TT Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%)
1 Chi thanh toán cá nhân 48.772,7 27,6 62.029,0 30,8 60.885,9 29,0 2 Chi về hàng hóa, dịch vụ 126.155,2 71,4 137.494,5 68,3 143.919,7 68,7 3 Các khoản chi khác 1.721,0 1,0 1.879,8 0,9 4.818,6 2,3
Tổng chi thường xuyên 176.648,9 100,0 201.403,3 100,0 209.624,2 100,0
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Qua bảng 3.9 cho thấy chi thường xuyên của bệnh viện tăng qua 3 năm. Năm 2017 chi thường xuyên đạt 176.648,9 triệu đồng, năm 2018 chi thường xuyên đạt 201.403,3 triệu đồng tăng 24.754,4 triệu đồng tăng tương ứng với 14,01% so với năm 2017. Năm 2019 chi thường xuyên đạt 209.624,2 triệu đồng tăng 8.221 triệu đồng tương ứng với 4,08% so với năm 2018. Trong tổng chi thường xuyên bao gồm các mục chi:
- Chi thanh toán cá nhân:
Chi thanh toán cá nhân của bệnh viện trong 3 năm có xu hướng tăng, chiếm tỷ trọng từ 27% đến 30% trong tổng số chi thường xuyên của bệnh viện. Trong 3 năm, bệnh viện có sự thay đổi về nhân sự do thực hiện chính sách tinh giảm biên chế. Năm 2017, với tổng số 691 lao động trong đó có 597 biên chế và 94 lao động hợp đồng trên 1 năm. Năm 2018, với tổng số lao động 684 người trong đó có 630 biên chế và 54 lao động hợp đồng lao động trên 1 năm. Năm 2019 tổng số lao động của bệnh viện giảm xuống còn 662 người trong đó có 630 biên chế và 32 lao động là hợp đồng trên 1 năm. Tuy nhân sự của bệnh viện giảm xuống nhưng chi thanh toán cá nhân trong bệnh viện có xu hướng tăng và ổn định do bệnh viện thực hiện
các biện pháp nâng cao nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh và các dịch vụ thu từ hoạt động dịch vụ và thực hiện chính sách tiết kiệm trong chi tiêu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ viên chức và người lao động trong bệnh viện. Chi thanh toán cá nhân của cán bộ viên chức và người lao động trong bệnh viện được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện:
+ Chi tiền lương, phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp: Mức chi trả tiền lương, phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định của Nhà nước. Hồ sơ thanh toán bao gồm: Bảng chấm công, Bảng chấm trực, phiếu báo tăng giờ: bản gốc, có đủ chữ ký liên quan. Quy trình và thời gian: Các khoa nộp bảng chấm công tháng trước cho Phòng TCCB vào ngày 03 hàng tháng; Phòng TCCB kiểm tra, tổng hợp chuyển về phòng TCKT chậm nhất là ngày 05 hàng tháng; Phòng TCKT kiểm tra, lập bảng lương và chuyển vào Tài khoản cá nhân chậm nhất là ngày 10 hàng tháng. Trường hợp thời gian quy định trùng vào ngày nghỉ cuối tuần/ nghỉ lễ/ nghỉ tết sẽ được tính lùi tương đương số ngày nghỉ trùng.
+ Phụ cấp ưu đãi: Công chức, viên chức đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, thuộc biên chế trả lương theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC.
+ Chi phụ cấp trực: Chi phụ cấp thường trực theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Mức chi: Ngày thường: Thực hiện trực 16/24 giờ, được nghỉ bù 01 ngày. Ngày nghỉ thứ 7, CN: Thực hiện trực 24/24 giờ; được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ người/ phiên trực, được nghỉ bù 01 ngày. Ngày lễ, tết: Thực hiện trực 24/24 giờ, được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ người/ phiên trực, được nghỉ bù 02 ngày.
Hồ sơ thanh toán: Bảng chấm trực (bản gốc, có đủ chữ ký liên quan).
Quy trình và thời gian:Các khoa, phòng nộp bảng chấm trực tháng trước cho Phòng KHTH vào ngày 05 hàng tháng; Phòng KHTH kiểm tra, tổng hợp chuyển về Phòng TCKT trước ngày 10 hàng tháng; Phòng TCKT kiểm tra, lập bảng thanh toán và chuyển vào Tài khoản cá nhân trước ngày 20 hàng tháng.
