Hoàn thiện việc lựa chọn đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 90 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Hoàn thiện việc lựa chọn đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN chủ yếu là đội ngũ giảng viên biên chế tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó một phần giảng viên là cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực quản lý KH&CN. Về cơ bản giảng viên đều có năng lực chuyên môn và khả năng sư phạm. Tuy nhiên, vì lĩnh vực quản lý KH&CN có nhiều thay đổi về chế độ chính sách và luôn cải cách về công nghệ nên việc nâng cao chất

lượng giảng viên là điều hết sức cần thiết. Nâng cao chất lượng giảng viên bằng những con đường sau:

+ Thực hiện tiêu chuẩn hóa giảng viên. Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải đạt chuẩn quy định trong các quy chế giảng viên, quy chế đào tạo theo ngạch bậc giảng viên, bao gồm tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tế. Tiêu chuẩn hóa giảng viên bằng việc xây dựng những quy định cụ thể đối với đội ngũ giảng viên

+ Nâng cao tri thức khoa học và trình độ hiểu biết nghiệp vụ công tác về các lĩnh vực được giảng dạy trong các cơ sở đào tạo viên chức.

+ Giảng viên phải luôn được đi bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ giảng dạy, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương pháp giảng dạy hiện đại trao đổi rút kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ, được đầu tư, hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giảng viên, để thực hiện chuẩn hóa đội ngũ này theo những yêu cầu cụ thể nhất định.

+ Xây dựng quy định về tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giảng viên, có kế hoạch xây dựng giảng viên giỏi đứng đầu của các môn học, có kế hoạch biện pháp cụ thể để giảng viên tự học tập, giúp đỡ lẫn nhau nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng và sự phát triển của Học viện KH,CN&ĐMST. Theo đó, việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên Học viện KH,CN&ĐMST là biện pháp cần ưu tiên hàng đầu.

- Về phía Học viện cần quan tâm, có kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, của ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện

phẩm chất đạo đức, lối sống, làm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nhận thức sâu sắc hơn Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của Học viện thực hiện tốt các mặt công tác. Thường xuyên nhắc nhở, động viên cán bộ, giảng viên phải tích cực học tập, nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ. Có chế độ bắt buộc các giảng viên trong việc tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

- Hàng năm tiến hành rà soát kế hoạch để cử đi đào tạo, hội thảo, tập huấn ở trong nước và nước ngoài những cán bộ, giảng viên có triển vọng trong giảng dạy và nghiên cứu.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giảng viên đi thực tế tại các phương, tham gia giải quyết các vấn đề thiết thực, bức xúc, hữu ích ở địa phương để có kinh nghiệm thực tiễn vận dụng vào công tác giảng dạy.

- Tổ chức những lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực, phương pháp nghiên cứu khoa học cho giảng viên, cán bộ quản lý trẻ.

- Xây dựng chiến lược về phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu với cơ cấu hợp lý về trình độ, chuyên môn và tính chất đảm nhận nhiệm vụ, một đội ngũ giảng viên vừa có trình độ lý luận, vừa có kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Đưa ra các chính sách cụ thể đào tạo, thu hút đội ngũ giảng viên trên cơ sở số lượng, chất lượng hiện có. Đồng thời phải xây dựng một đội ngũ giảng viên kiêm chức đông đảo có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

- Tăng số lượng đội ngũ cán bộ và giảng viên cơ hữu Học viện, trong đó chú trọng phát triển mạng lưới cộng tác viên. Chủ động tìm kiếm sự hợp tác, phối hợp với đội ngũ giảng viên của các trường đại học, các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước cũng như đội ngũ các nhà quản lý thuộc các cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao mức độ chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ quản lý của Học viện theo các mảng công việc cụ thể theo hình thức xây dựng cơ chế phân công, phân cấp và giao trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, phòng ban.

3.2.4.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo trình, tài liệu, các chuyên

đề bài giảng theo hướng đào tạo, bồi dưỡng các vấn đề thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhân lực quản lý khoa học và công nghệ

Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN phải được nghiên cứu xây dựng theo từng chức danh, từng vị trí việc làm và đối tượng cán bộ để từ đó có những giáo trình, tài liệu, các chuyên đề bài giảng bồi dưỡng khác nhau. Việc xây dựng nội dung giáo trình, tài liệu, các chuyên đề bài giảng bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN của Học viện KH,CN&ĐMST về cơ bản chất lượng biên soạn ngày càng được nâng cao, đã đáp ứng yêu cầu công việc dạy và học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại hạn chế như còn nhiều tài liệu chậm tiến độ biên soạn, chỉnh lý, một số chuyên đề bài giảng còn sơ sài, hệ thống tài liệu tham khảo chưa phong phú, đa dạng, chất lượng còn hạn chế…

Để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo trình, tài liệu, các chuyên đề bài giảng theo hướng bồi dưỡng những vấn đề thiết yếu, Học viện và đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cần quan tâm thực hiện những nội dung cơ bản sau:

- Quan tâm giáo dục nâng cao nhận thức, đầu tư đào tạo năng lực viết giáo trình cho đội ngũ giảng viên. Xác định rõ giáo trình, tài liệu là công cụ, phương tiện, nguyên liệu của quá trình bồi dưỡng, thể hiện chất lượng, uy tín của Học viện, cũng như cá nhân người giảng viên.

