Đánh giá của đối tượng điều tra về xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 49 - 65)

Xác định nhu cầu đào tạo Cán bộ

lãnh đạo

Công chức

chuyên môn GTTB

Việc xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện đầy đủ, chính xác

4,22 3,98 4,02

Quy trình xác định nhu cầu đào tạo đơn giản, rõ ràng

3,17 3,28 3,26

Nhu cầu đào tạo được phân tích cụ thể ở cấp độ tổ chức, công việc, cá nhân

2,01 2,78 2,75

Kết quả xác định nhu cầu đào tạo có tính hợp lý cao

4,17 4,28 4,26

Về tiêu chí ”Xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện đầy đủ, chính xác” dược đánh giá tốt với điểm trung bình là 4,02 và không có sự khác biệt giữa ý kiến chuyên gia được điều tra.

Về tiêu chí ” quy trình xác định nhu cầu đào tạo đơn giản, rõ ràng” được đánh giá bình thường với điểm bình quân là 3,26. Trên thực tế, quy trình xác định nhu cầu đào tạo chưa được xây dựng rõ ràng.

Về tiêu chí ”Nhu cầu đào tạo được phân tích cụ thể ở cấp độ tổ chức, công việc và cá nhân” được đánh giá thấp với 2,75 điểm. Hiện tại, Bộ KH&CN chưa thực hiện kỹ thuật phân tích công việc theo ba cấp độ mà chủ yếu xác định nhu cầu đào tạo theo quy hoạch và tiêu chuẩn CBCC.

Kế hoạch đào tạo được xây dựng dựa trên bảng tổng hợp nhu cầu của các đơn vị. Vào cuối năm, Bộ KH&CN sẽ căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị, Vụ TCCB tổng hợp nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch sơ lược báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính phê duyệt kinh phí từ đó Bộ KH&CN mới phê duyệt kế hoạch và giao cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Kế hoạch đào tạo và kết quả phê duyệt kế hoạch được thể hiện qua bảng 2.4 sau đây:

Từ bảng số liệu 2.4 so sánh với bảng nhu cầu đào tạo, ta thấy nhu cầu đào tạo được Bộ KH&CN tổng hợp có số lượng hơn so với số lượng người cần đào tạo so với kế hoạch. Mặc dù nhu cầu đào tạo là có nhưng Bộ KH&CN vẫn phải cân nhắc giữa nhu cầu và yêu cầu nhiệm vụ trong năm và nguồn kinh phí được cập để xây dựng kế hoạch đào tạo.

Năm 2016, nhu cầu đào tạo là 995 lượt người như chỉ được phê duyệt 703 lượt người đạt tỷ lệ 70,65%. Nhưng đến năm 2019, tỷ lệ này đã được tăng lên 86,3 %. Bộ KH&CN đã tập trung nguồn lực và tạo điều kiện cho đội ngũ CBCC quản lý tham gia các khóa học theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và ngạch công chức đồng thời cũng tạo cơ hội cho cán bộ nâng cao trình độ phục vụ cho nhiệm vụ chuyển môn của mình.

Bảng 2.4. Kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức quản lý khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016 – 2019

đã được phê duyệt

(Đơn vị tình: Người)

STT Nội dung đào tạo Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Lý luận chính trị - Cao cấp 11 18 32 52 - Trung cấp 9 8 12 6 2. Quản lý nhà nước

- Chuyên viên cao cấp 15 12 15 12

- Chuyên viên chính 67 17 40 47

- Chuyên viên 89 29 32 23

3. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

- Cấp Vụ và tương đương 6 11 23 40

- Cấp phòng và tương đương 66 68 51 171 4. Bồi dưỡng kiến thức chuyên

ngành 185 207 246 272

5. Bồi dưỡng theo vị trí việc làm 50 78 52 43

6. Tin học 46 68 75 71 7. Ngoại ngữ 20 20 40 50 8. Kiến thức quốc phòng và an ninh 20 12 32 81 9. Đạo tạo khác 100 120 150 150 Tổng số 703 690 830 1059 (Nguồn: Vụ TCCB, Bộ KH&CN)