+ Chi phụ cấp làm thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TT-BNV- BTC và Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH.
Mức chi: Phụ cấp làm thêm giờ (báo giờ): Bằng mức lương tối thiểu theo quy định nhân với hệ số lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm chia cho số giờ làm việc trong tháng (22 ngày), nhân với số giờ làm thêm, nhân với 150% (ngày thường); 200% (ngày thứ 7, chủ nhật); 300% (ngày lễ). Nếu làm thêm giờ vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được trả thêm bằng 30% của tiền lương làm việc vào ban ngày; Phụ cấp làm thêm giờ sau trực (báo giờ sau trực):Bằng mức lương tối thiểu theo quy định nhân với hệ số lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, chia cho số giờ làm việc trong tháng (22 ngày), nhân với số giờ làm thêm, nhân với 100%.
+ Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều kiện áp dụng: Chỉ thanh toán phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật đối với những DVKT có đủ điều kiện phân loại phẫu thuật, thủ thuật và phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Thông tư 50/2014/TT-BYT, được Phòng KHTH xác nhận.
Mức chi: Mức phụ cấp phẫu thuật (đồng/người/phẫu thuật): a) Người mổ chính, người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính: Loại đặc biệt 280.000đ; Loại I: 125.000đ; Loại II: 65.000đ; Loại III: 50.000đ. b) Người phụ mổ, người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê: Loại đặc biệt 200.000đ; Loại I: 90.000đ; Loại II: 50.000đ; Loại III: 30.000đ. c) Người giúp việc cho ca mổ: Loại đặc biệt 120.000đ; Loại I: 70.000đ; Loại II: 30.000đ; Loại III: 15.000đ. Mức phụ cấp thủ thuật: Bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại quy định tại Điều này.
+ Chi tiền thưởng:
Đối tượng áp dụng: Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cả năm được cấp trên quyết định khen nhưng chưa được chi thưởng theo quy định.
Mức chi: Chi thưởng theo quy định của Nhà nước cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cả năm được cấp trên quyết định khen nhưng chưa được chi thưởng. Định mức chi thưởng định kỳ thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước .
+ Chi tiền phép: Chi tiền phép cho CCVCLĐ theo Thông tư số 141/2011/TT- BTC. Đối tượng là CCVCLĐ được Lãnh đạo Bệnh viện đồng ý cấp giấy nghỉ phép năm để thăm vợ/ hoặc chồng; con; cha, mẹ (chồng/ hoặc vợ) bị ốm đau, bị chết.
- Chi về hàng hóa, dịch vụ:
Qua bảng 3.9 ta thấy, chi về hàng hóa dịch vụ trong 3 năm có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi thường xuyên tại bệnh viện. Năm 2017 chi hàng hóa dịch vụ đạt 126.155,2 triệu đồng, năm 2018 chi hàng hóa dịch vụ đạt 137.494,5 triệu đồng, tăng 17.764,5 triệu đồng tăng tương ứng 14,08% so với năm 2017. Năm 2019, chi hàng hóa dịch vụ đạt 143.919,7 triệu đồng tăng 6.425,2 triệu đồng tăng tương ứng 4,67% so với năm 2018. Trong chi hàng hóa, dịch vụ của bệnh viện thì chi phí nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2019 chi cho chi phí nghiệp vụ chuyên môn đạt 121.223,46 triệu đồng. Chi hàng hóa, dịch vụ tăng cho thấy dịch vụ của bệnh viện được sử dụng nhiều. Bệnh viện đã không ngừng đẩy mạnh nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, người bệnh tin tưởng sử dụng dịch vụ của bệnh viện mà không cần chuyển lên tuyến trung ương.
