Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 98 - 111)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ

nghệ

Giai đoạn 2020-2025, Bộ KH&CN tiếp tục triển khai nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân lực quản lý KH&CN, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chính như: tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật; hoàn thiện bộ máy, nhân lực thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng, chuẩn hóa chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; phát triển các Chương trình, tài liệu mới, cập nhật theo nội dung, hình thức, yêu cầu và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Bộ và của toàn ngành. Cụ thể:

- Về nguồn tài lực: Tăng thêm kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC quản lý KH&CN thông qua các hợp đồng đặt hàng với Học viện để xây dựng, chuẩn hóa chương trình, tài liệu bồi dưỡng; phát triển các chương trình, tài liệu mới, cập nhật theo nội dung, hình thức, yêu cầu và nhu cầu bồi dưỡng công chức quản lý KH&CN.

- Về nguồn nhân lực: Tăng thêm chỉ tiêu biên chế nhằm tăng số lượng

đội ngũ giảng viên cơ hữu và đội ngũ cán bộ quản lý của Học viện; Có chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ phù hợp, đặc biệt là đối với đội ngũ giảng viên của Học viện.

- Về nguồn vật lực: Phê duyệt phương án đầu tư tăng cường cơ sở vật

chất của Học viện, Cụ thể: Nâng cấp hệ thống phòng học, trang bị mới các phương tiện kỹ thuật dạy học như máy chiếu, phương tiện nghe nhìn...phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.

3.2.7. Mở rộng, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng quản lý khoa học và công nghệ

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị trực thuộc Bộ.

- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN.

Có thể nói, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, ban lãnh đạo Bộ KH&CN, sự chủ động, sáng tạo của Học viện KH,CN&ĐMST, của đội ngũ cán bộ giảng viên, việc thực hiện có hiệu quả, chất lượng các giải pháp trên chắc chắn sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN và toàn ngành KH&CN.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận về đào tạo nhân lực quản lý KH&CN, học viên đã phân tích thực trạng đào tạo nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN cùng với mục tiêu, phương hướng đào tạo nhân lực quản lý KH&CN đến năm 2030.

Trong chương 3 này, học viên đã đóng góp được một số giải pháp nhằm đẩy mạng hoạt động đào tạo nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN.

Một số giải pháp được đưa ra như sau:

- Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo;

- Đổi mới chương trình và nội dung đào tạo

- Xây dựng nội dung đào tạo theo vị trí việc làm

- Hoàn thiện việc lựa chọn đội ngũ giảng viên

- Hoàn thiện công tác đánh giá sau đào tạo

- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực quản lý KH&CN và mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ quản lý KH&CN

Trên đây là một số giải pháp mà học viên đưa ra, Bộ KH&CN có thể sử dụng, tham khảo, lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế từng thời kỳ nhằm hoàn thiện hơn nữa đào tạo nhân lực quản lý KH&CN tại Bộ KH&CN.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn "Đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ” đã hoàn thành nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:

- Đã hệ thống hóa được các lý luận liên quan đến đào tạo nhân lực gồm lý luận về nhân lực quản lý KH&CN, về đào tạo nhân lực, nội dung đào tạo cán bộ, công chức quản lý thuộc Bộ KH&CN, các nhân tổ ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực quản lý trong tổ chức, tiêu chí đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng và kinh nghiệm trong công tác đào tạo nhân lực quản lý KH&CN ở một số nước trên thế giới.