Mặc dù đã có quy trình quản lý và tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng của Bộ KH&CN nhưng trên thực tế quá trình lập kế hoạch đào tạo chưa có hướng dẫn rõ ràng để cán bộ quản lý tham gia vào các giai đoạn đào tạo: xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng các tài liệu đào tạo và đánh giá, tổ chức đánh giá tình phù hợp của khóa đào tạo được tổ chức. Chính vì vậy nội dung của kế hoạch chỉ để tập trung vào số lượng lượt người tham gia đào tạo còn các nội dung khác còn khá sơ sài.

* Đánh giá đối tượng điều tra về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo được xây dựng tốt mới có thể tổ chức được hoạt động đào tạo hiệu quả và được thể hiện như sau:

Bảng 2.5: Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo

Xây dựng kế hoạch đào tạo Cán bộ lãnh đạo

Công chức

chuyên môn GTTB

Kế hoạch đào tạo có tính cụ thể, thiết thực giúp nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ.

4,28 4,1 4,13

Quy trình xây dựng kế hoạch dễ thực hiện, được quy định rõ ràng

3,44 3,18 3,23

Mục tiêu trong kế hoạch khả thi, có thời hạn và đo lường được

3,17 3,38 3,34

Nội dung kế hoạch khả thi, có thời hạn 4,28 4,02 4,07 Phương pháp, cách thức tiến hành đào

tạo hiệu quả, thuận lợi

4,44 3,56 3,72

Kinh phí đào tạo được phân bổ phù hợp cho từng khóa học

4,11 4,97 4,08

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Về tiêu chí ”Kế hoạch đào tạo có tính cụ thể, thiết thực giúp nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ” được đánh giá bình thường với điểm bình quân là 4,13. Như vậy, kế hoạch đào tạo dã được lập một cách cụ thể, giúp nâng cao trình độ, kỹ năng cho CBCC quản lý KH&CN.

Về tiêu chí ”Quy trình xây dựng kế hoạch dễ thực hiện, được quy định rõ ràng” được đánh giá với 3,23 điểm. Trên thực tế quy trình xây dựng kế hoạch phải trải qua nhiều bước, căn cứ nhu cầu đăng ký ban đầu rồi xây dựng kế hoạch, lãnh đạo phê duyệt, cân đối kinh phí, điều chỉnh kế hoạch ... có những bước không dễ thực hiện và mất nhiều thời gian xây dựng.

Về tiêu chí ”Mục tiêu trong kế hoạch khả thi, có thời hạn” được đánh giá bình thường với 3,23 điểm và không có sự khác biệt với chuyên gia. Trên

thực tế, kế hoạch tổng thể đã tổng hợp số lượng lớp và thời gian dự kiến có thể triển khai.

Về tiêu chí ”Nội dung kế hoạch đào tạo đầy đủ, phù hợp với từng loại đối tượng” được đánh giá tốt với 4,07 điểm như vậy kế hoạch phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Về ”Phương pháp, cách thức tiến hành đào tạo, hiệu quả” được đánh giá bình thường với 3,72 điểm. Trên thực tế các lớp học của Học viện KH,CN &ĐMST mang tính lý thuyết là chính còn thực hành chưa được chú trọng và học viên phải tự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Về ”Kinh phí đào tạo” được đánh giá tốt, học viên không phải trả bất cứ loại học phí nào, tuy nhiên kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng còn quá ít, không thể mời được các chuyên gia giỏi về truyền đạt kiến thức cho CBCC.

2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo

Xác định nhu cầu mục tiêu đào tạo là bước đầu tiên quan trọng trong xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tổ chức.

Đào tạo nhân lực quản lý KH&CN mà trước hết là giáo dục ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng, Nhà nước, nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra nhiệm vụ: Xây dựng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ, công chức lãnh đạo và quản lý các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sáng về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ KH&CN đã xây dựng đội ngũ nhân lực quản lý KH&CN nhằm đáp ứng:

-Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chức danh cán bộ, công chức quản lý đã được quy định.