Đối với các khoản chi trong mục chi hàng hóa, dịch vụ của bệnh viện được quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện như:
+ Chi tiền điện, nước: được thực hiện trên nguyên tắc tắc tiết kiệm, hiệu quả theo Quy chế về sử dụng điện, nước trong Bệnh viện. Bệnh viện cũng quy định rõ nếu các phòng, khoa sử dụng điện vào mục đích riêng gây lãng phí như nấu ăn, không tắt các thiết bị khi không sử dụng… Trưởng khoa, phó khoa,Điều dưỡng/KTV/NHS trưởng sẽ bị hạ tối thiểu 01 bậc bình xét thi đua hưởng thu nhập tăng thêm của tháng, cá nhân vi phạm sẽ bị hạ tối thiểu 01 bậc bình xét thi đua hưởng thu nhập tăng thêm của quý. Tuy nhiên, bệnh viện chưa đưa ra được mức khoán sử dụng điện nước đối với các phòng, khoa. Trong thời gian tới bệnh viện cần đưa ra mức khoán để các phòng, khoa sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm điện nước tại bệnh viện.
khoán một số văn phòng phẩm thông thường (Bình quân 01 người hoặc 01 giường bệnh/ tháng ) như sau:
Bảng 3.10. Danh mục khoán văn phòng phẩm/ 01 giường bệnh
ĐVT: đồng
TT Tên hàng ĐVT số
lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
1 Bút bi cái 3 3.000 9.000
2 Bút chì cái 0,1 4.000 400 1 cái/ năm
3 Thước kẻ cái 0,05 6.000 250 1 cái/ 2 năm
5 Ghim kẹp hộp 1 3.000 3.000
6 Giấy vệ sinh cuộn 4 3.400 13.600
7 Hồ dán nước lọ 1 3.000 3.000 1 lọ/ tháng 8 Ghim dập nhỏ hộp 0,1 4.200 420 9 VPP khác: bút xóa, bút đánh dấu, băng dính nhỏ 3.330 Có lượng sử dụng không đáng kể Tổng cộng 30.000
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai + Chi tiền cước phí điện thoại: Bệnh viện thực hiện khoán mức phí sử dụng điện thoại như sau:
- Giám đốc: 500.000 đồng/tháng.
- Phó Giám đốc: 400.000 đồng/người/tháng.
- Trưởng khoa/phòng, phó khoa phụ trách: 300.000 đồng/người/tháng.
- Phó khoa/phòng, điều dưỡng trưởng khoa, tổ trưởng tin học, thường trực Đảng ủy, thường trực công đoàn, tổ trưởng tổ quản lý chất lượng, tổ công tác xã hội: 200.000 đồng/người/tháng.
- Tổ trưởng của phòng: tổ lái xe, tổ điện nước, tổ kế toán BHYT, tổ kinh tế y tế: 100.000 đồng/ người/ tháng.
- Cán bộ điện, nước, lái xe, 01 cán bộ hành chính, 01 cán bộ gọi hàng Phòng Vật tư TTBYT: 50.000 đồng/người/tháng.
hóa, dịch vụ của bệnh viện nên bệnh viện quy định rõ từng mục chi như: Chi thuốc, máu, hoá chất, dịch truyền, vật tư tiêu hao, vật tư y tế (sau đây gọi tắt là thuốc, hóa chất, VTYT) dùng cho chuyên môn: Thanh toán tiền thuốc, hóa chất, VTYT theo thực tế nhập kho, trên cơ sở đảm bảo hồ sơ pháp lý, đúng quy trình và chỉ định chuyên môn. Chỉ nhập thuốc, hóa chất, VTYT theo dự trù đã được Lãnh đạo duyệt; Chi mua dụng cụ y tế: Cấp theo nhu cầu thực tế trên cơ sở dự trù của các khoa, phòng được duyệt. Trường hợp cấp thay thế dụng cụ cũ đã hỏng, yêu cầu có phiếu báo hỏng và có xác nhận kiểm tra của Phòng VTTBYT và Phòng TCKT. Phòng VTTBYT thu hồi dụng cụ y tế cũ trước khi cấp mới. Bệnh viện giao cho Phòng Kế hoạch Tổng hợp theo dõi và kiểm soát tình hình sử dụng ấn chỉ của các khoa, phòng; Lập kế hoạch sử dụng ấn chỉ năm để tổ chức đấu thầu theo quy định không để xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát.
