụng công nghệ

-Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ

-Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ -Viện Nghiên cứu và phát triển vùng -Văn phòng các chương trình trọng điểm

cấp nhà nước

-Văn phòng công nhận chất lượng

-Văn phòng đăng ký hoạt động KH&CN -Văn phòng các Chương trình khoa học

và công nghệ quốc gia -Báo Khoa học và Phát triển -Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam

-Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam

-Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật -Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

quốc gia

-Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia -Trung tâm công nghệ thông tin

-Trung tâm Nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ -Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hội

nhập khoa học và công nghệ quốc tế

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

(Nguồn: Bộ KH&CN)

Lãnh đạo Bộ KH&CN

Khối các đơn vị chức năng quản

Như vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ có 21 đơn vị thuộc khối quản lý nhà nước và 21 đơn vị sự nghiệp công lập. Nhân lực quản lý KH&CN tập trung tại các đơn vị chức năng quản lý nhà nước gồm 16 đơn vị:

-Vụ Khoa học xã hội nhân văn và tự nhiên

-Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật -Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ

-Vụ Công nghệ cao

-Vụ Kế hoạch – Tài chính -Vụ Pháp chế

-Vụ Hợp tác quốc tế

-Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương -Thanh tra Bộ

-Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ -Cục Năng lượng nguyên tử

-Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia -Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN -Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

-Cục Sở hữu trí tuệ

-Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

2.1.4. Đặc điểm nhân lực quản lý khoa học và công nghệ

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý về KH&CN hiện nay được chia thành 03 nhóm chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 37)