Phân tích thực trạng đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 46 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ

nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo

Việc xác định nhu cầu đào tạo đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo cán bộ, viên chức phù hợp. Kế hoạch đào tạo được Bộ

KH&CN xây dựng bám sát mục tiêu đã định và dựa trên kết quả tổng hợp xác định nhu cầu đào tạo mà các vụ, cục dự kiến. Nói cách khác, bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo được xem là bản dự thảo kế hoạch. Sau đó, Bộ KH&CN tổ chức họp với các bên liên quan (Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Kế hoạch – Tài chính) để xác định lại kế hoạch trước khi làm tờ trình, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt. Bản kế hoạch đào tạo đưa ra những con số chi tiết, cụ thể về số lớp đào tạo; số lượng học viên; thời gian đào tạo và dự trù kinh phí đào tạo.

Căn cứ quy hoạch phát triển nguồn cán bộ, công chức quản lý KH&CN, chỉ thị của Ban Cán sự Đảng Bộ KH&CN về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp và quy chế quy hoạch của Bộ trưởng KH&CN và sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, Vụ Tổ chức cán bộ sẽ chủ động cho các cán bộ, công chức nói chung và cán bộ công chức làm quản lý KH&CN nói riêng và các đơn vị quản lý đăng ký tham gia đào tạo với các danh mục phù hợp. Sau đó tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ để làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo (ngắn hạn, dài hạn) cho cơ quan hàng năm.

Nội dung đào tạo thường ở các mục: Đào tạo lý luận chính trị; đào tạo quản lý hành chính nhà nước; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo ngoại ngữ, tin học; đào tạo kiến thức kỹ năng; đào tạo quy trình nghiệp vụ quản lý,...

Hằng năm Vụ tổ chức cán bộ phối hợp với Học viện KH,CN&ĐMST triển khai kế hoạch đào tạo theo tiến độ đã đặt ra. Trong kế hoạch thể hiện rõ các nội dung về việc cử người đi đào tạo tại các cơ sở hành chính, mở các lớp đào tạo liên kết. Đồng thời có thể theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo.

Bên cạnh đó, Vụ Tổ chức cán bộ cũng thường xuyên 1 năm 1 lần phát các phiếu điều tra chọn mẫu về nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức quản lý đến toàn thể cán bộ, công chức của Bộ KH&CN. Thông qua kết quả điều tra, kết hợp với phương thức xác định nhu cầu đào tạo truyền thống đã góp phần

giúp Bộ KH&CN có được góc nhìn khách quan, sát với nhu cầu thực tế của cả cá nhân và tổ chức, đồng thời qua đó thể hiểu được đặc điểm từng đối tượng đào tạo và chất lượng các lớp đào tạo. Đây sẽ là căn cứ để hoàn thiện kế hoạch đào tạo cho các năm tiếp theo.

Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo của nhân lực quản lý KH&CN

Bảng 2.2. Nhu cầu đào tạo tại Bộ Khoa học và công nghệ

STT Nội dung đào tạo Tổng

số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Lý luận chính trị - Cao cấp 138 53 28 16 41 - Trung cấp 96 33 25 21 17 2. Quản lý nhà nước

- Chuyên viên cao cấp 54 15 12 15 12

- Chuyên viên chính 171 67 17 40 47

- Chuyên viên 173 89 29 32 23

3. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

- Cấp Vụ và tương đương 80 6 11 23 40

- Cấp phòng và tương

đương 356 66 68 51 171

4. Bồi dưỡng kiến thức

chuyên ngành 910 185 207 246 272

5. Bồi dưỡng theo vị trí việc

làm 223 50 78 52 43 6. Tin học 297 55 84 87 71 7. Ngoại ngữ 522 156 96 78 192 8. Kiến thức quốc phòng và an ninh 145 20 12 32 81 9. Đào tạo khác 820 165 238 241 176 Tổng số 4113 995 927 964 1227 (Nguồn: Vụ TCCB)

Từ bảng số liệu ta có thể thấy, nhu cầu đào tạo của CBCC Bộ KH&CN rất đa dạng từ lý luận chính trị, ngạch công chức hành chính, chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, tin học, ngoại ngữ đến sau đại

học...Nhu cầu đào tạo năm 2016 là 995 lượt người đến năm 2019 là 1227 lượt người tăng 12.5% so với năm 2016.