- Rà soát, bổ sung, cập nhật, chỉnh lý và làm phong phú hệ thống giáo trình, tài liệu và các chuyên đề bài giảng nhằm đáp ứng được:

+ Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực quản lý KH&CN, phù hợp với trình độ, sự tiếp thu của học viên, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ

chuyên môn, gắn liền với từng chức danh, vị trí việc làm và yêu cầu công việc của công chức quản lý KH&CN.

+ Đáp ứng được những yêu cầu từ thực tiễn quản lý KH&CN hiện nay, trước hết là trang bị những những kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực cho từng vị trí việc làm, chức danh cán bộ quản lý, đáp ứng quá trình thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra của ngành KH&CN.

+ Phải hướng tới việc đáp ứng quá trình thay đổi phong cách dạy và phong cách học, phù hợp với yêu cầu giao lưu và hợp tác quốc tế trong giai đoạn hiện nay để phát huy tiềm lực công chức quản lý KH&CN.

+ Đáp ứng được các yêu cầu của việc áp dụng các phương pháp giảng dạy và học tập tích cực nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của học viên thông qua việc tích cực tham gia của họ trong mỗi bài giảng, nhờ vậy, học viên tự nâng cao được trình độ lý luận và trau dồi được kỹ năng thực hành và phương pháp tư duy.

- Cần huy động đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết và có điều kiện tham gia biên soạn, để giáo trình, tài liệu và các chuyên đề bài giảng đảm bảo tính thực tiễn, tính cập nhật.

3.2.4.2. Cải tiến công nghệ trong công tác đào tạo

Công nghệ trong công tác đào tạo là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả của hoạt động của công tác đào tạo. Như đã trình bày ở trên, thực trạng hiện đại hóa trong công tác đào tạo của Bộ KH&CN còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất còn thiếu, nhiều khi chưa đáp ứng được nhu cầu của khóa đào tạo. Do đó, Bộ KH&CN cần quan tâm, cải thiện công nghệ để đáp ứng được nhu cầu của khóa đào tạo.

- Về cơ sở vật chất:

+ Sớm xây dựng các tiêu chí về tiêu chuẩn đối với phòng học, cơ sở đào tạo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và đối tượng học viên là công chức, viên chức. Tránh tình trạng đầu tư xây dựng lớp học, cơ sở đào tạo chắp vá, thiếu

đồng bộ không khoa học. Việc đầu tư cho các cơ sở đào tạo cán bộ, viên chức phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và mang tính ổn định lâu dài.

+ Bộ KH&CN cần tìm kiếm nguồn lực để cải tạo, xây mới cơ sở đạo tạo, bồi dưỡng sao đáp ứng tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời là cơ sở để đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập, đổi mới phương thức đào tạo cán bộ, viên chức. Về các phần mềm ứng dụng trong đào tạo, bồi dưỡng: Cần được ứng dụng triệt các phần mềm hỗ trợ để có được những phương pháp giảng dạy tiên tiến, tránh cho học viên cách học thụ động chỉ qua tài liệu giáo trình.

- Về năng lực và trình độ quản lý, tổ chức các khóa đào tạo: Đội ngũ làm công tác tổ chức các khóa đào tạo cần được đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về nhân lực, kỹ năng tổ chức sự kiện nhờ đó trở thành những nhà tổ chức công tác đào tạo chuyên nghiệp góp phần không nhỏ vào thành công của hoạt động đào tạo cán bộ, viên chức.

3.2.4.3. Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nhân lực quản lý khoa

học và công nghệ

Hiệu quả của công tác đào tạo nhân lực quản lý phụ thuộc vào nhận thức, ý thức của học viên. Một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức xác định động cơ tham gia các khóa đào tạo là để trả nợ những thiếu hụt về bằng cấp, chứng chỉ, hoặc để đủ điều kiện vào nguồn quy hoạch. Cần phải cho họ thấy được vai trò của công tác đào tạo, không chỉ với tổ chức, và với mỗi cá nhân. Để họ nhận thức được, chỉ qua đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên, cán bộ quản lý mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc ngày một gia tăng của ngành KH&CN và tham gia vào các khóa đào tạo làm cho họ thêm hiểu, thêm yêu và thêm gắn bó với công việc. Bên cạnh đó, nhằm tạo động lực tham gia các khóa đào tạo của cán bộ, nhân lực quản lý thì việc bố trí sử dụng nhân lực phải gắn liền với kết quả đào tạo của mỗi công chức, viên chức. Và phải xem hoạt động đào tạo là con đường để cán bộ quản lý thực hiện lộ trình công danh.

Đối với nhà quản lý, cần nhận thức đúng đắn vai trò của đào tạo vì chỉ có đào tạo mới đem lại cho tổ chức nguồn nhân lực tinh nhuệ, có thể đáp ứng được sự cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)