Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 57 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

Đổi mới nội dung, chương trình là khâu rất quan trọng của đổi mới công tác đào tạo. Vì thực tiễn rất sinh động và không ngừng thay đổi nên nội dung, chương trình phải bám sát với thực tế, bắt kịp với những yêu cầu về nghiệp vụ quản lý theo những thay đổi của môi trường quản lý, như thay đổi về chính sách, công nghệ thông tin. Nội dung đào tạo nhân lực quản lý tại Bộ KH&CN do Học viện KH,CN&ĐMST tổ chức bám sát theo các nội dung trong Nghị định 101/2017/NĐ – CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức, viên chức.

Nội dung, chương trình của công tác đào tạo tại Bộ KH&CN cần đảm bảo được một số yếu tố sau:

- Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành chính về quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm bảo đảm tính thống nhất trong giải quyết các thủ tục hành chính từ Trung ương đến địa phương, phù hợp với yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

- Nội dung cần bao quát kiến thức cơ bản nhằm trang bị cho cán bộ, công chức quản lý của Bộ KH&CN phương pháp khoa học, nâng cao năng lực tư duy lý luận, tổng kết thực tiễn, khả năng ứng dụng lý luận một cách sáng tạo, hiệu quả vào các nội dung quản lý hoạt động KH&CN. Kiến thức cơ bản phải cung cấp cho học viên kỹ năng thực hành, phương pháp nghiên cứu, phương pháp phát hiện, xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn nhanh, kịp thời, hiệu quả. Tiến tới xây dựng các chương trình đào tạo theo nhu cầu công việc, trong đó xác định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khoá học hoặc cán bộ, công chức quản lý được lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp, thiết thực với nhu cầu công việc, từ đó có động lực và thái

độ học tập tích cực, nghiêm túc. Riêng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cần chú trọng xây dựng nội dung kiến thức đi sâu về kỹ năng, nghệ thuật lãnh đạo.

- Mỗi chương trình đào tạo được xây dựng chi tiết, cụ thể theo từng hoạt động nghiệp vụ quản lý ngành. Quá trình xây dựng chương trình, thiết kế nội dung có sự tham gia tích cực của cán bộ/ chuyên gia có kinh nghiệm tại từng chức năng. Bên cạnh đó, xây dựng các bài tập tình huống mang tính chất mô phỏng (sử dụng các tình huống có thật và thay đổi thông tin định danh, một số thông tin phụ không cần thiết) để học viên dễ hình dung, dễ làm quen với các tình huống nghiệp vụ.

- Ngoài ra, nội dung đào tạo phải bảo đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, quy định theo tiêu chuẩn cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức các ngạch hành chính, kiến thức văn hoá công sở, trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, công chức và tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; mỗi chức danh, mỗi vị trí việc làm được bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận, các chương trình cụ thể như: kỹ năng dành cho cán bộ, công chức, lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm các chức năng quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin;... Quan tâm đào tạo cho đội ngũ nhân lực quản lý những kiến thức về lý luận chính trị, về lãnh đạo, quản lý, những kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc được giao. Đây là điều kiện quan trọng, mang tính quyết định đến khả năng phân tích, luận giải những vấn đề thực tiễn từ những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.

Nội dung cụ thể của chương trình đào tạo, bồi dưỡng được Học viện KH,CN&ĐMST và các cơ sở đào tạo trong Bộ KH&CN xác định bao gồm các nội dung:

Bảng 2.6: Nội dung đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

TT Tên cơ sở đào

tạo, bồi dưỡng Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

1. Học viện

KH,CN&ĐMST

- Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - Đào tạo tiến sĩ quản lý KH&CN - Đào tạo thạc sĩ quản lý KH&CN

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo KH&CN - Bồi dưỡng chuyên viên chính

- Bồi dưỡng chuyên viên

- Bồi dưỡng quản lý, lãnh đạo cấp phòng - Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KH&CN - Bồi dưỡng viên chức ngành KH&CN - Tin học

- Ngoại ngữ

- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành quản lý KH&CN - ...

2. Trung tâm Đào tạo hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam)

Đào tạo các nội dung liên quan đến năng lượng nguyên tử và hạt nhân

- Đào tạo tiến sĩ Vật lý nguyên tử và hạt nhân; Vật lý lý thuyết và vật lý toán; Hóa vô cơ; Hóa phân tích

- Đào tạo về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân ....

3 Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và hỗ trợ, tư vấn (thuộc Cục Sở hữu trí tuệ)

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về sở hữu trí tuệ:

- Nghiệp vụ quản lý SHTT

- Nghiệp vụ tra cứu, thẩm định đơn sáng chế - Nghiệp vụ thẩm định nhãn hiệu

- Nghiệp vụ tranh chấp, bảo hộ quyền SHTT ....

4. Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiêu chuẩn, ISO - Đào tạo kỹ thuật và kiểm tra hàng hóa

- Đào tạo chất lượng hàng háo theo quy định

Bồi dưỡng các nghiệp vụ chuyên sâu về tiêu chuẩn đo lường chất lượng ...

5. Các cơ sở đào tạo khác

Đào tạo, bồi dưỡng các nội dung do đơn vị quản lý - Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thông tin, thống kê

- Đào tạo, bồi dưỡng phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN

- ....

Như vậy theo bảng nội dung đào tạo trên thì việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN chủ yếu được giao cho Học viện KH,CN&ĐMST thực hiện để đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngạch công chức, còn các cơ sở đào tạo khác tập trung đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ trong hệ thống.

- Đào tạo lý luận chính trị

Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC, Bộ KH&CN cũng tạo điều kiện, cử cho CBCC tham gia các khóa đào tạo về cao cấp lý luận chính trị, trung cấp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Năm 2016, Bộ KH&CN chỉ cử được 11 cán bộ tham gia Đào tạo Lý luận chính trị cao cấp nhưng đến năm 2019 số lượng ngày đã tăng lên 52 người. Bộ KH&CN đã tập trung đào tạo cho nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý, còn đối tượng cán bộ khác chưa được quan tâm đào tạo trung cấp lý luận chính trị, năm 2016 chỉ có 6 người được đào tạo, còn đến năm 2019 cũng chỉ có 14 người được đào tạo.

- Đào tạo công chức hành chính

Ngạch công chức hành chính bao gồm các nội dung đào tạo về chuyên viên cao cấp (do Học viện Hành chính Quốc gia đào tạo), chuyên viên chính và chuyên viên (do Học viện KH,CN&ĐMST đào tạo)

Trong giai đoạn 2016 – 2019, Học viện KH,CN&ĐMST đã đào tạo, bồi dưỡng được 103 chuyên viên chính và 113 chuyên viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức. Đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào đối tượng thi nâng ngạch và mới được tuyển dụng, bổ nhiệm. Như vậy mặc dù có nhu cầu đào tạo về ngạch công chức hành chính nhưng Bộ KH&CN chưa tạo điều kiện để toàn bộ CBCC quản lý tham gia đào tạo để họ nắm rõ các quy đinh hành chính phục vụ cho nhu cầu công việc.

- Đào tạo kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý

Cán bộ quản lý cấp Cục, Vụ được tập trung gửi đi đào tạo lănh đạo, quản lý cấp Vụ tại Học viện Hành chính Quốc gia. Năm 2016, Bộ KH&CN mới cử

được 02 cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, Cục tham gia nhưng đến năm 2019 số lượng này đã được tăng lên 40 người. Đối với chương trình lãnh đạo, quản lý cấp phòng, Bộ KH&CN giao cho Học viện KH,CN&ĐMST tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu của công chức trước khi bổ nhiệm. Năm 2016 đào tạo được 52 người, năm 2019 đã đào tạo được 147 người tham gia.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành

Cán bộ công chức ngành KH&CN khi bước vào ngành bắt buộc phải tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý KH&CN (tiền công vụ) và tham gia các lớp bồi dưỡng theo vị trí việc làm. Đây là nội dung đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kế hoạch đào tạo nhân lực quản lý KH&CN.

+ Đạo tạo chuyên môn nghiệp quản lý KH&CN

Do tính chất đặc thù công việc của các vụ, cục theo chức năng quản lý khác nhau nên hằng năm cán bộ, công chức quản lý KH&CN được tham gia các khóa học chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Các nội dung đào tạo thường liên quan đến nghiệp vụ quản lý xây dựng, quản lý các nhiệm vụ KH&CN, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiệp vụ thanh tra KH&CN, nghiệp vụ xây dựng và xử lý văn bản hành chính, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ và nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Tuỳ vào yêu cầu công việc mà cán bộ công chức được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của Học viện KH,CN&ĐMST tổ chức. Năm 2016, đào tạo cho 124 (21,1%) lượt người, năm 2017 là 152 (25,85%) lượt người, năm 2018 là 147 (25%) lượt người và năm 2019 là 165 (28,1%) lượt cán bộ tham gia bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành quản lý KH&CN. Kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ quản lý KH&CN rất đang dạng trên nhiều lĩnh vực và là yêu cầu cấp thiết phục vụ thực hiện nhiệm vụ và nâng cao năng lực CBCC ngành KH&CN. Vì vậy, chủ trương ưu tiên đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý KH&CN là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, nội dung kiến thức đào tạo còn dàn trải ở nhiều nội dung, chưa tập trung chuyên sâu

vào các kiến thức có liên quan cần thiết trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ chưa sát với thực tế nên một số nội dung học còn mang tính hình thức.

+ Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm

Năm 2016, Bộ KH&CN đã quan tâm đến việc xây dụng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm theo yêu cầu của Bộ Nội vụ, đã từng bước triển khai từ năm 2016 - 2019 có 159 lượt người tham dự cung cấp nội dung, yêu cầu của từng vị trí việc làm. Tuy nhiên hoạt động đào tạo này vẫn chưa được đầu tư thích đáng cho việc xác định chính xác vị trí việc việc làm của từng CBCC thuộc các đơn vị nên chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn mang tính chất chung chung, chưa thật sự thiết thực giúp ích cho CBCC thực hiện được công việc theo vị trí được giao.

- Đào tạo tin học, ngoại ngữ

Về ngoại ngữ, năm 2016 Học viện KH,CN&ĐMST đã phối hợp với các cơ sở đạo tạo ngoại ngữ chuyên ngành tổ chức 01 lớp tiếng Anh chuyên ngành KH&CN cho 20 cán bộ công chức quản lý KH&CN, qua các năm số lượng được tăng lên gấp đôi. Nội dung đào tạo này được CBCC hướng ứng tham gia và có nhu cầu rất lớn tuy nhiên nguồn kinh phí cho đào tạo nội dung này còn hạn chế nên mỗi năm chỉ tổ chức được 1 – 2 lớp tiếng anh chuyên ngành.

Về tin học, Bộ KH&CN đã quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ tin học cho cán bộ công chức ngành CNTT là chủ yếu phục vụ cho việc tiến tới sử dụng công nghệ số và cổng thông tin quốc gia.

Như vậy có thể thấy rõ, nội dung của chương trình đào tạo của Bộ KH&CN rất phong phú, đa dạng nhưng vẫn bám sát yêu cầu thiết thực của nhân lực quản lý trong ngành.

Lựa chọn phương pháp đào tạo

Bên cạnh nội dung chương trình thì hình thức và phương pháp đào tạo cũng có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, cần đổi mới các hình thức và phương pháp đào tạo theo hướng hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng của cán bộ, thay đổi, kết hợp các

phương pháp giảng dạy hiện đại (như phương pháp thảo luận, làm việc nhóm, tình huống giả định, đóng vai, trực quan, kích thích tư duy…). Khuyến khích học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế tại các đơn vị nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp, địa phương với thời gian thích hợp để điều tra, nghiên cứu thực sự một số tình huống nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề và đề xuất những biện pháp xử lý những vấn đề đang nổi cộm, bức xúc hiện nay.

Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo các phương pháp:

Phương pháp đào tạo tại chỗ: Khi nhân lực quản lý được tuyển dụng vào làm việc sẽ được lãnh đạo đơn vị phân công cán bộ, công chức quản lý lâu năm, có kinh nghiệm, có chuyên môn nghiệp vụ tốt để hướng dẫn các cán bộ, công chức mới được tuyển dụng vào làm việc. Việc này nhằm giúp cán bộ, công chức mới được tuyển dụng có thể nắm vững các quy định của Luật Cán bộ, cán bộ, công chức về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, những việc không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội dung quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng. Ngoài ra còn giúp họ trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng. Thực hành giải quyết các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

 Phương pháp hội nghị - thảo luận, tập huấn: Trong năm, dựa vào nguồn kinh phí đào tạo, Bộ KH&CN giao cho Học viện KH,CN&ĐMST sẽ kết hợp với các cục, các vụ chuyên môn để tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về các văn bản pháp luật mới ban hành, các kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành cho các cán bộ, công chức.

Luân chuyển và thuyên chuyển trong công việc: Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nắm bắt được nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong công việc, và ngăn ngừa tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng có thể xảy ra ở những vị trí nhạy cảm, Bộ KH&CN cũng quan tâm đến công tác thuyên chuyển và luân chuyển trong công việc.

Tuy nhiên việc luân chuyển vị trí cũng có tính 2 mặt, đối với nhân lực xây dựng chính sách cần có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, nắm vững đường lối, chủ trương chính sách phát triển của Đảng, nếu luân chuyển sang vị trí khác sẽ mất đi tính ưu việt, kinh nghiệm lâu năm của nhân lực quản lý. Bộ KH&CN cũng rất cân nhắc áp dụng phương pháp này.

 Cử đi học tại các trường chính quy bằng các nguồn Ngân sách: nhân lực quản lý được tham gia các chương trình đào tạo về chuyên môn là các chương trình đào tạo sau đại học về các chuyên ngành phục vụ cho công tác hiện tại; về chính trị là các khóa học về đào tạo cao cấp và trung cấp chính trị nhằm hoàn thiện tư duy chính trị để hiểu rõ và thực hiện tốt các đường lối chủ trương của Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)