Nhu cầu học tập của mỗi cán bộ đều tăng lên theo quy định hiện hành đối với CBCC để nâng cao trình độ, kỹ năng của mình. Chính vì vậy, người lao động luôn có nhu cầu đào tạo, mặc dù công việc đã ổn định.

Thực tế việc xác định nhu cầu đào tạo của Bộ KH&CN chỉ được tiến hành theo từng năm chứ chưa dựa vào kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn. Vụ TCCB chịu trách nhiệm chính trong việc xác định nhu cầu đào tạo cho Bộ KH&CN dựa trên thực tế các đơn vị cục, vụ cung cấp.

Bộ KH&CN chưa sử dụng các phương pháp khoa học để tìm hiểu và xác định nhu cầu đào tạo. Việc xác định nhu cầu đào tạo chưa dự vào kết quả phân tích cán bộ, phân tích công việc và phân tích tổ chức. Do đó số lượng đào tạo của Bộ KH&CN trong thời gian qua có tổ chức được nhiều khóa đào tạo nhưng chưa sát, chưa đúng với yêu cầu công việc.

* Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo là bước quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, đối tượng điều tra đánh giá như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá của đối tượng điều tra về xác định nhu cầu đào tạo Xác định nhu cầu đào tạo Cán bộ

lãnh đạo

Công chức

chuyên môn GTTB

Việc xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện đầy đủ, chính xác

4,22 3,98 4,02

Quy trình xác định nhu cầu đào tạo đơn giản, rõ ràng

3,17 3,28 3,26

Nhu cầu đào tạo được phân tích cụ thể ở cấp độ tổ chức, công việc, cá nhân

2,01 2,78 2,75

Kết quả xác định nhu cầu đào tạo có tính hợp lý cao

4,17 4,28 4,26

Về tiêu chí ”Xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện đầy đủ, chính xác” dược đánh giá tốt với điểm trung bình là 4,02 và không có sự khác biệt giữa ý kiến chuyên gia được điều tra.

Về tiêu chí ” quy trình xác định nhu cầu đào tạo đơn giản, rõ ràng” được đánh giá bình thường với điểm bình quân là 3,26. Trên thực tế, quy trình xác định nhu cầu đào tạo chưa được xây dựng rõ ràng.

Về tiêu chí ”Nhu cầu đào tạo được phân tích cụ thể ở cấp độ tổ chức, công việc và cá nhân” được đánh giá thấp với 2,75 điểm. Hiện tại, Bộ KH&CN chưa thực hiện kỹ thuật phân tích công việc theo ba cấp độ mà chủ yếu xác định nhu cầu đào tạo theo quy hoạch và tiêu chuẩn CBCC.

Kế hoạch đào tạo được xây dựng dựa trên bảng tổng hợp nhu cầu của các đơn vị. Vào cuối năm, Bộ KH&CN sẽ căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị, Vụ TCCB tổng hợp nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch sơ lược báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính phê duyệt kinh phí từ đó Bộ KH&CN mới phê duyệt kế hoạch và giao cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Kế hoạch đào tạo và kết quả phê duyệt kế hoạch được thể hiện qua bảng 2.4 sau đây:

Từ bảng số liệu 2.4 so sánh với bảng nhu cầu đào tạo, ta thấy nhu cầu đào tạo được Bộ KH&CN tổng hợp có số lượng hơn so với số lượng người cần đào tạo so với kế hoạch. Mặc dù nhu cầu đào tạo là có nhưng Bộ KH&CN vẫn phải cân nhắc giữa nhu cầu và yêu cầu nhiệm vụ trong năm và nguồn kinh phí được cập để xây dựng kế hoạch đào tạo.

Năm 2016, nhu cầu đào tạo là 995 lượt người như chỉ được phê duyệt 703 lượt người đạt tỷ lệ 70,65%. Nhưng đến năm 2019, tỷ lệ này đã được tăng lên 86,3 %. Bộ KH&CN đã tập trung nguồn lực và tạo điều kiện cho đội ngũ CBCC quản lý tham gia các khóa học theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và ngạch công chức đồng thời cũng tạo cơ hội cho cán bộ nâng cao trình độ phục vụ cho nhiệm vụ chuyển môn của mình.

