Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh lào cai (Trang 43)

5. Bố cục luận văn

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu sử dụng trong luận văn này là phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Các số liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu sau:

Chế độ tài chính kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.

Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

Báo cáo tài chính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2017-2019. Thu thập thông tin từ những tài liệu có sẵn, các tài liệu được thu thập từ các

văn bản, quyết định, động chuyên môn của bệnh viện đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, thông tư hướng dẫn của Chính Phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bệnh viện. Các thông tin về hoạt công trình và đề tài khoa học trong nước và mạng internet.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.

2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được điều tra thông qua phiếu khảo sát các đối tượng có liên quan như: lãnh đạo đơn vị, các cán bộ làm công tác quản lý tài chính của đơn vị, các cán bộ nhân viên của đơn vị.

Phiếu khảo sát được xây dựng bao gồm 2 phần chính: - Phần thông tin cơ bản của người được hỏi

- Nội dung khảo sát lấy ý kiến cán bộ quản lý, chuyên viên phòng tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm: Công tác lập dự toán; Công tác chấp hành dự toán; Công tác quyết toán; Công tác thanh tra, kiểm tra.

Quy mô mẫu khảo sát:

Tổng số cán bộ, công chức quản lý tài chính của bệnh viện gồm: Cán bộ Sở Tài chính quản lý trực tiếp 01 người, Cán bộ Sở Y tế quản lý trực tiếp 01 người, cán bộ viên chức và người lao động của Bệnh viện năm 2018 là 694 người. Quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005)

n = NZ 2 p(1-p) = 694*(1.96) 2. (0.5).(1 - 0.5) = 247,7 Nd2 + Z2 p(1-p) 694* (0.05)2+ (1.96)2.(0.5).(1- 0.5)

n = Quy mô mẫu mong muốn

Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50%

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05

quy mô điều tra phù hợp, tránh sai sót trong quá trình điều tra, quy mô mẫu được lựa chọn điều tra là 250 phiếu. Số phiếu điều tra được phát ra là 250 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 250 phiếu. Thời gian điều tra từ 15/12/2019 đến 15/01/2020.

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý.

Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert được sử dụng trong luận văn Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

5 4,21 - 5,00 Rất tốt 4 3,41- 4,20 Tốt 3 2,61 - 3,40 Trung bình 2 1,81 - 2,60 Kém 1 1,00 - 1,80 Rất kém 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Từ những số liệu thu thập được tác giả tiến hành xử lý số liệu bằng cách dùng phần mềm Microsoft Excel 2010. Nhờ vậy sẽ thống kê được chính xác các số liệu theo hàng dọc hàng ngang, kết quả sẽ tự động thay đổi tùy theo mỗi thay đổi tác giả thực hiện trong hàng hoặc cột, lại vừa có thể phân tích số liệu theo nhóm khi tiến hành các thao tác rút, trích hoặc sử dụng các hàm.

Tổng hợp tài liệu tham khảo, phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu theo các nội dung có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài.

Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để mô tả các số liệu thu thập được, phản ánh các hiện trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Từ đó có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của Bệnh viện C Thái Nguyên trong những năm tiếp theo.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu dùng để so sánh công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của các năm với nhau và so sánh trong cùng một thời điểm hoặc ở thời điểm khác nhau.

Phương pháp này còn dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng, xu hướng vận động của các hiện tượng nghiên cứu. Giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối:

Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y: Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

100 k k R (%) Y Y   Trong đó: + Yk: Số liệu thành phần. + Y: Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.

1 1 100 t t y t Y Y R (%) Y       Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá công tác lập dự toán

- Dự toán đầu tư kinh phí thu của bệnh viện: tổng thu, NSNN giao và thu phí, lệ phí từ hoạt động của bệnh viện được nhà nước để lại.

- Dự toán chi: tổng kinh phí sử dụng, chi thường xuyên và chi không thường xuyên, chi dự án, chi đầu tư xây dựng cơ bản.

2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá công tác chấp hành dự toán

- Phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí theo dự toán; - Tính nghiêm túc trong chấp hành dự toán thu chi;

- Điều chỉnh dự toán kịp thời theo nhu cầu thực tế phát sinh

2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá công tác quyết toán

* Các chỉ số tài chính sử dụng để đánh giá nguồn thu của bệnh viện như: - Tỷ lệ và mức tăng, giảm thu so với các năm trước;

- Tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp so với tổng thu;

- Tỷ lệ thu trực tiếp (viện phí) từ người bệnh so với tổng thu và tỷ số thu từ BHYT; - Tỷ lệ tăng, giảm thu viện phí so với các năm trước;

- Phân bổ tỷ lệ các nguồn thu tổng thể và từng nhóm thu;

- Bình quân thu ngân sách nhà nýớc và khoản thu khác cho một giường bệnh/ nãm và mức biến động.