- Trên cơ sở đó phân tích thực trạng đào tạo nhân lực quản lý KH&CN tại Bộ KH&CN trong giai đoạn 2016-2019 cụ thể, nhu cầu đào tạo tăng qua các năm. Năm 2019 là 312 lượt người bao gồm các nội dung về lý luận chính trị, ngạch công chức hành chính, đào tạo lãnh đạo, quản lý, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, tin học ngoại ngữ, sau đại học... Bộ KH&CN đã xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo hằng năm. Năm 2019 có 273 lượt người đã được đào tạo ở các nội dung trên và đồng đều các bộ phận đã được tham gia đào tạo với tỷ lệ 93,33%. Công tác tổ chức hoạt động đào tạo đã được thực hiện khá tốt ở các nội dung như hoàn thành 100% kế hoạch đào tạo, đúng tiến độ đào tạo trên 95% và đa số cán bộ quản lý KH&CN tham gia đã góp phần nâng cao kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Bộ KH&CN. Bên cạnh đó vẫn còn các hạn chế đang tồn tại như quy trình xác định nhu cầu, kế hoạch đào tạo phụ thuộc vào kinh phí dành cho đào tạo hạn chế. Mục tiêu đào tạo còn chưa hợp lý với yêu cầu công việc, công tác tổ chức hoạt động đào tạo còn trễ tiến độ và vẫn còn các CBCC quản lý KH&CN chưa thực sự nghiêm túc học tập.

Luận văn cũng đã xác định một số nguyên nhân hạn chế trong quá trình đào tạo nhân lực quản lý tại Bộ KH&CN đó là về sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự sát sao, năng lực của CBCC làm công tác tổ chức cán bộ còn hạn chế, nhận thức của đội ngũ quản lý KH&CN được đi học chưa cao.

- Từ việc phân tích thực trạng, học viên đã đề xuất những giải pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN trong thời gian tới gồm: hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo, hoàn thiện xác định mục tiêu đào tạo, hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, định hướng nội dung kiến thức đào tạo cho từng đối tượng cụ thể, bên cạnh xây dựng chương trình đào tạo theo nội dung còn phải tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo theo khung năng lực, đổi mới phương pháp đào tạo, sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo, tăng cường công tác đánh giá kết quả đào tạo, và nâng cao năng lực cơ sở vật chất, chuyên môn đào tạo, chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo của Bộ KH&CN.

2. Khuyến nghị

Từ nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực quản lý KH&CN tại Bộ KH&CN, học viên có một số kiến nghị sau:

Đối với Chính phủ

-Ban hành các chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút được người có năng lực tốt vào làm việc trong cơ quan quản lý KH&CN.

- Thường xuyên rà soát, thay đổi những chính sách đào tạo không còn phù hợp với thực tiễn. Ban hành kịp thời các quy định cụ thể về chế độ đào tạo, bồi dưỡng, điều kiện đào tạo, bồi dưỡng và hinh thức khen thưởng, xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng.

- Thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan Đảng, Chính phụ và các bộ, ngành cùng ban hành dẫn đến chồng chéo, khó áp dụng và thực hiện.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quyết định 2395/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

Đối với các Bộ ngành Trung ương

động đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức để các đơn vị có cơ sở tổ chức thực hiện.

-Hoàn thiện và ban hành chính sách có định hướng tăng kinh phí đào tạo cho nhân lực quản lý KH&CN tại Bộ KH&CN và các bộ, ngành.

-Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm phê duyệt và cấp phép cho Học viện KH,CN&ĐMST được đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý KH&CN để đáp ứng nhu cầu và phát triển nguồn nhân lực quản lý KH&CN thống nhất.

-Phối hợp tháo gỡ khó khăn để sớm triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Quyết đinh 2395/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả thực hiện của luận văn sẽ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu đào tạo nhân lực quản lý KH&CN thuộc Bộ KH&CN nói riêng và nhân lực KH&CN nói chung, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, kết quả thực hiện của luận văn còn có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng. Cụ thể:

- Đội ngũ nhân lực quản lý KH&CN: có thêm cơ hội và điều kiện để được cung cấp và trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng để có thể hoàn thành tốt công việc của mình tại các vị trí công tác trong lĩnh vực quản lý khoa học và công nghệ.

- Các cơ quan thuộc bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN: chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được phát triển, nâng cao thêm một bước góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý.

