Dự trù chi phí đào tạo, lựa chọn giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Dự trù chi phí đào tạo, lựa chọn giảng viên

Khi tổ chức bất kì khóa đào tạo nào, đều phải dự trù được chi phí cho khóa đào tạo đó, theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của Ngành, lĩnh vực thực hiện, để đảm báo không lãng phí kinh phí đào tạo nhưng vẫn đạt được kết quả tốt.

Đối với đào tạo nhân lực quản lý, việc xác định địa điểm tổ chức và tài chính là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo yêu cầu đào tạo.

Địa điểm học phù hợp giúp cán bộ, công chức giảm được gánh nặng công việc, tập trung, chuyên tâm cho học tập. Đơn vị đào tạo cần lựa chọn thời gian và địa điểm thích hợp cho từng loại đối tượng cán bộ, công chức. Việc tổ chức đào tạo tập trung cần xem xét đến yếu tố thuận lợi về địa điểm. Nhóm những đối tượng có cùng địa điểm hoặc gần về mặt địa lý để tổ chức cùng một khóa đào tạo.

Chuẩn bị tài chính cẩn thận, chính xác cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tổ chức thành công một khóa đào tạo cán bộ, công chức. Nguồn kinh phí đào tạo là yếu tố quyết định đến số lượng cán bộ, công chức được đào tạo. Kinh phí này thường do Nhà nước cấp (chỉ dành cho đào tạo cán bộ, công chức); kinh phí của đơn vị sự nghiệp (đối với đào tạo viên chức); nguồn đóng góp của học viên (nếu các cơ sở đào tạo là những đơn vị sự nghiệp công tự chủ một phần tài chính); nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án. Các nguồn kinh phí này sẽ được dung để đầu tư các nguồn lực cho đào tạo cán bộ, công chức, để kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức được thực hiện có hiệu quả.

-Đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu: Đây là những người làm nghề giảng dạy, trực tiếp giảng dạy cán bộ, công chức. Họ là những giảng viên giảng dạy trong hệ thống các cơ sở đào tạo của cơ quan hành chính. Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu là mục tiêu dài hạn của cơ quan hành chính, đội ngũ

này được coi là lực lượng nòng cốt, quyết định đến chất lượng bồi dưỡng nhân lực quản lý các cấp.

-Đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức: Đội ngũ giảng viên kiêm chức là những người làm nghề quản lý tham gia giảng dạy, đó là những cán bộ, công chức của cơ quan hành chính tham gia giảng dạy cho cán bộ, công chức. Đây là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan tổ chức, vì đội ngũ giảng viên kiêm chức này là những người vừa có kiến thức chuyên môn, vừa có kỹ năng thực tế. Vì vậy kiến thức họ cung cấp cho học viên là vô cùng hữu ích, có khả năng áp dụng cao vào công việc sau khi đào tạo. Do đó, đội ngũ giảng viên này phải được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận từ những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế, nắm được phương pháp sư phạm, khả năng truyền đạt tốt.

Đa số các tổ chức không có đội ngũ giảng viên chuyên trách của mình. Thông qua các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên nghiệp để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng các khóa học bắt buộc. Đội ngũ giảng viên do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đó cung cấp và thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng theo chức danh. Đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng cũng như các tổ chức khác thường không có nhiều cơ hội để lựa chọn giảng viên. Trường hợp những khoá đào tạo, bồi dưỡng mang tính chất riêng của đơn vị, nhà quản lý đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị có thể dựa vào nội dung, mục tiêu khoá học để lựa chọn giảng viên. Giảng viên phụ trách giảng dạy trong khoá đào tạo không chỉ cần có kiến thức, kỹ năng mà còn cần khả năng giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)