Các chỉ số đánh giá trên đây có ý nghĩa kinh tế và xã hội khác nhau:

Các chỉ số về nguồn thu của bệnh viện nói lên mức tăng thu với các năm trước. Nếu lưu động bệnh nhân không giảm, thông thường phải có mức thu tăng hàng năm tương ứng với mức tăng đầu tư cho bệnh viện. Trường hợp tăng quá nhiều hoặc không tăng tương ứng với lưu lượng bệnh nhân cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Nguồn thu ngân sách và BHYT càng chiếm tỷ trọng lớn thì mức tăng thu càng nhiều, khả năng đảm bảo hoạt động bệnh viện càng cao và ngược lại, nếu tăng từ thu trực tiếp của người bệnh thì tăng nguy cơ người nghèo không đến được bệnh viện để chữa bệnh, ảnh hưởng đến tính công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế đối với người bệnh.

Chỉ số bình quân thu ngân sách nhà nước và từ khoản thu khác cho một bệnh giường/năm cho thấy mức biến động bình quân 1 giường bệnh /năm nhận được bao nhiêu tiền từ ngân sách, bao nhiêu từ thu trực tiếp.

- Cơ cấu, nguồn thu

* Nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp là nguồn tài chính quan trọng và chủ yếu để phát triển giáo dục ở nước ta NSNN cấp bao gồm:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo quản một phần kinh phí.

- Vốn đối ứng các dự án do cấp có thẩm quyển phê duyệt. - Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.

- Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phí nhà nước thanh toán cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước giao, theo giá và khung giá do nhà nước quy định.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo dự án và kế hoạch hàng năm.

* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp ngoài NSNN bao gồm:

- Thu phí, lệ phí - Thu khám sức khỏe - Thu đào tạo ngắn hạn - Thu khác

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối nguồn thu qua các năm: phản ánh sự biến động về mức độ tăng (giảm) tuyệt đối của các nguồn thu của bệnh viện.

T= Ti - Ti-1 (i=2,3…n)

Trong đó:

Ti: Nguồn thu năm i Ti-1: Nguồn thu năm i-1

- Tốc độ tăng trưởng các nguồn thu: phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của nguồn thu năm sau so với năm trước

Tốc độ tăng trưởng năm sau =

Nguồn thu năm sau

x 100 (%) Nguồn thu năm trước

2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chi - Cơ cấu chi - Cơ cấu chi

* Chi thường xuyên

- Chi cho cá nhân

- Chi nghiệp vụ chuyên môn - Chi mua sắm, sửa chữa - Chi thường xuyên khác

* Chi không thường xuyên

- Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia - Chi không thường xuyên khác

*Chi khác

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối khoản chi qua các năm: phản ánh sự biến động về mức độ tăng (giảm) tuyệt đối của các khoản chi của bệnh viện.

C= Ci - Ci-1 (i=2,3…n)

Ci: Nguồn thu năm i Ci-1: Nguồn thu năm i-1

- Tốc độ tăng (giảm) các khoản chi: phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của các khoản chi năm sau so với năm trước.

Tốc độ tăng

trưởng năm sau =

Khoản chi năm sau

x 100 (%) Khoản chi năm trước

- Chi vượt kế hoạch = Thực chi - Dự toán chi

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong năm thực hiện tổng các khoản chi đã thực hiện và dự toán chi có sự chênh lệch hay không để có những giải pháp cho bộ phận quản lý tài chính của bệnh viện xem xét việc lập dự toán đã đúng và sát với thực tế hay chưa, thực hiện chi đã phù hợp hay vẫn còn nhiều bất cập để thay đổi…

2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá công tác trích lập và sử dụng quỹ

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. ). Quỹ này được trích lập đầu tiên và mức trích lập tối thiểu 25%

- Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.

Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác. Hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong đơn vị.

- Quỹ khen thưởng: Để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng) theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LÀO CAI

3.1. Tổng quan về bệnh viện đa khoa tỉnh lào cai

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai được thành lập trên cơ sở sát nhập hai bệnh viện Đa khoa số I và Đa khoa số II của tỉnh theo Quyết định số 3104/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là bệnh viện đa khoa hạng I, là cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh trực thuộc Trung ương, là bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Lào Cai với các nhiệm vụ như: cấp cứu – khám, chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật, phòng bệnh, hợp tác kinh tế y tế…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh lào cai (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)