5. Bố cục luận văn
4.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán thu-chi
Qua nghiên cứu và đánh giá thực tế về quy trình và phương pháp lập dự toán tại Bệnh viện cho thấy còn thấy một số hạn chế cần phải khắc phục. Việc hoàn thiện quy trình và phương pháp lập dự toán hoạt động là rất cần thiết và là tiền đề để phục vụ cho nội dung lập dự toán được hợp lý và xác thực hơn.
Bệnh viện cần xây dựng quy định cụ thể từng bước và giao trách nhiệm cho từng bộ phận cả về thời gian và công việc. Những bộ phận được giao trách nhiệm phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động, quản lý tài sản,... của từng khoa, phòng để khi có để nghị nhu cầu về chi phí thì có thể xác định được là có hợp lý hay không. Từ đó sẽ giảm được về thời gian để thẩm định lại.
Khi Bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ thì cơ cấu giá áp dụng tại Bệnh viện sẽ bao gồm các khoản chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao TSCĐ. Vì vậy nguồn thu tại Bệnh viện tính đầy đủ các chi phí trên.
Bước đầu tiên để phục vụ công tác lập dự toán nguồn thu, Phòng TCKT và Phòng KHTH phải lập dự báo về số lượt bệnh nhân đến khám và chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Cụ thể tỷ lệ bệnh nhân khám thanh toán viện phí trực tiếp theo tỷ lệ tăng của bệnh nhân nội trú sẽ thấp hơn bệnh nhân ngoại trú. Lí do hiện nay nước ta đang thực hiện lộ trình “Bảo hiểm toàn dân” nên số lượng bệnh nhân có thẻ BHYT sẽ tăng lên, tuy nhiên nếu khám chữa bệnh ngoại trú vượt tuyến sẽ không được hưởng. Vì vậy, bệnh nhân khám BHYT cũng sẽ tăng khá cao.
Các bước tiếp theo thuộc trách nhiệm của Phòng TCKT đó là phân tích tình hình kinh tế, xã hội thực tế như lộ trình áp dụng Thông tư 37/2015 về giá khám chữa bệnh BHYT. Sau khi phân tích và ước tính các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu giá. Phòng TCKT sẽ tổng hợp và lập dự toán nguồn thu tương ứng với số lượt bệnh nhân được dự báo.
Để thuận lợi cho quá trình quản trị hoạt động của Bệnh viện, kế toán quản trị chi phí cần phải tách riêng so với kế toán tài chính. Các chi phí nên được phân loại
theo đối tượng chịu chi phí tức là thông tin về chi phí cần phân định rõ ràng giữa chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí quản lý để giúp cho quá trình kiểm soát và tiết kiệm được những chi phí không cần thiết. Cụ thể cách phân loại như sau:
* Chi phí trực tiếp bao gồm:
- Chi phí NVLTT: thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
+ Tiền lương: Tiền lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật (sau đây gọi tắt là phụ cấp đặc thù) theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.
* Chi phí gián tiếp là chi phí chung như: điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; Chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ; Khấu hao TSCĐ,... phục vụ trực tiếp cho công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện.
* Chi phí quản lý: bao gồm chi phí tiền lương, tiền công; các khoản chi khác phục vụ cho khối cán bộ quản lý tại Bệnh viện.
Đồng thời trong kế toán quản trị cần phải xây dựng hệ thống chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động như xây dựng hệ thống biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
* Định phí: Bao gồm:
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là chi phí toàn bộ máy móc thiết bị sử dụng trong bệnh viện, gồm cả thiết bị sử dụng trong chuyên môn và thiết bị văn phòng.
Chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định: Là chi phí sữa chữa các máy móc thiết bị y tế dùng trong chuyên môn, trong quản lý như các máy chụp chiếu XQ, máy siêu âm, các loại máy xét nghiệm, máy vi tính,...
một số khoản mục chi phí cố định hàng năm như chi phí về khoán văn phòng phẩm, khoán điện thoại, công tác phí.
* Biến phí: Khi bước vào cơ chế tự chủ có thể chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương tại Bệnh viện sẽ phụ thuộc vào hoạt động chuyên môn của Bệnh viện.
Chi phí thuốc, hóa chất, VTYT: Phụ thuộc vào lượng bệnh nhân điều trị và diễn biến bệnh của bệnh nhân. Đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí tại Bệnh viện và có mức biến động lớn.
Chi phí quản lý hành chính (Chi phí sử dụng điện, nước, chi phí đào tạo, xăng dầu (nhiên liệu) vận chuyển, …)