Bảng 2.4. Kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức quản lý khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016 – 2019

đã được phê duyệt

(Đơn vị tình: Người)

STT Nội dung đào tạo Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Lý luận chính trị - Cao cấp 11 18 32 52 - Trung cấp 9 8 12 6 2. Quản lý nhà nước

- Chuyên viên cao cấp 15 12 15 12

- Chuyên viên chính 67 17 40 47

- Chuyên viên 89 29 32 23

3. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

- Cấp Vụ và tương đương 6 11 23 40

- Cấp phòng và tương đương 66 68 51 171 4. Bồi dưỡng kiến thức chuyên

ngành 185 207 246 272

5. Bồi dưỡng theo vị trí việc làm 50 78 52 43

6. Tin học 46 68 75 71 7. Ngoại ngữ 20 20 40 50 8. Kiến thức quốc phòng và an ninh 20 12 32 81 9. Đạo tạo khác 100 120 150 150 Tổng số 703 690 830 1059 (Nguồn: Vụ TCCB, Bộ KH&CN)

Mặc dù đã có quy trình quản lý và tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng của Bộ KH&CN nhưng trên thực tế quá trình lập kế hoạch đào tạo chưa có hướng dẫn rõ ràng để cán bộ quản lý tham gia vào các giai đoạn đào tạo: xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng các tài liệu đào tạo và đánh giá, tổ chức đánh giá tình phù hợp của khóa đào tạo được tổ chức. Chính vì vậy nội dung của kế hoạch chỉ để tập trung vào số lượng lượt người tham gia đào tạo còn các nội dung khác còn khá sơ sài.

* Đánh giá đối tượng điều tra về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo được xây dựng tốt mới có thể tổ chức được hoạt động đào tạo hiệu quả và được thể hiện như sau:

Bảng 2.5: Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo

Xây dựng kế hoạch đào tạo Cán bộ lãnh đạo

Công chức

chuyên môn GTTB

Kế hoạch đào tạo có tính cụ thể, thiết thực giúp nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ.

4,28 4,1 4,13

Quy trình xây dựng kế hoạch dễ thực hiện, được quy định rõ ràng

3,44 3,18 3,23

Mục tiêu trong kế hoạch khả thi, có thời hạn và đo lường được

3,17 3,38 3,34

Nội dung kế hoạch khả thi, có thời hạn 4,28 4,02 4,07 Phương pháp, cách thức tiến hành đào

tạo hiệu quả, thuận lợi

4,44 3,56 3,72

Kinh phí đào tạo được phân bổ phù hợp cho từng khóa học

4,11 4,97 4,08

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Về tiêu chí ”Kế hoạch đào tạo có tính cụ thể, thiết thực giúp nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ” được đánh giá bình thường với điểm bình quân là 4,13. Như vậy, kế hoạch đào tạo dã được lập một cách cụ thể, giúp nâng cao trình độ, kỹ năng cho CBCC quản lý KH&CN.

Về tiêu chí ”Quy trình xây dựng kế hoạch dễ thực hiện, được quy định rõ ràng” được đánh giá với 3,23 điểm. Trên thực tế quy trình xây dựng kế hoạch phải trải qua nhiều bước, căn cứ nhu cầu đăng ký ban đầu rồi xây dựng kế hoạch, lãnh đạo phê duyệt, cân đối kinh phí, điều chỉnh kế hoạch ... có những bước không dễ thực hiện và mất nhiều thời gian xây dựng.

Về tiêu chí ”Mục tiêu trong kế hoạch khả thi, có thời hạn” được đánh giá bình thường với 3,23 điểm và không có sự khác biệt với chuyên gia. Trên

thực tế, kế hoạch tổng thể đã tổng hợp số lượng lớp và thời gian dự kiến có thể triển khai.

Về tiêu chí ”Nội dung kế hoạch đào tạo đầy đủ, phù hợp với từng loại đối tượng” được đánh giá tốt với 4,07 điểm như vậy kế hoạch phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Về ”Phương pháp, cách thức tiến hành đào tạo, hiệu quả” được đánh giá bình thường với 3,72 điểm. Trên thực tế các lớp học của Học viện KH,CN &ĐMST mang tính lý thuyết là chính còn thực hành chưa được chú trọng và học viên phải tự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Về ”Kinh phí đào tạo” được đánh giá tốt, học viên không phải trả bất cứ loại học phí nào, tuy nhiên kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng còn quá ít, không thể mời được các chuyên gia giỏi về truyền đạt kiến thức cho CBCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)