+ Chi phí sửa chữa, mua sắm tài sản: Bệnh viện đã đưa ra hồ sơ, quy trình thực hiện việc mua sắm, sửa chữa tài sản. Quy định rõ Mỗi khoa, phòng đều phải mở sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng và giao trách nhiệm cho từng cá nhân cụ thể; không tự ý nhận thêm, lắp thêm TTB sử dụng vào mục đích thu lợi riêng; điều chuyển tài sản sang khoa/ phòng/ đơn vị khác khi chưa có thủ tục cần thiết và chưa có sự chứng kiến của các phòng chức năng; thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm theo quy định. Trường hợp phát hiện tài sản thừa hoặc thiếu. Trưởng khoa, phó khoa,sẽ bị hạ 1 bậc bình xét thi đua hưởng thu nhập tăng thêm của tháng và người trực tiếp quản lý sử dụng tài sản, cán bộ kiểm kê, kiểm nhập(Kiểm kê, kiểm nhập không trung thực) sẽ bị hạ tối thiểu 01 bậc bình xét thi đua hưởng thu nhập tăng thêm của (Quý) theo quyết định của Hội đồng thi đua khen thưởng Bệnh viện; đồng thời phải bồi thường giá trị tài sản bị thiếu theo nguyên giá ban đầu.
Ngoài ra còn một số các khoản chi khác như: chi công tác phí; chi hội nghị được thực hiện theo theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND.
- Các khoản chi khác:
Qua bảng 3.9 ta thấy, các khoản chi khác của bệnh viện chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi thường xuyên của bệnh viện. Năm 2017, các khoản chi khác của
bệnh viện đạt 1.721 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1% trong tổng chi thường xuyên của bệnh viện. Năm 2018, các khoản chi khác của bệnh viện đạt 1.879,9 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.9 trong tổng chi thường xuyên. Năm 2019, các khoản chi khác đạt 4.818,6 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,3% trong tổng chi thường xuyên của bệnh viện. Tuy các khoản chi khác chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi của bệnh viện, song bệnh viện vẫn quy định rõ trong chi tiêu nội bộ như: chi đào tạo được thực hiện theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2107 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức, công chức; Chi nghiên cứu khoa học được thực hiện chi cho công tác tổ chức nghiệm thu đề cương, đề tài, mức chi được thực hiện theo quy định hiện hành; Chi hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật như chi hỗ trợ chuyên gia từ các đơn vị tuyến trung uơng hoặc tuyến tỉnh về chuyển giao kỹ thuật hoặc giảng dạy theo nhu cầu của Bệnh viện, mức chi theo quy định hiện hành; chi cho công tác Đảng được thực hiện theo Quyết định số 84/QĐ-TW ngày 01/10/2003 của Ban Chấp hành TW về việc ban hành quy định chế độ chi hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng các cấp;
Ngoài ra còn các khoản chi khác như Chi các khoản phí và lệ phí, chi bảo hiểm phương tiện, chi hỗ trợ khác: Thanh toán thực tế theo hợp đồng và hoá đơn của đơn vị cung ứng dịch vụ. Chi tiếp khách: Chi nước uống, mức chi tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày. Chi mời cơm thân mật: Mức chi tối đa không quá 150.000 đồng/01 suất, đối với trường hợp tiếp tại thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà và các địa bàn ngoài tỉnh và không quá 100.000 đồng/suất tại các huyện còn lại.
Như vậy, ta thấy chi thường xuyên của bệnh viện tăng lên, đặc biệt là hai khoản chi cho thanh toán cá nhân và chi hàng hóa, dịch vụ cho thấy thu nhập của cán bộ viên chức và người lao động của bệnh viện được nâng lên, đồng thời chất lượng dịch vụ của bệnh viện tăng, làm cho các bệnh nhân yên tâm sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện mà không phải chuyển lên tuyến trung ương.
* Chi không thường xuyên:
Qua bảng 3.8 ta thấy, chi không thường xuyên của bệnh viện có xu hướng giảm dần, từ 52.0983,4 triệu đồng năm 2017 giảm xuống còn 38.621,6 triệu đồng
vào năm 2019. Tỷ trọng của chi không thường xuyên cũng giảm qua các năm, năm 2017 chi không xuyên chiếm 22,8% đến năm 2019, chi không thường xuyên chỉ còn chiếm 15,6%.
Chi không thường xuyên của bệnh viện bao gồm các khoản chi thanh toán cá nhân, chi hàng hóa, dịch vụ, chi hỗ trợ và bổ sung, và các khoản chi khác. Các khoản chi không thường xuyên của bệnh viện là các khoản chi do NSNN. Mặc dù bệnh viện là đơn vị sự nghiệp công lập có thu thực hiện theo Nghị định Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động,