-Đào tạo nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đổi và đáp ứng những nhu cầu trong tương lai của tổ chức.

-Đào tạo giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn. Đào tạo không chỉ khắc phục những hụt hẫng về năng lực công tác của nhân lực quản lý KH&CN mà còn liên quan đến việc xác định và thỏa mãn như cầu về

phát triển khác nhau như phát triển đa kỹ năng, tăng cường năng lực làm việc để cán bộ, công chức đảm nhiệm thêm trách nhiệm tăng cường năng lực công tác toàn diện.

Trong những năm qua, Bộ KH&CN đã bám sát mục tiêu đào tạo nhân lực quản lý đề ra, đồng thời bám sát vào yêu cầu của cơ sở, nhu cầu đào tạo cán bộ, đối tượng, thời gian, hình thức đào tạo của mỗi cá nhân, đơn vị được đề ra cho từng chương trình đào tạo.

Sau mỗi khóa học, Vụ Tổ chức cán bộ và Học viện KH,CN&ĐMST thường phát phiếu xin ý kiến về mức độ đạt được mục tiêu đào tạo. Theo đánh giá của các cán bộ, công chức tham gia đào tạo, có khoảng 80,5% số người học đánh giá lớp học đạt được mục tiêu đào tạo ở mức Tốt, chỉ còn khoảng 19,5% đánh giá mức Khá và Đạt. Kết quả này cho thấy mục tiêu đào tạo của các khóa học hiện nay tương đối phù hợp với các yêu cầu thực tế.

2.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo

Bộ KH&CN căn cứ vào kế hoạch đào tạo và mục tiêu, nhu cầu của từng khóa học cụ thể để lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp. Với việc xác định rõ các nhóm đối tượng đào tạo nêu trên góp phần giải quyết bất cập về sai đối tượng, chồng chéo đối tượng, qua đó hiệu quả của công tác đào tạo được nâng cao. Trong quá trình thực hiện, Bộ KH&CN đã chú trọng việc cụ thể hóa các đối tượng nhằm tránh gây nhầm lẫn cho các đơn vị quản lý cán bộ, công chức. Phương pháp được dùng để lựa chọn đối tượng đào tạo là phương pháp điều tra và phương pháp phân tích. Sử dụng điều tra để khảo sát toàn bộ đối tượng là các cán bộ, công chức trong Bộ KH&CN, để phát hiện ra các đặc điểm của các đối tượng. Sau đó phương pháp phân tích giúp chọn lựa được những đối tượng phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được đề ra từ trước.

Với đặc thù của ngành KH&CN cũng như các đối tượng đào tạo của Bộ KH&CN đều là những cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu tối thiểu của một cán bộ, công chức. Vì vậy, tiêu chuẩn lựa chọn nhân lực quản lý trong Bộ KH&CN đi đào tạo bao gồm:

- Có lập trường chính trị vững vàng, nhiệt tình tâm huyết với sự nghiệp xây dựng tổ chức; có khả năng đoàn kết, tập hợp, thu hút đoàn viên, công nhân viên chức, lao động; có tinh thần, năng lực đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

- Có năng lực tham mưu, tham gia xây dựng và khả năng tổ chức thực hiện các nghị quyêt của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào phong trào công nhân và hoạt động hành chính; có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật; có kỹ năng hoạt động và nghiệp vụ công tác hành chính.

-Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, có sức khỏe, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, trung thực giản dị, không cục bộ bản vị, cơ hội.

-Có kiến thức, năng lực và trách nhiệm với công tác, có năng lực tuyên truyền, vận động thuyết phục quần chúng, năng lực tổng hợp, tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban, đơn vị của Bộ KH&CN.