- Các cơ quan hoạch định chính sách: có thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn đối với việc xây dựng và ban hành các chính sách trong quản lý; đặc biệt là các chính sách đối với việc sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, cũng như tạo nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực KH&CN.

Tóm lại, công tác đào tạo nhân lực quản lý KH&CN là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ KH&CN. Điều đó cần có sự tích cực, quyết tâm và tự giác của toàn thể cán bộ, công chức

quản lý và giảng viên. Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ quản lý KH&CN vững mạnh toàn diện, góp phần quan trọng khẳng định uy tín và vị thế của ngành KH&CN trong xã hội./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Quyết định số 4009/QĐ-BKHCN về Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2019), Quyết định số 1308/QĐ-BKHCN về

ban hành quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Bộ KH&CN;

3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Quyết định số 809/QĐ-BKHCN Ban hành Chương trình hành động của Bộ KH&CN triển khai thực hiện Chiến

lược phát triển KT-XH 2011 – 2020.

4. Bộ Nội vụ, (2018), Thông tư số 01/2018/TT-BNV hướng dẫn một số điều của Nghị định sô 01/2017/NĐ-CP về đào tạo, bôi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

5. Bộ Nội vụ (2017), Thông tư số 10/2017/TT-BVN quy định đánh giá chất

lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ban

hành khung năm lực ngoại ngữ 6 bậc cho Việt Nam;

7. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT

Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

8. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

9. Chính phủ (2017), Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.

10. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001, Phát triển nguồn nhân lực

giáo dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị, Hà Nội.

12. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2003), Giáo trình Kinh tế lao động,

13. Ngô Thành Can - Bộ Nội vụ (2008), Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 5/2008.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Trung ương II Khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT, KH&CN trong thời kỳ CNH,

HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 20 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Vũ Cao Đàm (2013), Chính sách nào thu hút nhân lực khoa học? Tạp chí Tia sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ, T10/2013

17. Bùi Tiến Dũng (2012 – 2013), Hợp tác đào tạo nâng cao năng lực quản lý KH&CN (KH&CN) cho đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN nguồn của Việt Nam, Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư với Hoa Kỳ

18. Vũ Thuỳ Dương, Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình quản trị nhân lực,

NXB Thống kê, Hà Nội.

19. Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

20. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong

thời kỳ CNH – HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Bùi Tôn Hiến (2015), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn

2016 – 2020 và tầm nhìn 2030, Đề tài cấp Bộ.

22. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Phong (2017), Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, công

chức ở nước ta hiện nay, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (03/ 2017)

24. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức.

25. Quốc hội (2013), Luật Khoa học và Công nghệ số 29/203/QD13.

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025; 27. Thủ tướng Chính phủ (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 1374/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.

28. Phạm Đức Thành (1995), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Đào Thị Ái Thi (2013 – 2015), Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý KH&CN (KH&CN) của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2013- 2014, Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư với CHDCND Lào. 30. Đào Thị Ái Thi (2013), Nghiên cứu xây dựng chương trình khung trong

bồi dưỡng đội ngũ quản lý các nhiệm vụ KH&CN theo vị trí việc làm ở

các bộ, ngành, Đề tài cấp Bộ.

31. Nguyễn Minh Tuấn (2015), Mấy suy nghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ,

công chức hiện nay, Tạp chí Tuyên giáo, Hà Nội.

32. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tài năng

33. Hà Quang Trường (2010), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay, Trung tâm Thông tin, Bộ Nội vụ. 34. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2005), Từ điển Tiếng

Việt, Hà Nội.

35. Nguyễn Như Ý (2011), Đại từ điển, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

36. Erica Smith (2018), Ten years of competency – based training: the experience of accredited training providers in Australia.

37. ITAC Talent, Business Technology Management, National Occupational

Standards (NOS), April 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc bộ khoa học và công nghệ (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)