-Có triển vọng hoặc cần đào tạo để đáp ứng nhu cầu công việc trước mắt. Theo Quyết định về việc ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và tài liệu giảng dạy nghiệp vụ cho các nhóm nhân lực quản lý thì các nhóm đối tượng đào tạo của Bộ KH&CN được xác định như sau:

+) Nhóm nhân lực quản lý mới vào ngành gồm: các đối tượng là cán bộ, công chức mới được tuyển dụng vào làm việc trong các đơn vị quản lý của Bộ KH&CN, cán bộ, công chức từ các ngành khác chuyển sang chưa qua đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn Bộ KH&CN. Hàng năm, Vụ Tổ chức cán bộ căn cứ vào số lượng tuyển dụng để lập danh sách cử đi đào tạo. Số lượng nhóm này thường chỉ từ khoảng 5- 7 người/đơn vị do việc hạn chế tuyến dụng mới trong ngành, chủ yếu là các đối tượng luân chuyển công tác.

+) Nhóm nhân lực thừa hành nghiệp vụ gồm: các cán bộ, công chức đang đảm nhận công việc tại các Cục, Vụ đã qua đào tạo nghiệp vụ mới vào

ngành hoặc có thời gian làm việc nhưng chưa qua đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn. Đây là nhóm có tỷ lệ đào tạo cao nhất do nội dung đào tạo gắn liền với việc thực thi các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Trước những thay đổi về chính sách, chế độ, đội ngũ cán bộ, công chức cần được đào tạo và cập nhật nghiệp vụ kịp thời.

+) Nhóm nhân lực làm công tác lãnh đạo, quản lý gồm cán bộ, công chức làm việc tại các vị trí lãnh đạo nằm trong quy hoạch nguồn. Đây là nhóm đối tượng chủ yếu được tập trung đào tạo về Lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý. Căn cứ theo quy hoạch hàng năm, nhóm đối tượng này thường có khoảng từ 28 – 50 cán bộ, công chức. Khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo đạt mức khoảng 76%”.

Trong những năm qua, Bộ KH&CN đã giao cho Học viện KH,CN& ĐMST phối hợp với Vụ TCCB triển khai và xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các nhóm đối tượng.

- Đối với cán bộ lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo quản lý cấp Cục, Vụ đã gửi vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cho 03 người cấp chiến lược, 02 người cấp thứ trưởng và 160 người tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị, hàng năm cử từ 7-10 người tham gia bồi dưỡng chương trình chuyên viên cao cấp tại Học viện Hạnh chính Quốc gia.

- Đối với nhóm nhân lực thực thi sẽ được tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn ngày (3-5 ngày) tại Học viện KH,CN&ĐMST về nghiệp vụ quản lý chuyên ngành như: Nghiệp vụ xây dựng thuyết minh nhiệm vụ KH&CN; Nghiệp vụ xử lý văn bản hành chính; Nghiệp vụ tổ chức Hội đồng xét duyệt các nhiệm vụ KH&CN; Nghiệp vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hoá kết quả nghiên cứu đối với nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước…

- Đối với nhân lực mới được tuyển dụng bắt buộc phải tham gia chương trình bồi dưỡng Quản lý nhà nước về KH&CN (chương trình tiền công vụ) với thời gian 02 tuần, được cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản từ chức

năng nhiệm vụ, nghiệp vụ chuyên môn các lĩnh vực do Bộ KH&CN quản lý. Đây là chương trình bồi dưỡng cơ bản cho cán bộ mới nhưng số lượng tuyển dụng mới không nhiều nên khoảng 2 – 3 năm mới triển khai được 01 lớp với khoảng 60 người tham dự.

2.2.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

Đổi mới nội dung, chương trình là khâu rất quan trọng của đổi mới công tác đào tạo. Vì thực tiễn rất sinh động và không ngừng thay đổi nên nội dung, chương trình phải bám sát với thực tế, bắt kịp với những yêu cầu về nghiệp vụ quản lý theo những thay đổi của môi trường quản lý, như thay đổi về chính sách, công nghệ thông tin. Nội dung đào tạo nhân lực quản lý tại Bộ KH&CN do Học viện KH,CN&ĐMST tổ chức bám sát theo các nội dung trong Nghị định 101/2017/NĐ – CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức, viên chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 49 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)